1. Biết đọc đúng một văn bản kịch. Cụ thể:
- Đọc phân biệt lời nhân vật (anh Lê, anh Thành), lời tác giả.
- Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu khiến, câu hỏi, phù hợp với tính cách, tâm trạng từng nhân vật.
- Biết phân vai đọc diễn cảm đoạn kịch.
2. Hiểu nội dung phần 1 của trích đoạn kịch: Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân.
23 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1306 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 5B Tuần 19 Trường Tiểu học Yên Lâm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i dương.
b.Hoạt động 2 : Làm việc theo cặp
- HS dựa vào bảng số liệu về diện tích các châu lục và câu hỏi SGK, nhận xét về diện tích châu á so với các châu lục.
- Các nhóm trao đổi trước lớp.
- Gv kết luận: Châu á có diện tích lớn nhất trong các châu lục trên thế giới.
2. Đặc điểm tự nhiên
c) Hoạt động 3: làm việc cá nhân sau đó làm việc theo nhóm.
- HS quan sát hình 3, sử dụng phần chú giải, nhận biết các khu vực của châu á. Sau đó HS nêu tên theo kí hiệu a, b, c, d, đ của hình 2 rồi tìm chữ ghi tương ứng ở các khu vực trên.
- HS trao đổi nhóm để kiểm tra lẫn nhau.
- Yêu cầu một số nhóm báo cáo kết quả.
- Yêu cầu HS nhắc lại tên các cảnh thiên nhiên và nhận xét về sự đa dạng của thiên nhiên châu á.
4.Hoạt động 4: HS làm việc cá nhân và sau đó hoạt động cả lớp.
- HS sử dụng hình 3, nhận biết kí hiệu núi, đồng bằng và ghi tên chúng ra giấy nháp; đọc thầm tên các dãy núi và đồng bằng.
- Yêu cầu HS đọc tên các dãy núi và đồng bằng.
- GVnhận xét câu trả lời của HS , bổ sung hoàn chỉnh câu trả lời.
- GV kết luận: Châu á có nhiều dãy núi và đồng bằng lớn. Núi và cao nguyên chiếm phần lớn diện tích.
3. Củng cố, dặn dò
- HS đọc tóm tắt SGK; Gv nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị tiết sau.
Toán : 94
hình tròn, đường tròn
I. Mục tiêu : Giúp học sinh :
- Nhận biết được hình tròn, đường tròn và các yếu tố của hình tròn như tâm, bán kính, đường kính.
- Biết sử dụng com pa để vẽ hình tròn.
II. Chuẩn bị
- Bảng phụ, bộ đồ dùng học toán 5; com pa, thước kẻ.
III. các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Bài cũ : HS chữa lại bài tiết trước.
B.Bài mới
1. Giới thiệu bài
2.Giới thiệu về hình tròn, đường tròn
- Gv đưa ra mô hình hình tròn trong bộ đồ dùng học toán 5 và nói: Đây là hình tròn.
- GV dùng com pa vẽ trên bảng một hình tròn rồi nói: “Đầu chì của com pa vạch ra một đường tròn. HS thực hành vẽ trên giấy một hình tròn.
- GV giới thiệu cách tạo một bán kính hình tròn. Chẳng hạn: Lấy một điểm A trên đường tròn, nối tâm O với điểm A, đoạn thẳng OA là bán kính hình tròn.
- HS tìm tòi phát hiện đặc điểm : “Tất cả các bán kính hình tròn đều bằng nhau”
- GV giới thiệu cách tạo một đường kính hình tròn. Hướng dẫn HS tìm đặc điểm của các đường kính và tìm mối quan hệ giữa đường kính với bán kính hình tròn.
3. Thực hành
- Bài 1, 2 rèn kĩ năng sử dụng com pa để vẽ hình tròn.
- Rèn kĩ năng vẽ phối hợp đường tròn với hai nửa hình tròn.
4. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS vẽ các đường tròn với các bán kính khác nhau , chuẩn bị cho tiết học sau.
Kĩ thuật : 19
Nuôi dưỡng gà
I. Mục tiêu : Hs biết :
- Nêu được mục đích, ý nghĩa của việc chăm sóc gà.
- Biết cách cho gà ăn uống.
- Có ý thức nuôi dưỡng chăm sóc gà.
II. Chuẩn bị
1. Hình minh hoạ cho nội dung SGK (nếu có)
III. các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Bài cũ
B.Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục đích yêu cầu tiết học.
2. Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà.
- GV nêu khái niệm về nuôi dưỡng.
- HS đọc nội dung mục 1 SGK, Gv đặt câu hỏi gợi ý dẫn dắt HS nêu mục đích và ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà.
- GV tóm tắt nội sung chính của hoạt động: Nuôi dưỡng gà gồm 2 công việc chủ yếu … nhằm cung cấp nước và các chất cần thiết cho gà . Nuôi dưỡng gà hợp lí sẽ giúp cho gà khoẻ mạnh, lớn nhanh sinh sản tốt.
3. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách cho gà ăn uống
a) Cách cho gà ăn:
- HS đọc thầm nội dung mục 2.
- HS nêu cách cho gà ăn uống ở từng thời kì sinh trưởng; HS liên hệ ở địa phương và gia đình.
- Gợi ý cho HS nhớ lại nội dung học tập ở lớp 4 để trả lời câu hỏi mục 2 SGK.
- GV nhận xét và giải thích, tóm tắt nội dung chính theo như SGK.
b) Cách cho gà ăn uống
- HS nêu vai trò của nước đối với đời sống của động vật.
GV nhận xét và giải thích.
- HS đọc mục 2b và nêu cách cho gà ăn uống.
- GV nhận xét tóm tắt cách cho gà ăn uống: Khi nuôi gà cho gà ăn đủ lượng, đủ chất và hợp vệ sinh bằng cách cho gà ăn nhiều loại thức ăn phù hợp với nhu cầu về dinh dưỡng ở từng thời kì sinh trưởng của gà và thường xuyên cung cấp đủ nước cho gà uống. Thức ăn nước uống phải sạch, không bị ôi, mốc và được đựng trong máng sạch.
4. Hoạt động 3 : Đánh giá kết quả học tập
- HS trả lời các câu hỏi cuối bài
- GV nhận xét, kết luận.
5. Củng cố, dặn dò.
- GVnhận xét tinh thần thái độ học tập của học sinh.
- Dặn HS đọc trước bài tiếp theo.
Ngày dạy Thứ sáu ngày 28 tháng12 năm 2007
Tập làm văn : 38
luyện tập tả người
i. Mục đích yêu cầu
- Củng cố kiến thức về dựng đoạn kết bài.
- Viết được đoạn kết bài cho bài văn tả người theo hai kiểu : Mở rộng và không mở rộng.
ii. Chuẩn bị :
- Vở Bài tập TV5; bảng phụ ghi kiến thức về hai kiểu mở bài đã học ở lớp 4.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
A.Bài cũ : Đọc lại đoạn mở bài đã viết lại.
B.Bài mới
1. Giới thiệu bài : như SGV; Gv mời 1 HS nhắc lại kiến thức đã học về hai kiểu mở bài đã học ở lớp 4.
- GV mở bảng phụ, HS đọc.
2 .Hướng dẫn học sinh luyện tập
a) Bài tập 1: Một HS đọc nội dung bài tập.
- Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn, suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
- HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến, GV nhận xét, kết luận:
+ Kết bài a: Kết bài theo kiểu không mở rộng : tiếp nối lời tả về bà, nhấn mạnh tình cảm với người được tả.
+ Đoạn kết bài b : kết bài theo kiểu mở rộng : sau khi tả bác nông dân, nói về tình cảm với bác, bình luận về vai trò của người nông dân đối với xã hội.
b) Bài tập 2: HS đọc yêu cầu BT và đọc lại 4 đề văn ở BT2 tiết Luyện tập tả người (dựng đoạn mở bài) trang 12.
- Gv giúp HS hiểu yêu cầu đề bài.
- HS nói tên đề bài mà em đã chọn.
- HS viết đoạn kết bài.
- Nhiều HS đọc nối tiếp nhau đoạn kết bài đã viết. Mỗi em đều nói rõ kết bài của mình viết theo kiểu mở rộng hoặc không mở rộng. Cả lớp và GV nhận xét, góp ý.
- Bình chọn bạn có kết bài hay.
3. Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại kiến thức về hai kiểu kết bài trong văn tả người.
- GV nhận xét tiết học. Yêu cầu những HS viết đoạn kết bài chưa đạt về nhà viết lại.
Bài 1: Đọc hai đoạn kết bài dưới đây và cho biết cách kết bài ở hai đoạn có gì khác nhau?
Bài 2: Hãy viết hai đoạn kết bài theo hai cách đã biết cho một trong bốn đề văn sau:
Tả một người thân trong gia đình.
Tả một người bạn cùng lớp hoặc người bạn ở gần nhà.
Tả một ca sĩ đàng biểu diễn.
d) Tả một nghệ sĩ hài đang biểu diễn.
Toán : 95
chu vi hình tròn
I. Mục tiêu : Giúp học sinh :
- Giúp HS nắm được quy tắc, công thức tính chu vi hình tròn và biết vận dụng để tính chu vi hình tròn.
II. Chuẩn bị
III. các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Bài cũ : HS vẽ hình tròn với bán kính cho trước.
B.Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Giới thiệu công thức tính chu vi hình tròn
- GV giới thiệu công thức tính chu vi hình tròn như SGK.
- SH tập vận dụng công thức qua ví dụ 1 và 2.
3. Thực hành
Bài 1 và bài 2 vận dụng trực tiếp công thức tính chu vi hình tròn và củng cố kĩ năng tính nhân các số thập phân.
- HS tự làm sau đó đổi vở kiểm tra chéo lẫn nhau.
- HS báo cáo kết quả, GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 3: HS vận dụng công thức tính chu vi hình tròn trong giải các bài toán thực tế; chú ý yêu cầu HS tưởng tượng và ước lượng về kích cỡ của bánh xe nêu trong bài toán.
- HS ước lượng; HS thực hành tính, sau đó so sánh với ước lượng xem mình ước lượng như thế nào.
- HS báo cáo kết quả; Cả lớp nhận xét, đánh giá. GV kết luận.
4. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS làm các ý còn lại ở nhà, chuẩn bị cho tiết học sau.
Khoa học : 38, 39
sự biến đổi hoá học
I. Mục tiêu : Sau bài học HS biết :
- Phát biểu định nghĩa về sự biến đổi hoá học.
- Phân biệt sự biến đổi hoá học và sự biến đổi lí học.
- Thực hiện một số trò chơi liên quan đến vai trò của ánh sáng và nhiệt trong biến đổi hoá học.
II. Chuẩn bị
- Lon sữa bò, nến thìa có cán dài; đường kính trắng.
III. các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ : Thế nào là dung dịch ? nêu vài cách tách các chất trong dung dịch.
B. Bài mới
1. Hoạt động 1 : Thí nghiệm
a) Làm việc theo nhóm: nhóm trưởng điều khiển các bạn làm thí nghiệm và thảo luận các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm theo yêu cầu trong SGK sau đó ghi lại kết quả.
- Thí nghiệm 1: đốt một tờ giấy
+ Mô tả hiện tượng xảy ra.
+ Khi bị cháy, tờ giấy có giữ được tính chất ban đầu không ?
- Hướng dẫn HS làm thí nghiệm 2 tương tự như đối với thí nghiệm 1.
- Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả; các nhóm khác bổ sung. GV kết luận.
- Tiếp theo yêu cầu cả lớp trả lời câu hỏi:
+ Hiện tượng chất này bị biến đổi thành chất khác tương tự như hai thí nghiệm trên gọi là gì ?
+ Sự biến đổi hoá học gọi là gì ?
- GV kết luận. (như SGV)
2.Hoạt động 2 : Thảo luận
- Quan sát các hình trang 79 trả lời câu hỏi:
+ Trường hợp nào có sự biến đổi hoá học ? Tại sao bạn kết luận như vậy ?
+ Trường hợp nào là sự biến đổi lí học ? Tại sao bạn kết luận như vậy ?
- Đại diện mỗi nhóm trả lời một câu hỏi; Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận : Sự biến đổi chất này thành chất khác gọi là sự biến đổi hoá học.
3. trò chơi “Chứng minh vai trò của nhiệt trong biến đổi hoá học”.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn chơi trò chơi được giới thiệu trong trang 80 SGK.
- Từng nhóm giới thiệu các bức thư của mình với các nhóm khác
- Gv kết luận: Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dước tác dụng của nhiệt.
4. Thực hành xử lí thông tin trong SGK
- HS đọc thông tin, quan sát hình vẽ trả lời các câu hỏi mục thực hành trang 80 ,81 SGK.
- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả; mỗi nhóm trả lời một bài tập, nhóm khác bổ sung.
- Gv kết luận: Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của ánh sáng.
5. Củng cố, dặn dò
- GV tóm tắt nội dung bài học.
- Nhận xét tiết học; dặn HS chuẩn bị tiêt sau
Hoạt động 1 : HS làm việc theo nhóm, làm thí nghiệm và thảo luận hiện tượng xảy ra và ghi lại kết quả.
Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
Hoạt động cả lớp : trả lời câu hỏi.
quan sát hình và trả lời câu hỏi.
HS chơi trò chơi.
- Đọc thông tin quan sát hình vẽ trả lời các câu hỏi mục thực hành trang 80, 81 SGK.
.
Duyệt của BGH
File đính kèm:
- tuan 19.doc