I. NHIỆM VỤ, YÊU CẦU
- Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Ghi lại đúng phần vần của tiếng (từ 8 đến 10 tiếng) trong bài tập 2; chép đúng vần của các tiếng vào mô hình, theo yêu cầu BT3.
- Giáo dục học sinh một số kĩ năng sống.
II. CHUẨN BỊ :
- Vở Bài tập TV5; Bảng phụ - THDC2003
13 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1029 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5B Tuần 2 Trường Tiểu học Yên Lâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n dò
- GV nhận xét tiết học, lớp bình chọn bạn viết hay nhất.
- Chuẩn bị tiết sau: Quan sát một cơn mưa và ghi lại kết quả.
BT1: Tìm những hình ảnh đẹp em thích trong mỗi bài văn dưới đây:
Bài :
Rừng trưa
Bài :
Chiều tối
BT2: Dựa vào dàn ý đã lập ở tuần 1, em hãy viết một đoạn văn tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong vườn cây (hoặc trên cánh đồng).
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Ngày dạy Thứ năm ngày 25 tháng 8 năm 2011
Luyện từ và câu: 4
luyện tập về từ đồng nghĩa
I. Mục đích yêu cầu
Tìm được các từ đồng nghĩa trong đoạn văn BT1; xếp được các từ vào các nhóm từ đồng nghĩa BT2.
Biết viết đoạn văn miêu tả khoảng 5 câu có sử dụng một số từ đồng nghĩa BT3.
- Giáo dục học sinh một số kĩ năng sống.
II. Chuẩn bị :
- Vở Bài tập TV5; bảng phụ - THDC2003
viết những từ ngữ ở BT2.
III. Lên lớp
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
A. Bài cũ : HS làm lại bài 4 tiết trước.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài : GV nêu MĐ, YC tiết học.
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
a) BT1. HS đọc nội dung bài tập.
- HS đọc thầm suy nghĩ và làm bài cá nhân vào vở bài tập.
- HS báo cáo kết quả.
- Cả lớp nhận xét kết quả.
- GV kết luận, đánh giá.
b) BT2. HS đọc yêu cầu BT.
- HS trao đổi với bạn bên cạnh để hiểu rõ yêu cầu.
- HS làm bài theo cặp.
- Đại diện các cặp trình bày, các bạn nhận xét.
- GV treo bảng phụ chốt lại lời giải đúng.
c) BT3 : HS đọc thầm nêu yêu cầu bài tập, GV nhấn mạnh yêu cầu.
- HS làm bài cá nhân vào vở bài tập; HS nối tiếp nhau đọc kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét tuyên dương, khen ngợi những cá nhân có bài viết hay.
3. Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học
Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh đoạn văn bài tập 3.
BT1: Tìm những từ đồng nghĩa trong đoạn văn sau : mẹ, má, u, bu, bầm, mạ
BT2: Xếp các từ đã cho dưới đây thành từng nhóm từ đồng nghĩa :
Nhóm : bao la, mênh mông, bát ngát, thênh thang
Nhóm : lung linh, long lanh, lóng lánh, lấp loáng, lấp lánh.
Nhóm : Vắng vẻ, hiu quạnh, vắng teo, vắng ngắt, hiu hiu.
BT3: Viết một đoạn văn khoảng 5 câu, trong đó có dùng một số từ nêu ở bài tập 2.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Toán : 9
hỗn số
I. Mục tiêu :
- Biết đọc, viết hỗn số; biết hỗn số có phần nguyên và phần phân số.
(BT cần làm 1, 2a – HS nào có khả năng làm thêm các bài còn lại.)
- Giáo dục học sinh một số kĩ năng sống.
II. Chuẩn bị
- Các tấm bìa vẽ và cắt như SGK
III. các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Bài cũ : HS chữa lại bài tiết trước
B. Bài mới
1. Giới thiệu về hỗn số
- Gv gắn 2 hình tròn và hình tròn lên bảng; Hỏi Hs có bao nhiêu hình tròn ?
- GV giúp HS tự nêu được : “Có 2 hình tròn và hình tròn”
- GV :Ta viết gọn là 2; 2 là hỗn số.
- GV chỉ vào hỗn số giới thiệu về hỗn số: Đọc, viết ,các phần của hỗn số. Cho HS nhắc lại.
- GV ghi vài hỗn số cho HS thực hành đọc, xác định các phần.
2. Hướng dẫn HS thực hành
BT1 : HS nhìn vào hình vẽ nêu hỗn số tương ứng, HS đọc, chỉ ra các phần.
Lưu ý cho nhiều học sinh đọc cho quen.
BT2 : HS làm bài cá nhân rồi chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò
- GV tóm tắt nội dung chính của tiết học, nhận xét tiết học.
- Dặn HS làm các ý còn lại ở nhà, chuẩn bị cho tiết học sau.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Ngày dạy Thứ sáu ngày 26 tháng 8 năm 2011
Tâp làm văn : 4
luyện tập làm báo cáo thống kê
I. Mục đích yêu cầu
- Nhận biết được bảng số liệu thống kê, hiểu cách trình bày số liệu thống kê dưới hai hình thức: nêu số liệu và trình bày bảng (BT1).
- Thống kê được số học sinh trong lớp theo mẫu (BT2).
- Giáo dục học sinh một số kĩ năng sống.
II. Chuẩn bị :
Vở Bài tập TV5
Bút dạ và một số tờ phiếu ghi mẫu
III. Lên lớp
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
A. Bài cũ : Đọc đoạn văn tả cảnh đã viết lại ở nhà
B. Bài mới
1.Giới thiệu bài : Như SGV
2.Hướng dẫn học sinh làm bài tập
a) BT1. HS đọc nội dung bài tập
- HS làm việc cá nhân, nhìn bảng thống kê trong bài “Nghìn năm văn hiến” trả lời lần lượt các câu hỏi trong SGK.
- Cả lớp và GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.
b) BT2. HS đọc yêu cầu BT.
- GV phát phiếu cho từng nhóm làm việc.
- HS đính bài lên bảng và trình bày kết quả.
- Tổ chức cho HS nhận xét đánh giá.
- GV nhấn mạnh tác dụng của bảng thống kê, cách lập bảng thống kê.
- HS chữa bài vào vở bài tập.
3..Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học.
HS ghi nhớ cách lập bảng thống kê.
BT1: Đọc lại bài Nghìn năm văn hiến, trả lời câu hỏi:
a) Nhắc lại các số liệu thống kê trong bài.
b) Các số liệu thống kê trên được trình bày dưới hình 2 hình thức :
- Nêu số liệu và trình bày theo bảng.
c) Các số liệu thống kê trên có tác dụng giúp người đọc dễ tiếp nhận thông tin, dễ so sánh.
- Tăng sức thuyết phục cho nhận xét về truyền thống văn hiến lâu đời của nước ta.
BT2: Thống kê số học sinh trong lớp theo các yêu cầu sau:
Tổ
Số HS
HS nữ
HS nam
HS giỏi, tiên tiến
Tổ 1
Tổ 2
Tổ 3
Tổ 4
Tổng số HS trong lớp
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Toán : 10
hỗn số (tiếp theo)
I. Mục tiêu :
- Biết chuyển một hỗn số thành một phân số và vận dụng vào các phép tính cộng, trừ, nhân, chia hai phân số để làm bài tập.
(BT cần làm bài 1(3 hỗn số đầu), bài 2a,c; bài 3a,c – HS nào có khả năng làm thêm phần còn lại.)
- Giáo dục học sinh một số kĩ năng sống.
II. Chuẩn bị
III. các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Bài cũ : HS chữa lại bài tiết trước
B.Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS chuyển một hỗn số thành phân số
- Giúp HS tự phát hiện vấn đề: Dựa vào hình ảnh trực quan (GV đính lên bảng)
để nhận ra : Có hỗn số và nêu vấn đề : = ( tức là hỗn số có thể chuyển thành phân số nào ?)
- GV hướng dẫn HS chuyển hỗn số thành tổng: = 2 + = =
- HS nêu cách chuyển hỗn số thành phân số rồi khái quát thành cách chuyển một hỗn số thành phân số.
- Cho vài HS nhắc lại.
3. HS thực hành
- HS làm các bài tập 1, 2, 3.
- HS báo cáo kết quả, GV lưu ý đến đối tượng HS yếu.
- Khi chữa có thể yêu cầu HS giải thích kết quả, chấm một số vở khuyến khích HS.
4. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS làm các ý còn lại ở nhà, chuẩn bị cho tiết học sau.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
BGH kí duyệt:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
tuần : 3
Ngày dạy Thứ hai ngày tháng năm 2011
Tập đọc : 5
Lòng dân (Phần 1)
Nguyễn Văn Xe
I. Mục đích yêu cầu
1. Biết đọc đúng một văn bản kịch:
- Biết ngắt giọng đủ để phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật; đọc đúng ngữ điệu của câu hỏi, kể, cảm, cầu khiến.
- Giọng đọc thay đổi linh hoạt phù hợp với tính cách nhân vật và tình huống căng thẳng, đầy kịch tính của vở kịch. Biết đọc diễn cảm theo cách phân vai.
2. Hiểu nội dung, ý nghĩa phần một của vở kịch : Ca ngợi Dì Năm dũng cảm, mưa trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.
- Giáo dục học sinh một số kĩ năng sống.
II. Chuẩn bị : Bảng phụ - THDC2003
ghi sẵn đoạn kịch cần hướng dẫn luyện đọc diễn cảm.
III. Lên lớp
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
A. Bài cũ : Đọc thuộc lòng khổ thơ em thích trong bài thơ “Sắc màu em yêu”.
B.Bài mới
1. Giới thiệu bài : ở lớp 4, các em đã được làm quen với trích đoạn kịch ở Vương quốc tương lai. Hôm nay, các em sẽ học phần đầu của trích đoạn kịch Lòng dân. Đây là vở kịch được giải thưởng Văn nghệ trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Tác giả vở kịch là Nguyễn Văn Xe đã hi sinh trong kháng chiến chống Pháp.
Với trích đoạn này các em sẽ được luyện đọc một văn bản kịch, đồng thời hiểu tấm lòng của nhân dân Nam Bộ với Cách mạng.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- 1 HS khá giỏi đọc lời giới thiệu nhân vật, cảnh trí và thời gian, tình huống diễn ra vở kịch.
- GV đọc diễn cảm đoạn trích.
- HS quan sát tranh minh hoạ những nhân vật trong màn kịch.
- GV chia đoạn cho HS đọc nối tiếp. (Đoạn 1: Từ đầu đến Chồng tui. Thằng này là con; đoạn 2 tiếp đến ngồi xuống! … Rục rịch tao bắn; đoạn 3 phần còn lại.)
- Đọc nối tiếp lần 1, GV kết hợp sửa lỗi phát âm, lỗi ngắt giọng, nhấn giọng.
- HS đọc nối tiếp lần 2, GV hướng dẫn HS hiểu nghĩa các từ khó.
- HS đọc theo cặp.
- 1- 2 HS đọc toàn màn kịch.
b) Tìm hiểu bài : HS trả lời các câu hỏi:
- Chú cán bộ gặp chuyện gì nguy hiểm ?
- Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ ?
- Chi tiết nào trong đoạn trích làm em thích thú nhất?
GV chốt lại ý kiến đúng
c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
- Đọc phân vai (5 vai:Dì Năm, An, chú Cán Bộ, Lính và Cai), HS thứ sáu làm người dẫn truyện.
1. Luyện đọc:
- Luyện đọc các từ : Hổng thấy, tui, lẹ…
- Giải nghĩa các từ : Cai, hổng thấy, thiệt, quẹo vô, lẹ, ráng.
2. Tìm hiểu bài:
a) Chú cán bộ bị bọn giặc đuổi bắt chạy vào nhà Dì Năm.
b) Dì Năm đưa cho chú cán bộ một chiếc áo khác để thay, cho bọn giặc không nhận ra; rồi bảo chú ngồi xuống vờ ăn cơm, làm như chú là chồng dì.
File đính kèm:
- tuan 2.doc