A.Mục tiêu: HS biết tình hữu nghị giữa các nước trên thế giới
- Biết vẽ tranh cổ động cho tình hữu nghị giữa các nước trên thế giới & hoạt động bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống trên trái đất.
- Biết yêu môi trường xung quanh, tích cực trong việc bảo vệ tình hữu nghị giữa các nước trên thế giới & môi trường và tuyên truyền cho mọi người cùng bảo vệ môi trường.
B. Đồ dùng dạy học: Màu vẽ, giấy vẽ .
17 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1154 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 5A2 Tuần 29 Năm 2013 - 2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xác định được vị trí địa lí, giới hạn và một số đặc điểm nổi bật của châu Đại Dương, châu Nam Cực:+ Châu Đại Dương nằm ở bán cầu Nam gồm lục địa Ô-xtrây-li-a và các đảo, quần đảo ở trung tâm và tây nam Thái Bình Dương.+ Châu Nam Cực nằm ở vùng địa cực.+ Đặc điểm của Ọ-xtrây-li-a: khí hậu khô hạn, thực vật, động vật độc đáo.+ Châu Nam Cực là châu lục lạnh nhất thế giới.- Sử dụng quả Địa cầu để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ châu Đại Dương, C.Nam Cực.- Nêu được một số đặc điểm về dân cư, hoạt động sản xuất của châu Đại Dương:+ Châu lục có số dân ít nhất trong các châu lục. + Nổi tiếng thế giới về xuất khẩu lông cừu, len, thịt bò và sữa; phát triển công nghiệp năng lượng, khai khoáng, luyện kim,..
B- Chuẩu bị: - Bản đồ thế giới . Quả địa cầu. Lược đồ châu Đại dương, Châu Nam cực.
C- Hoạt động dạy và học
I- Hoạt động 1: Bài cũ: Châu Mĩ”
II-Hoạt động 2: Bài mới: Châu đại dương và Châu Nam cực
1-HĐ2.1 : Tìm hiểu : Châu đại dương
a- Vị trí địa lí, giới hạn.
- Yêu cầu nhóm 2 em : Dựa vào lược đồ, kênh chữ SGK trả lời câu hỏi :
H: Châu Đại Dương gồm những phần đất nào ?
H: Lục địa Ô – xtrây – li- a ở bán cầu Nam hay bán cầu Bắc ?
H: Đọc tên và chỉ vị trí một số đảo, quần đảo thuộc châu Đại Dương ?
=>GVKL : Châu Đại Dương gồm : Lục địa Ô- trây- li-a và các đảo .Bán đảo và các quần đảo ở Trung Tây Nam Thái Bình Dương. Đảo : Niu ghi nê ; Niu Di Len ; Tân ka leđô nê ; …
H: Lục địa Ô- trây- li-a nằm ở đâu? ( Nằm ở nam bán cầu giáp TBD, Ấn Độ Dương.)
b- Đặc điểm tự nhiên: Nhóm bàn dựa vào SGK, lược đồ tự nhiên châu Đại Dương
=> GVKL: Khí hậu ở Lục địa Ô – xtrây – li- a : khô hạn, đất đai chủ yếu là hoang mạc và xa van. Vì nằm trong vùng nhiệt đới ít bị ảnh hưởng của biển.
* Còn ở các đảo và quần đảo khí hậu nóng ẩm có rừng rậm hoặc rừng dừa bao phủ.
* Động vật : nhiều loài thú : chuột túi, gấu cô-a-la
c- Dân cư , kinh tế :
H: So với các châu lục khác , dân cư Châu Đại Dương có đặc điểm gì ? ( Số dân ít, lục địa Australia và đảo Niu Di Len dân chủ yếu da trắng. Trên các đảo chủ yếu là dân bản địa có da màu sẫm , mắt đen )
H: Nêu đặc điểm kinh tế C Đ D ? ( Ô–xtrây–li–a là nước có nền kinh tế phát triển nhất. Đứng đầu thế giới về nuôi cừu, sản xuất và xuất khẩu len.
2-HĐ 2.2 : Châu Nam Cực
- Học sinh xác định trên bản đồ :
H1. Nêu vị trí địa lí ?
H2. Khí hậu có đặc điểm gì ?
ó GVkl: Nằm ở vùng địa cực. Đây là châu lục bị phủ lớp băng dày 2000m. 1 năm có 2 mùa :
+ Mùa đông không có ánh sáng.
+ Mùa hạ nắng kéo dài mặt trời không bao giờ lặn.
- Châu Nam Cực là châu lục cách xa đường xích đạo nhất. Là châu lục lạnh nhất thế giới ; quanh năm nhiệt độ 00C
ó Hoạt động nhóm , nội dung :
H1.Với khí hậu đó, động thực vật ở đây có đặc điểm gì ? Tổ chức HS trình bày .
H2. Dân cư ở đây như thế nào?
óGVKL: Động vật chim cánh cụt là chim không biết bay , bơi lặn dưới nứơc rất giỏi .
Trước đây không có người sống . Hiện nay đã có các nhà khoa học tới để nghiên cứu .
III-Hoạt động 3: Củng cố và dặn dò : Yêu cầu HS học tóm tắt SGK .
- Nhận xét và dặn dò.
D- Phần bổ sung:……………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………..
T2 TẬP LÀM VĂN TIẾT : 58
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II ( ĐỌC )
T3 TOÁN TIẾT: 145
ÔN TẬP VỀ ĐO ĐỘ DÀI VÀ ĐO KHỐI LƯỢNG (TT)
SGK/153 TGDK: 35’
A-Mục tiêu: Viết các số đo độ dài, số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.- Biết mối quan hệ giữa một số đơn vị đo độ dài và đo khối lượng thông dụng..
* Bài 1, bài 2 (cột 1), bài 3
B- Chuẩu bị: Bảng nhóm ghi bài cũ
C- Hoạt động dạy và học
I- Hoạt động 1: Ktbc: Ôn tập về số đo độ dài và khối lượng
II- Hoạt động 2: Bài mới : Ôn tập về số đo độ dài và khối lượng (TT)
THỰC HÀNH (VBT/83)
* Ôn tập: - Viết các số đo độ dài, số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.- Biết mối quan hệ giữa một số đơn vị đo độ dài và đo khối lượng thông dụng..
Bài 1: Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân:
a) 4 km 397 m = 4,397 km 6km 72 m = 6,072 km
500 m = 0,5 km 75 m = 0,075 km
b) 8m 6dm = 8,6 m 2m 4dm = 2,4 dm
4m 38cm = 4,38 m 87 mm = 0,087 m
Bài 2: Viết các số đo khối lượng sau dưới dạng số thập phân:
a) 9 kg 720 g= 9,720 kg 1kg 52g =1,052 kg
1 kg 9g = 1,009 kg 54 g = 0,054 kg
b) 5tấn 950 kg = 5,950 kg 3 tấn 85 kg = 3,085 tấn
Bài 3: Củng cố cách chuyển đợn vị đo độ dài, khối lượng từ số thập phân về số tự nhiên.
0,2 m = 20 cm 0,094 km = 94 m
0,05 km = 50 m 0,055 kg = 55 g
0,02 tấn = 20 tấn 1,5 kg = 1500 g
III- Hoạt động 3: Củng cố và dặn dò
D- Phần bổ sung ………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………
T4 KỂ CHUYỆN TIẾT 56
KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II (VIẾT )
Buổi chiều:
T1 KĨ THUẬT Tiết: 29
LẮP MÁY BAY TRỰC THĂNG (tiết 3)
SGK/83 TGDK: 35’
A – Mục tiêu
- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết lắp máy bay trực thăng.- Biết cách lắp và lắp được máy bay trực thăng theo mẫu. Máy bay lắp tương đối chắc chắn.
- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết lắp máy bay trực thăng.- Biết cách lắp và lắp được máy bay trực thăng theo mẫu. Máy bay lắp tương đối chắc chắn.
*Với HS khéo tay: Lắp được máy bay trực thăng theo mẫu. Máy bay lắp chắc chắn.
* HĐNGLL: HĐ riêng cuối tiết. Giới thiệu nghề phi công.
B - Đồ dùng dạy học:
- GV: sgk, sgv, một số tranh ảnh minh họa trong SGK, mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn.
- HS: sgk, vở, viết, bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật,…
C- Các hoạt động dạy học
I/ Hoạt động 1: kiểm tra bài cũ: : Lắp máy bay trực thăng (T2)
- Nêu lại các bộ phận của máy bay trực thăng ?
II/ Hoạt đông 2: Bài mới: Lắp máy bay trực thăng (T3)
1- Hoạt động 2.1: Học sinh thực hành lắp máy bay trực thăng
* Lắp ráp máy bay trực thăng (H.1-SGK)
- HS lắp ráp máy bay trực thăng theo các bước trong SGK.
- Nhắc HS khi lắp ráp cần chú ý:
+ Bước lắp thân máy bay vào sàn ca bin và giá đỡ phải lắp đúng vị trí.
+ Bước lắp giá đỡ sàn ca bin và càng máy bay phải được lắp thật chặt.
2- Hoạt động 2.2. Đánh gía sản phẩm
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm hoặc chỉ định một số em.
- GV nêu những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm theo mục III (SGK).
- Cử một nhóm HS dựa vào tiêu chuẩn để đánh giá sản phẩm của bạn.
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS (cách đánh giá như ở các bài trên).
- GV nhắc HS tháo rời các chi tiết và xếp đúng vào vị trí các ngăn trong hộp.
3- Hoạt động 3. Giới thiệu nghề phi công.
- GV cung cấp thông tin về nghề phi công và công việc của phi công lái máy bay trực thăng.
III- Hoạt động 3. dặn dò & nhận xét,.
- Nhận xét sự chuẩn bị của HS, tinh thần thái độ học tập và kĩ năng lắp ghép máy bay trực thăng. Nhắc HS đọc trước và chuẩn bị đầy đủ bộ lắp ghép để học bài “Lắp rô-bôt”
D- Phần bổ sung: …….
…………………………………………………………………………………………………….
T2 TOÁN (BS) TGDK: 35’
ÔN VỀ ĐO ĐỘ DÀI VÀ ĐO KHỐI LƯỢNG (TT)
A-Mục tiêu:- Viết các số đo độ dài, số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.- Biết mối quan hệ giữa một số đơn vị đo độ dài và đo khối lượng thông dụng..
B- - Hoạt động dạy và học
I- Hoạt động 1: Củng cố kiến thức:
- GV gọi HS hỏi mối quan hệ về các đơn vị đo độ dài và khối lượng
II- Hoạt động 2: Luyện tập thực hành
Bài 1-vbt/: Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân:
a) đơn vị đo là km
4 km 362 m = 4,382 km 5km 002 m = 5,002 km
2 km 79 m = 2,079 km 700 m = 0,7 km
b) Đơn vị đo là m
7m 4m = 7,6 5m 75 mm = 5,075 dm
4m 9c = 4,09 13 mm = 0,013 m
Bài 2: Viết các số đo khối lượng sau dưới dạng số thập phân:
a) Có đơn vị đo là ki-lô-gam b/ Có đơn vị đo là tấn
2 kg 350 g= 2,350 kg 8 tấn 760 kg = 8,760 tấn
1kg 65g = 1,065 kg 2 tấn 77 kg = 2,077 tấn
51 kg = 0,051 kg 85 kg = 0,085 tấn
Bài 3: Viết số thichd hợp vào chỗ trống
a/ 0,5 m = 50 cm c/ 0,075 km = 75 m
b/ 0,064 kg = 64g d/ 0,08 tấn = 80 g
e/ 3576 m = 3,576 km h/ 53 cm = 0,53 m
g/ kg = 5,360 tấn i/ 657 g = 0,657 kg
III- Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò: Dặn HS ghi nhớ kiến thức vừa luyện tập.
Nhận xét tiết học.
T3 SINH HOẠT TẬP THỂ TIẾT 29
TUẦN 29
I. Tổng kết tuần 29
1- Đã làm được: Các em đi học chuyên cần, chuẩn bị bài khá đầy đủ khi đến lớp. Trang phục gọn gàng, vệ sinh sạch sẽ. Biết bảo vệ của công. Thực hiện tốt việc thể dục giữa giờ và múa sân trường tốt. Biết chào hỏi các thầy cô và hòa nhã với bạn bè. Các em làm bài thi KTĐK lần 3 nghiêm túc.
2-Tồn tại: Một số em làm bài còn sai sót, trình bày bài chưa cẩn thận. Trong lớp còn làm việc riêng, xếp hàng ra về còn đùa giỡn.
3- Tuyên dương: Đài, Đình, ĐPhương, Thành Nhân, Mai Phương, Khiêm, Khải, Thanh, Thảo chuản bị bài chu đáo và sôi nổi trong giờ học.
1.Hạnh kiểm:
+GDHS tham gia GT an toàn; thực hiện tốt VSCN & trường lớp.
+ Biết bảo vệ của công, chăm sóc cây xanh.
+ GDHS ý nghĩa các ngày lễ như: 8/4; 19/4; 30/4 và 1/5
+ GD học sinh nghiêm túc, thật thà, đoàn kết & thương yêu nhau.
+ GDHS đối xử hòa nhã với bạn bè.
2.Học lực: - Tiếp tục nâng cao chất lượng dạy và học; phụ đạo HS yếu, bồi dưỡng HSG Lê Quí Đôn.
- Tiếp tục xây dựng cho học sinh có thói quen tốt trong học tập, phát biểu xây dựng bài, xây dựng đôi bạn học tập để các em có thể giúp đỡ nhau trong học tập, sinh hoạt.
- Tiếp tục kiểm tra, nhắc nhở học sinh bảo quản, mua sắm đồ dùng học tập và lồng ghép trong giảng dạy để giáo dục học sinh những nội dung có liên quan như giáo dục bảo vệ môi trường, ATGT, sức khoẻ,
3. Công tác khác:
* Thực hiện tốt việc làm theo tấm gương đạo đức của Bác: Trung thực.
* Thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” như: Chăm sóc cây xanh, chậu cảnh. Giữ VSMT ở trường, lớp và nơi sinh sống.
* GDHS chấp hành tốt luật giao thông đường bộ. Nhà xe nên để gọn gàng, khi về xếp hàng trật tự, chú ý khi qua đường, đèn tín hiệu giao thông khu vực đường sắt.
- Chú ý vệ sinh cá nhân và vệ sinh sân trường. Bệnh giao mùa, các bệnh viêm họng,…
III. Vui chơi giải trí:
1/ Tổ chức đố vui cho các em theo các ngày chủ điểm của tháng & ôn, tập 15 bài truyền thống Đội & bài hát “Mẹ là quê hương”
2/ Trò chơi: chơi trò chơi dân gian : Đá cầu. Rồng rắn lên mây.
3/ Ôn lại bài thể dục giữa giờ và nghi thức, múa sân trường.
File đính kèm:
- Giao an tuan 29.doc