BT1: Cả lớp đọc bài, các em ngồi gần nhau trao đổi về mẫu.
- Gv kiểm tra xem HS đã hiểu mẫu chưa.
- GV lưu ý HS , khi làm phép tính với các tỉ số phần trăm phải hiểu đây là làm tính với tỉ số phần trăm của cùng một đại lượng.
BT2: HS đọc và nêu yêu cách giải bài toán.
- Gv nhận xét, HS giải.
- Tổ chức cho HS nhận xét.
- GV kết luận: Tỉ số 90% (ở ý a) cho biết :coi kế hoạch là 100% thì đạt được 90% kế hoạch.
+ Tỉ số phần trăm 117,5 % (ở ý b) tỉ số này cho biết : coi kế hoạch là 100% thì đã thực hiện được vượt 17,5 % kế hoạch.
13 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1197 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5B Tuần 16 Trường Tiểu học Yên Lâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h nhẩm 5% của 1200 cây.
- Dựa vào kết quả tính nhẩm trên để tính 10%, 20%, 25% của 1200 cây.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS làm các ý còn lại ở nhà, chuẩn bị cho tiết học sau.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Tập làm văn : 31
tả người
(Kiểm tra viết)
i. Mục đích yêu cầu
- Viết được bài văn tả người hoàn chỉnh, thể hiện được sự quan sát chân thực, diễn đạt trôi chảy.
- Thông qua bài học giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
ii. Chuẩn bị :
- Vở Tập làm văn viết.
iii. Lên lớp
A.Bài cũ :
B.Bài mới
1. Giới thiệu bài : Trong tiết tập làm văn từ tuần 12 các em đã học văn miêu tả người (cấu tạo, quan sát, chọn lọc chi tiết, luyện tập tả ngoại hình, luyện tập tả hoạt động) trong tiết học hôm nay, các em sẽ thực hành viết một bài văn tả người hoàn chỉnh, thể hiện được kết quả đã học.
2. Hướng dẫn học sinh làm bài kiểm tra
- Một HS đọc 4 đề bài kiểm tra.
- Gv nhắc HS : Nội dung kiểm tra không xa lạ với các em vì đó là nội dung các em đã thực hành luyện tập, cụ thể các em đã quan sát ngoại hình hoặc hoạt động các nhân vật rồi chuyển kết quả quan sát thành dàn ý chi tiết và từ dàn ý chi tiết đó chuyển thành đoạn văn. tiết kiểm tra này yêu cầu các em viết hoàn chỉnh cả bài văn.
- Một HS cho biết em chọn đề nào.
- Gv giải đáp những thắc mắc của HS (nếu có).
3.HS làm bài kiểm tra
4.Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết làm bài. Dặn HS về nhà đọc trước nội dung tiết tập làm văn tới.
Ngày dạy Thứ năm ngày 06 tháng 12 năm 2012
Luyện từ và câu: 32
tổng kết vốn từ
i. Mục đích yêu cầu
- Biết kiểm tra vốn từ của mình theo các nhóm từ đồng nghĩa đã cho (BT1).
- Đặt được câu theo yêu cầu BT2, BT3.
- Thông qua bài học giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
ii. Chuẩn bị :
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: HS làm lại bài tập 2 tiết trước.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC tiết học.
b. Hướng dẫn làm bài tập
BT1. HS đọc nội dung bài tập.
- HS làm việc theo nhóm và trình bày kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét, GV kết luận.
Câu a, các nhóm từ đồng nghĩa là : đỏ - điều – son; Xanh – biếc – lục; trắng – bạch; hồng - đào
Câu b,… gọi là bảng đen; … mắt huyền; … ngựa ô; … mèo mun; … chó mực; … quần thâm.
b) BT2. Một HS giỏi đọc bài “Chữ nghĩa trong văn miêu tả” của Phạm Hổ, cả lớp theo dõi.
- GV giúp HS nhắc lại những nhận định quan trọng của Phạm Hổ:
+ Trong văn miêu tả người ta so sánh. Hs tìm những hình ảnh so sánh trong đoạn 1.
+ So sánh thường kèm với nhân hoá. Người ta có thể so sánh, nhân hoá để tả bên ngoài, để tả tâm trạng. HS tìm hình ảnh so sánh nhân hoá ở đoạn 2.
+ Trong quan sát để miêu tả, người ta phải tìm ra cái mới cái riêng. Không có cái mới cái riêng thì không có văn học. Phải có cái mới, cái riêng bắt đầu từ sự quan sát. Phải có cái mới, cái riêng bắt đầu từ sự quan sát. Rồi sau đó mới đến cái mới, cái riêng trong tình cảm, trong tư tưởng. Mời HS nhắc lại VD về một câu văn có cái mới, cái riêng.
c)BT3: HS đọc yêu cầu.
- HS đặt câu theo yêu cầu, lưu ý HS chỉ cần đặt một câu.
- HS nối tiếp nhau đọc câu đã đặt; lớp nhận xét, GV kết luận.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị tiết sau.
Bài 1: Tự kiểm tra vốn từ của mình.
a) Xếp các từ sau đây bằng các nhóm từ đồng nghĩa:
b) Tìm các tiếng trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống:
- Bảng màu đen gọi là …
- Mắt màu đen gọi là …
- Ngựa màu đen gọi là …
- Mèo màu đen gọi là …
- Chó màu đen gọi là …
- Quần màu đen gọi là …
(đen, thâm, mun, huyền, ô, mực)
Bài 2 : Đọc đoạn văn
Bài 3: Từ gợi ý của bài văn trên, em hãy đặt câu theo những yêu cầu dưới đây:
a) Miêu tả một dòng sông, dòng suối hoặc dòng kênh.
b) Miêu tả đôi mắt của em bé.
c) Miêu tả dáng đi của một người.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Toán : 79
giải toán về tỉ số phần trăm (Tiếp theo)
I. Mục tiêu : Biết:
- Cách tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của nó.
- Vận dụng để giải một số bài toán dạng tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của nó. (Bài tập cần làm 1,2 - HS nào có khả năng làm thêm các bài còn lại)
II. Chuẩn bị
III. các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Bài cũ : HS chữa lại bài tiết trước.
B.Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS giải toán về tỉ số phần trăm.
a) Giới thiệu cách tìm một số biết 52,5% của nó là 420.
- HS đọc bài toán, GV ghi tóm tắt lên bảng.
52,5% số HS toàn trường là 420 em.
100% số HS toàn trường là … HS ?
- HS nêu phép tính giải bài toán; GV ghi bảng, yêu cầu HS giải thích.
- Gv kết luận; cho vài HS phát biểu quy tắc: Muốn tìm một số biết 52,5% của nó là 420, ta có thể lấy 420 chia cho 52,5 rồi nhân với 100 hoặc lấy 420 nhân với 100 rồi chia cho 52,5.
b) Giới thiệu bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
- HS đọc bài toán; tóm tắt bài toán.
- HS đọc thầm lời giải và nêu cách hiểu; giáo viên giải thích rõ thêm.
3. thực hành
BT1: HS đọc bài toán.
- HS nêu phép tính giải bài toán; Gv nhận xét.
- HS giải, nhận xét, đánh giá.
Số HS trường Vạn Thịnh là :
552 x 100 : 92 = 600 (HS)
BT2: Cho HS làm bài rồi chữa bài.
Tổng số sản phẩm là:
732 x 100 : 91,5 = 800 (sản phẩm)
BT3: HS đọc đầu bài; HS đổi tỉ số phần trăm ra dưới dạng phân số.
- HS nhẩm kết quả.
4. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS làm các ý còn lại ở nhà, chuẩn bị cho tiết học sau.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Ngày dạy Thứ sáu ngày 7 tháng 12 năm 2012
Tập đọc
ôn các bài tập đọc và học thuộc lòng
I. Mục tiêu
- Ôn các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 10 đến tuần 16.
II. Chuẩn bị
- Gv chuẩn bị phiếu bốc thăm ghi tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 10 đến tuần 16.
III. Lên lớp
1. ổn định tổ chức
2. Các hoạt động dạy học
a) Giới thiệu bài : Gv nêu mục tiêu tiết học.
b) HS thống kê các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 10 đến tuần 16 theo bảng sau:
Tên bài
Tên tác giả
Thể loại
- Dựa theo bảng thống kê học sinh chỉ ra những bài có yêu cầu học thuộc lòng.
c) HS ôn lại các bài tập đọc và học thuộc lòng.
- HS đọc thầm và trả lời các câu hỏi cuối bài.
d) HS ôn lại các bài tập đọc và học thuộc lòng theo cặp.
- HS luân phiên đọc và trả lời 1 câu hỏi cuối bài theo yêu cầu của bạn trong cặp.
e). GV gọi học sinh lên bảng bốc thăm chọn bài đọc. Sau khi bốc thăm học sinh được phép chuẩn bị trong vòng 1 phút.
- Hết thời gian chuẩn bị, HS lên trình bày kết hợp trả lời 1 câu hỏi cuối bài do GV yêu cầu.
- GV căn cứ vào yêu cầu rèn đọc đánh giá.
g) Thi đọc thuộc lòng giữa các tổ
- Các tổ cử các bạn thuộc lòng nhiều bài nhất trong các bài yêu cầu thi đọc thuộc lòng trước lớp.
- Lớp nhận xét đánh giá.
3. Củng cố - dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- HS về nhà ôn các bài tập đọc và học thuộc lòng quy định.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Toán : 80
luyện tập
I. Mục tiêu :
- Biết làm 3 dạng cơ bản về toán tỉ sốphần trăm:
+ Tính tỉ số phần trăm của hai số.
+ Tìm giá trị một số phần trăm của một số.
+ Tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của số đó.
(Bài tập cần làm 1b, 2b, 3a – HS nào có khả năng làm thêm các bài và ý còn lại).
II. Chuẩn bị
III. các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Bài cũ : HS chữa lại bài tiết trước.
B.Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
BT1a: HS đọc đề bài; HS nêu cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- HS làm bài; nhận xét, đánh giá.
1b: HS đọc bài toán; nhận dạng toán.
- HS giải; nhận xét, đánh giá.
Tỉ số phần trăm giữa số sản phẩm của anh Ba và số sản phẩm của cả tổ là:
126 : 1200 = 0,105
0,105 = 10,5%
BT2a: HS nêu cách tìm 30% của 97.
- HS làm bài, nhận xét.
2b: SH đọc bài 2b, HS tóm tắt bài toán, nhận dạng toán.
- HS nêu cách giải; giải bài toán.
- GV nhận xét, đánh giá.
Số tiền lãi là:
6000 000 : 100 x 15 = 900 000 (đồng)
BT3: Hướng dẫn HS tương tự bài 2.
Số gạo của cửa hàng trước khi bán là:
420 x 100 : 10,5 = 4000 (kg)
- Gv chấm một số bài của HS, nhận xét, đánh giá.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS làm các ý còn lại ở nhà, chuẩn bị cho tiết học sau.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
BGH duyệt:
………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………
Tuần 17
Ngày dạy Thứ hai ngày 10 tháng 12 năm 2012
Tập đọc : 33
ngu công xã trịnh tường
Theo Trường giang – Ngọc Minh
I. Mục đích yêu cầu
1. Biết đọc diễn cảm bài văn.
2. Hiểu ý nghĩa của bài văn: Ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống cả thôn. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
- Thông qua bài học giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
II. Chuẩn bị : Vở BT, tranh cây và quả thảo quả
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ ( 3 phút) : : HS đọc bài “Thầy cúng đi bệnh viện”, trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
3. Bài mới ( 35 phút)
a. Giới thiệu bài: Như SGV
b) Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
* Luyện đọc
- 1 HS khá giỏi đọc toàn bài; Gv chia đoạn : 3 phần (phần 1: từ đầu đến vỡ thêm đất hoang trồng lúa; phần 2: tiếp đến như trước nữa; phần 3: cong lại)
- Đọc nối tiếp lần 1, GV kết hợp sửa lỗi phát âm,lỗi ngắt giọng, nhấn giọng.
- HS đọc nối tiếp lần 2, GV hướng dẫn HS
1. Luyện đọc:
“Bát Xát, Phìn Ngan; Từ khi nước được dẫn về đến thôn/ nhà ai cũng cấy lúa nước/ chứ không phá rừng làm nương như trước nữa”
Giải nghĩa thêm các từ : canh tác, tập quán.
File đính kèm:
- TuÇn 16.doc