I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1 Biết đọc đúng các từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
2. Hiểu nội dung bức thư : Bác hồ khuyên học sinh chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn.
Học thuộc đoạn : Sau 80 năm . công học tập của các em. Trả lời được các câu hỏi 1,2, 3.
(HS khá giỏi đọc thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, tin tưởng.)
- Giáo dục học sinh học tập tấm gương Bác Hồ.
15 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1485 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5B Tuần 1 Trường Tiểu học Yên Lâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng thác óng ánh sáng rực dưới nắng. Tiếng nước sối gầm vang. Đậu “chân” bên kia ngọn thác, chúng chưa kịp chờ cho cơn choáng váng qua đi, lại hối hả lên đường.
rút kinh nghiệm tiết dạy:
Toán : 4
ôn tập : so sánh hai phân số (tiếp theo)
I. Mục tiêu : Giúp HS
- Biết so sánh phân số với đơn vị, so sánh hai phân số cùng tử số.
(Bài tập cần làm 1,2,3).
- Giáo dục học sinh một số kĩ năng sống.
II. Chuẩn bị
III. các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Bài cũ : HS lên bảng làm các ý ở nhà.
B.Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
BT1: HS làm bài cá nhân
- HS báo cáo kết quả, yêu cầu HS giải thích, giáo viên nhấn mạnh cách so sánh phân số với đơn vị.
- BT2 : Thực hiện tương tự bài 1.
-Khi chữa bài Gv giúp HS nêu được “Trong hai phân số cùng tử số phân số nào có mẫu số lớn hơn thì bé hơn và ngược lại”.
BT3 : HS làm bài 3a,c.
- Gv chữa bài, khuyến khích HS làm bằng các cách khác nhau.
BT4 : HS nêu bài toán rồi giải bài toán
- Hướng dẫn HS có thể đưa về cùng mẫu số hoặc cùng tử số để so sánh.
- Gv chữa bài nhấn mạnh cách trình bày.
GV thu 3- 4 vở chấm, nhận xét.
Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học, làm các ý còn lại.
Ngày dạy Thứ sáu ngày 23 tháng 8 năm 2013
Tập làm văn : 2
Luyện tập tả cảnh
I. Mục đích yêu cầu
- Nêu được những nhận xét về cách miêu tả cảnh vật trong bài Buổi sớm trên cánh đồng (BT1).
- Lập được dàn ý bài văn tả cảnh một buổi trong ngày (BT2).
- GDMT: Dựa trên ngữ liệu của bài giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên.
Chuẩn bị
Bảng phụ để ghi dàn ý bài văn
các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
1. Giới thiệu bài : GV nêu MĐ, YC tiết học
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
a) BT1. HS đọc nội dung bài tập
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn, làm bài cá nhân vào vở bài tập.
- HS trình bày ý kiến, tổ chức cho HS nhận xét;
- GV nhấn mạnh nghệ thuật quan sát và chọn lọc chi tiết của tác giả.
b) BT2. HS đọc yêu cầu BT.
- Giới thiệu tranh sưu tầm
- GV kiểm tra kết quả quan sát ở nhà của HS.
- HS lập dàn ý cho bài văn tả cảnh một buổi trong ngày
- GV phát bảng phụ cho học sinh khá giỏi.
- HS nối tiếp nhau trình bày, Gv tổ chức cho HS nhận xét đánh giá cao những HS có khả năng quan sát tinh tế, phát hiện được những nét độc đáo của cảnh vật, biết trình bày dàn ý hợp lí rõ ràng, ấn tượng. GV chấm điểm dàn ý tốt.
- GV chốt lại bàng dàn ý HS làm trên bảng phụ.
Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học
HS tiếp tục hoàn chỉnh dàn ý ở nhà, chuẩn bị cho tiết sau.
BT1: Đọc bài văn dưới đây và nêu nhận xét :
- Tác giả tả những sự vật gì trong buổi sớm mùa thu ?
- Tác giả quan sát sự vật bằng những giác quan nào ?
- Tìm một chi tiết trong bài thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả.
BT2: Lập dàn ý cho bài văn tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong vườn cây (hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng).
rút kinh nghiệm tiết dạy:
Toán : 5
phân số thập phân
I. Mục tiêu
- Biết đọc, viết phân số thập phân. Biết rằng có một số phân số có thể viết thành phân số thập phân và biết chuyển các phân số đó thành phân số thập phân.
(Bài tập cần làm1,2,3,4a,c)
- Giáo dục học sinh một số kĩ năng sống.
II. Chuẩn bị
III. các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Bài cũ : Chữa bài tiết trước
B.Bài mới
1. Giới thiệu phân số thập phân
- GV nêu và viết lên bảng các phân số Cho HS nêu đặc điểm của mẫu số các phân số này , từ đó GV giới thiệu phân số thập phân.
- GV nêu và viết lên bảng phân số rồi yêu cầu HS tìm phân số thập phân bằng phân số này. GV làm tương tự với các phân số ; …
- Cho HS nêu nhận xét.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập thực hành
BT1 : HS làm bài theo cặp
- Học sinh viết và nêu cách đọc từng phân số
BT2 : Cho HS tự viết các phân số thập phân
- HS báo cáo kết quả, Nhận xét đánh giá.
BT3 : Hướng dẫn HS tương tự bài 2.
BT4 : HS làm 1 phần bài tập 4.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học;
- Hoàn chỉnh các ý còn lại ở nhà.
BGH duyệt:
.........................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................
tuần 2
Ngày dạy Thứ hai ngày 26 tháng 8 năm 2013
Tập đọc : 3
Nghìn năm văn hiến
Nguyễn Hoàng
I. Mục đích yêu cầu
1. Biết đọc đúng một văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê.
2. Hiểu nội dung: Việt Nam có truyền thống khoa cử, thể hiện nền văn hiến lâu đời. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK.)
- Giáo dục học sinh một số kĩ năng sống.
II. Chuẩn bị :
Bảng phụ viết sẵn một đoạn của bảng thống kê để hướng dẫn HS đọc.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
A. Bài cũ : Gọi 2 HS lên bảng đọc bài “Quang cảnh làng mạc ngày mùa”, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
B.Bài mới
1. Giới thiệu bài : Đất nước ta có một nền văn hiến lâu đời. Bài học Nghìn năm văn hiến sẽ đưa các em đến với Văn Miếu – Quốc Tử Giám, một địa danh nổi tiếng của thủ đô Hà Nội. Địa danh này là một chứng tích về nền văn hiến lâu đời của nước ta.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- GV đọc mẫu.
- HS quan sát ảnh văn miếu: Quốc Tử Giám.
- GV chia đoạn (3 đoạn: đoạn 1: từ đầu đến lấy đỗ gần 3000 tiến sĩ, cụ thể như sau; đoạn 2 bảng thống kê; Đoạn 3 còn lại), HS đọc nối tiếp lần 1, kết hợp sửa phát âm, ngắt nghỉ hơi.
- HS đọc nối tiếp lần 2, kết Hợp giải nghĩa từ.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 đến 2 HS đọc cả bài.
b) Tìm hiểu bài :
- HS đọc lướt đoạn 1, trả lời : Đến thăm Văn miếu khách nước ngoài ngạc nhiên điều gì ?
- HS đọc bảng thống kê, là việc cá nhân : Phân tích bảng số liệu theo yêu cầu thống kê.
-HS trả lời câu hỏi 3 : Bài văn giúp em hiểu điều gì về truyền thống văn hoá Việt Nam ?
- GV tóm tắt nội dung bài, ghi bảng
c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
- 3 HS dọc nối tiếp bài văn, Gv uốn nắn giọng đọc.
- Hướng dẫn HS đọc tốt đoạn 1; hướng dẫn như quy trình
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà luyện đọc lại cho tốt, và ghi nhớ nội dung bài.
Luyện đọc
- Giải nghĩa các từ : văn hiến, Văn miếu, Quốc Tử Giám, tiến sĩ, chứng tích.
2. Tìm hiểu bài
- Khách nước ngoài ngạc nhiên khi biết rằng từ năm 1075, nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ. Ngót 10 thế kỉ, tính từ khoa thi năm 107 5 đến khoa thi cuối cùng năm 1919, các triều đại vua Việt Nam đã tổ chức được 185 khoa thi, lấy đỗ gần 3000 tiến sĩ.
- Triều đại tổ chức nhiều khoa thi nhất là triều đại nhà Lê – 104 khoa thi.
- Triều đại có nhiều tiến sĩ nhất là triều Lê – 1780 tiến sĩ.
- Người Việt Nam có truyền thống coi trọng đạo học. Việt Nam là đất nước có nền văn hoá lâu đời. Dân tộc ta rất đáng tự hào có nền văn hiến lâu đời.
rút kinh nghiệm tiết dạy:
Toán : 6
luyện tập
I. Mục tiêu : Giúp HS củng cố về :
- Đọc, viết các phân số thập phân trên một đoạn của tia số. Biết chuyển một phân số thành phân số thập phân. (BT cần làm 1, 2, 3 – HS nào có khả năng làm thêm các bài còn lại.)
- Giáo dục học sinh một số kĩ năng sống.
II. Chuẩn bị
III. các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Bài cũ : Chữa bài ở nhà
B.Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài1 : HS viết các phân số vào các vạch trên tia số cho trước.
- HS trao đổi theo cặp, HS lên bảng viết vào các vạch trên tia số.
- HS giải thích cách làm.
- GV kết luận, nhấn mạnh cách phân tích và khai thác dữ liệu trên tia số.
Bài 2: HS đọc yêu cầu; Hs nêu khái niệm về phân số thập phân.
- HS chuyển các phân số đã cho thành phân số thập phân.
- HS báo cáo kết quả, nhận xét, đánh giá.
Bài 3: HS làm bài cá nhân.
- HS lên bảng chữa bài.
- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá; GV lưu ý giúp đỡ HS yếu kịp thời.
Bài 4 : Hs tự làm bài rồi chữa bài.
Bài 5: HS đọc đề toán, tóm tắt bài toán.
- Hs nêu phép tính giải, GV nhận xét.
- HS giải, nhận xét, đánh giá.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Học sinh làm các ý các bài còn lai ở nhà.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Chính tả : 2
nghe- viết : lương ngọc quyến
I. nhiệm vụ, yêu cầu
- Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Ghi lại đúng phần vần của tiếng (từ 8 đến 10 tiếng) trong bài tập 2; chép đúng vần của các tiếng vào mô hình, theo yêu cầu BT3.
II. Chuẩn bị :
- Vở Bài tập TV5; Bảng phụ - THDC2003
III. Lên lớp
1. Giới thiệu bài : GV nêu MĐ, YC tiết học.
2. Hướng dẫn học sinh nghe viết.
- Gv đọc toàn bài chính tả trong SGK một lượt. GV giới thiệu về nhà yêu nước Lương Ngọc Quyến.
- HS đọc thầm bài chính tả, chú ý những từ dễ viết sai.
- Hs đọc cho HS viết, nhắc nhở Hs viết đúng tư thế.
- GV đọc soát, HS trao đổi vở soát lại lỗi cho bạn.
- GV thu 4-5 vở chấm, nhận xét.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập
- HS làm bài tập 2 vào vở.
- HS báo cáo kết quả, tổ chức cho HS nhận xét, GV kết luận.
BT 3 : HS đọc yêu cầu, đọc mô hình.
- HS làm bài vào vở bài tập; một học sinh khá, giỏi làm vào bảng phụ.
File đính kèm:
- tuan1.doc