Mục tiêu:
1. Kiến thức: Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ, nắm nghĩa và hiểu các từ nói về hữu nghị, và biết sắp xếp vào các nhóm thích hợp theo yều của BT1, BT2. Biết đặt câu với 1 từ, 1 thành ngữ ở bài tập 3 và 4.
2. Kĩ năng: Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu.
3. Thái độ: Có ý thức khi lựa chọn sử dụng từ ngữ thuộc chủ điểm.
II. Đồ dùng dạy học:
- Thầy: Bìa ghép từ có tiếng “hợp”, “hữu “
- Trò : Từ điển Tiếng Việt
2 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 816 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 Tuần thứ 6 môn Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Hữu nghị - Hợp tác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ngày tháng năm 200
Tiết : LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: HỮU NGHỊ - HỢP TÁC
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ, nắm nghĩa và hiểu các từ nói về hữu nghị, và biết sắp xếp vào các nhóm thích hợp theo yều của BT1, BT2. Biết đặt câu với 1 từ, 1 thành ngữ ở bài tập 3 và 4.
2. Kĩ năng: Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu.
3. Thái độ: Có ý thức khi lựa chọn sử dụng từ ngữ thuộc chủ điểm.
II. Đồ dùng dạy học:
- Thầy: Bìa ghép từ có tiếng “hợp”, “hữu “
- Trò : Từ điển Tiếng Việt
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định:
- Hát
2. Bài cũ: “Từ đồng âm”
-Mời HS đặt câu có dùng từ đồng âm
-Nhận xét ghi điểm
-HS trình bày
3. Giới thiệu bài mới:
Giới thiệu – ghi bảng
- Học sinh nghe
4. Bài mơi:
* Hoạt động 1:
-Nắm nghĩa những từ có tiếng “hữu” và biết đặt câu với các từ ấy.
- Hoạt động nhóm, cá nhân, lớp
- Tổ chức cho học sinh học tập theo 8 nhóm.
- Học sinh nhận bìa, thảo luận và ghép từ với nghĩa (dùng từ điển).
- Yêu cầu: Ghép từ với nghĩa thích hợp của từ rồi phân thành 2 nhóm:
+ “Hữu” nghĩa là bạn bè
+ “Hữu” nghĩa là có
Þ Khen thưởng thi đua nhóm sau khi công bố đáp án và giải thích rõ hơn nghĩa các từ.
* Hoạt động 2: Nắm nghĩa những từ có tiếng “hợp” và biết đặt câu với các từ ấy.
- Hoạt động nhóm bàn, cá nhân, lớp
-HS ghép, phân thành 2 nhóm
- HS cùng giáo viên sửa bài, nhận xét kết quả làm việc của 4 nhóm.
- Đáp án:
* Nhóm 1:
hữu nghị ; hữu hảo; chiến hữu; thân hữu ; bạn hữu; bằng hữu
* Nhóm 2:
hữu ích; hữu hiệu; hữu tình; hữu dụng
- HS đọc tiếp nối
- Tổ chức cho học sinh đặt câu để hiểu rõ hơn nghĩa của từ.
- Đặt câu nối tiếp
- Lớp nhận xét
® Chốt: “Các em vừa được tìm hiểu về nghĩa của các từ có tiếng “hữu”, tiếng “hợp” và cách dùng chúng. Tiếp đến, cô sẽ giúp các em làm quen với 3 thành ngữ rất hay và tìm hiểu về cách sử dụng chúng”.
hợp tình; hợp pháp; phù hợp; hợp thời
hợp lệ; hợp lí; thích hợp
* Hoạt động 3: Nắm nghĩa và hoàn cảnh sử dụng 3 thành ngữ / SGK 56
- Hoạt động cá nhân, nhóm đôi, cả lớp
- Treo bảng phụ có ghi 3 thành ngữ
- Lần lượt giúp học sinh tìm hiểu 3 thành ngữ:
. Bốn biển một nhà
(4 Đại dương trên thế giới ® Cùng sống trên thế giới này)
Kề vai sát cánh
Chung lưng đấu cật
- Thảo luận nhóm đôi để nêu hoàn cảnh sử dụng và đặt câu.
® Diễn tả sự đoàn kết. Dùng đến khi cần kêu gọi sự đoàn kết rộng rãi.
® Đặt câu
® Thành ngữ 2 và 3 đều chỉ sự đồng tâm hợp lực, cùng chia sẻ gian nan giữa những người cùng chung sức gánh vác một công việc quan trọng
* Hoạt động 4: Củng cố
- Hoạt động lớp
- Đính tranh ảnh lên bảng.
+ Ảnh lăng Bác Hồ
+ Ảnh về nhà máy thủy điện Hòa Bình
+ Ảnh cầu Mĩ Thuận
VD: Tình hữu nghị ; Cây cầu hữu nghị...
- Nêu
- Lớp nhận xét, sửa
5. Nhận xét - dặn dò:
- Chuẩn bị: Ôn lại từ đồng âm và xem trước bài: “Dùng từ đồng âm để chơi chữ”
- Nhận xét tiết học
File đính kèm:
- LUYEN TU VA CAU 1.doc