Giáo án lớp 5B Tuần 11 Trường Tiểu học Yên Lâm

A. Bài cũ : HS chữa lại bài tiết trước

B.Bài mới

1. Giới thiệu bài:

2. Hướng dẫn HS làm bài tập

BT1: HS nêu yêu cầu bài toán.

- HS làm bài cá nhân, HS chữa bài.

- Cả lớp và Gv nhận xét, nhấn mạnh cách đặt tính và thực hiện tính.

BT2: HS tự làm bài (2a,b)

- Tổ chức cho HS chữa bài, nên hỏi HS vận dụng tính chất nào.

BT3: (cột 1)

- HS tự làm bài, HS đổi vở cho nhau tự đánh giá bài của bạn.

- Gv thu một số vở chấm nhận xét chung.

 

doc13 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1158 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5B Tuần 11 Trường Tiểu học Yên Lâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớp, GV nhận xét, chấm một số đoạn, tuyên dương HS có đoạn viết lại hay hơn. đ. Củng cố, dặn dò GV nhận xét tiết học. Biểu dương những HS có điểm khá, giỏi tham gia chữa bài tốt. Dặn những HS viết chưa đạt về nhà viết lại. 1. Nhận xét chung và chữa một số lỗi điển hình. 2. HS chữa bài của mình vào vở bài tập 3. HS chọn và viết lại một đoạn cho hay hơn. Đạo đức : 11 thực hành giữa học kì i I. Mục tiêu : - Trên cơ sở HS nắm các quy tắc, các chuẩn mực đạo đức đã học qua 5 bài đạo đức đã học: Em là học sinh lớp 5; có trách nhiệm về việc làm cuả mình; có trí thì nên; Nhớ ơn tổ tiên; Tình bạn, học sinh thực hành giải quyết một số tình huống đạo đức và liên hệ bản thân. II. Chuẩn bị - Vở bài tập đạo đức lớp 5 III. các hoạt động dạy học chủ yếu A. Bài cũ : B. Bài mới 1. Hoạt động 1: HS làm các bài tập : BT2- trang 2; BT3 – trang 6; BT3 – trang 9 Vở BT đạo đức L5 BT2 – trang 11. - Tổ chức cho HS trình bày, cả lớp nhận xét, bổ sung. 2.Hoạt động 2 : Liên hệ thực tế - GV chia lớp thành 5 nhóm, mỗi nhóm liên hệ về một chuẩn mực đạo đức tương ứng với 5 bài học. - Từng thành viên trong nhóm liên hệ bản thân các bạn nhận xét, đánh giá hành vi. - Đại diện các nhóm liên hệ trước lớp. - Cả lớp và GV nhận xét, nhấn mạnh những hành vi chuẩn mực, những hành vi chưa chuẩn mực cần phải sửa chữa. 3. Hoạt động 4 : Củng cố - GV nhận xét tiết học, tuyên dương những bạn có những hành vi vận dụng bài học tốt; nhấn mạnh những hành vi cần tránh. Ngày soạn: 25/10/2012 Ngày dạy Thứ năm ngày 01 tháng 11 năm 2012 Luyện từ và câu : 22 quan hệ từ I. Mục tiêu: - Bước đầu nắm khái niệm về quan hệ từ (nội dung ghi nhớ); nhận biết được quan hệ từ trong các câu văn (BT1, mục III); xác định được cặp quan hệ từ và tác dụng của nó trong câu (BT2); biết đặt câu với quan hệ từ (BT3). (HS khá, giỏi đặt được câu với các quan hệ từ BT3) II. Đồ dùng dạy học: - GV: bảng phụ -THDC2003- ghi nội dung BT2. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài dạy 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Nhắc lại kiến thức ghi nhớ về Đại từ xưng hô; làm lại BT2. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài : GV nêu MĐ, YC tiết học. b. Phần nhận xét : BT1 : HS đọc các câu văn, suy nghĩ làm bài, phát biểu ý kiến. - GV ghi nhanh ý kiến đúng của học sinh lên bảng; chốt lại lời giải đúng. - GV: Những từ in đậm trong các ví dụ trên được dùng để nối các từ trong một câu hoặc nối các câu với nhau nhằm giúp người đọc, người nghe hiểu rõ mối quan hệ giữa các từ trong câu hoặc quan hệ về nghĩa giữa các câu. Các từ ấy được gọi là quan hệ từ. BT2 : HS đọc thầm và nêu yêu cầu bài tập. - HS làm bài suy nghĩ trả lời; GV mở bảng phụ, mời HS gạch chân các cặp từ chỉ quan hệ giữa các ý của mỗi câu. - GV: Nhiều khi, các từ trong câu được nối với nhau không phải bằng một QHT mà bằng một cặp QHT nhằm diễn tả những quan hệ nhất định những quan hệ về nghĩa giữa các bộ phận câu. c. Phần ghi nhớ - HS đọc và nhắc lại nội dung ghi nhớ SGK. d. Phần luyện tập BT1 : Đọc yêu cầu bài tập. - HS tìm quan hệ từ trong mỗi câu và nêu tác dụng của chúng. - HS phát biểu ý kiến, GV ghi nhanh ý kiến đúng vào bảng kết quả. BT2 : Cách thực hiện tương tự bài 1, khi chữa bài GV đưa bảng phụ để kết luận bài. BT3 : HS đọc yêu cầu, HS làm bài cá nhân. - HS đọc nối tiếp nhau các câu văn có từ nối vừa đặt. - Tổ chức cho HS nhận xét, kết luận. đ. Củng cố, dặn dò Nhận xét tiết học. Dặn HS thuộc lòng phần ghi nhớ, làm các bài còn lại ở nhà; chuẩn bị tiết sau. I. Phần nhận xét : BT1: Trong mỗi ví dụ dưới đây từ in đậm dùng để làm gì ? BT2: Quan hệ giữa các ý ở các câu dưới đây được biểu hiện bằng các cặp từ nào ? II. Phần ghi nhớ SGK III. Phần luyện tập BT1: Tìm quan hệ từ trong mỗi câu sau và nêu rõ tác dụng của chúng. BT2: Tìm cặp quan hệ từ ở mỗi câu và cho biết chúng biểu hiện quan hệ gì giữa các bộ phận của câu. - vì … nên biểu thị quan hệ : nguyên nhân – kết quả. - tuy – nhưng , biểu thị quan hệ tương phản. BT3 : Đặt câu với các quan hệ từ : và, nhưng, chưa. Rút kinh nghiệm tiết dạy: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………. Toán : 54 luyện tập chung I. Mục tiêu : Biết : - Cộng, trừ số thập phân. - Tính giá trị của biểu thức số, tìm thành phần chưa biết của phép tính. - Vận dụng tính chất của phép cộng, trừ để tính bằng cách thuận tiện nhất. (BT cần làm 1, 2, 3; HS khá, giỏi làm BT4, 5) II. Chuẩn bị III. các hoạt động dạy học chủ yếu A. Bài cũ : HS chữa lại bài tiết trước B.Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn HS làm bài tập BT1: HS nêu yêu cầu; HS làm bài cá nhân. - Tổ chức cho HS chữa bài. - Gv kết luận, nhấn mạnh kĩ thuật tính. BT2: HS nêu yêu cầu bài toán. - HS nêu cách tìm thành phần chưa biết trong phép tính. - HS làm bài cá nhân sau đó chữa bài. - Gv tổ chức cho HS nhận xét, GV đánh giá bằng điểm số một số bài. BT3: HS làm bài rồi chữa bài. - Khi chữa bài GV yêu cầu HS giải thích cách làm (vận dụng tính chất nào). BT4: (dành cho HS khá, giỏi) - HS đọc bài, tóm tắt bài toán bằng sơ đồ. - HS nêu hướng làm, Gv nhận xét. - HS chữa bài; nhận xét, đánh giá. Quãng đường người đi xe đạp đi trong giờ thứ hai là : 13,25 – 1,5 = 11,75 (km) Quãng đường người đi xe đạp đi trong hai giờ đầu là : 13,25 + 11,75 = 25 (km) Quãng đường người đi xe đạp đi trong giờ thứ ba là : 36 – 25 = 11 (km) BT5: (dành cho học sinh khá, giỏi) - HS làm bài (nếu còn thời gian); - Gv hướng dẫn HS tóm tắt Tóm tắt : Số thứ nhất + Số thứ hai = 4,7 Số thứ hai + Số thứ ba = 5,5 Số thứ nhất + Số thứ hai + số thứ ba = 8 Tìm mỗi số. - Dựa vào tóm tắt giải bài toán. - Nhận xét, đánh giá. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS làm các ý còn lại ở nhà, chuẩn bị cho tiết học sau. Rút kinh nghiệm tiết dạy: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………. Ngày soạn: 26/10/2012 Ngày dạy Thứ sáu ngày 02 tháng 11 năm 2012 Tập làm văn : 22 luyện tập làm đơn I. Mục tiêu: - Viết được lá đơn (kiến nghị) đúng thể thức, ngắn gọn, rõ ràng, nêu được lí do kiến nghị, thể hiện đầy đủ nội dung cần thiết. -Thông qua bài học giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. II. Đồ dùng dạy học: - GV: một vài mẫu đơn ; bảng phụ - THDC2003. - HS : vở BT in mẫu đơn. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài dạy 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Đọc lại đoạn văn về nhà em viết lại (tiết trước) 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Trong tiết luyện tập tuần 6, các em đã luyện tập viết đơn tham gia đội tình nguyện giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam. trong tiết học hôm nay gắn với chủ điểm Giữ lấy màu xanh, các em sẽ luyện tập làm đơn kiến nghị về bảo vệ môi trường. b. Hướng dẫn học sinh làm bài tập: - HS đọc yêu cầu Bài tập 2. - GV mở bảng phụ đã trình bày mẫu đơn; mời HS đọc lại. - GV cùng HS trao đổi một số nội dung cần lưu ý trong đơn. GV giới thiệu một số mẫu đơn. - GV nhắc HS trình bày lí do viết đơn sao cho gọn, rõ, có sức thuyết phục để các cấp thấy rõ tác động nguy hiểm của tình hình đã nêu, tìm ngay biện pháp khắc phục hoặc ngăn chặn. - Một HS nói về đề bài em chọn. - HS viết vào vở bài tập. - HS tiếp nối nhau đọc lá đơn. Cả lớp và GV nhận xét về nội dung và cách trình bày. c. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét chung về tiết học; dặn một số HS viết đơn chưa đạt về nhà viết lại. - Quan sát một người trong gia đình để tiết tới lập dàn ý cho bài văn tả một người thân. Bài 2: Nơi em ở có một con suối hoặc dòng sông chảy qua. Gần đây, có một số người dùng thuốc nổ đánh bắt cá, làm chết nhiều và gây nguy hiểm cho người qua lại. Em hày giúp bác trưởng thôn làm đơn gửi UBND xã đề nghị ngăn chặn việc làm trên để bảo về đàn cá và bảo đảm an toàn cho dân. Rút kinh nghiệm tiết dạy: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………. Toán : 55 nhân một số thập phân với một số tự nhiên I. Mục tiêu : - Biết nhân một số thập phân với một số tự nhiên. - Biết giải bài toán có phép nhân một số thập phân với một số tự nhiên. (BT cần làm 1, 3; HS khá, giỏi làm các bài còn lại). II. Chuẩn bị III. các hoạt động dạy học chủ yếu A. Bài cũ : HS chữa lại bài tiết trước. B.Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hình thành quy tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên a) Hs đọc và tóm tắt bài toán ở VD1. - HS nêu phép tính giải, GV nghi bảng giới thiệu phép nhân. - GV đặt vắn đề để HS nhận ra cần phải chuyển về phép nhân hai số tự nhiên để tính. - HS chuyển đổi về phép nhân hai số tự nhiên rồi tính. - HS so sánh phép nhân số thập phân với phép nhân hai số tự nhiên, rút ra kết luận. b) Gv nêu ví dụ 2: HS vận dụng nhận xét rú ra từ VD1 để giải quyết bài toán. - HS làm, Gv nhận xét. c) Hướng dẫn HS rút ra quy tắc; cho vài HS nhắc lại. - Gv ghi bảng 3 thao tác. 3. Thực hành BT1: Hs tự làm bài; HS lên bảng chữa, có thể yêu cầu HS tự nói cách làm. Nhận xét, đánh giá. Gv nhấn mạnh các bước tính. BT2: (dành cho HS khá, giỏi) - HS làm bài cá nhân; nhận xét đánh giá. - Gv nhấn mạnh bước tính. BT3: HS đọc đề toán, HS nêu phép tính giải. - HS giải; nhận xét, đánh giá. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS làm các ý còn lại ở nhà, chuẩn bị cho tiết học sau. Rút kinh nghiệm tiết dạy: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………. Phê duyệt của BGH ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………. Tuần 12 Ngày dạy Thứ hai ngày 5 tháng 11 năm 2012 Tập đọc : 23 mùa thảo quả Ma Văn Kháng I.mục tiêu: 1. Biết đọc diễn cảm bài văn, nhấn mạnh những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả. 2. Hiểu nội dung: Vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

File đính kèm:

  • doctuan 11.doc
Giáo án liên quan