. Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm bài thơ; ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ lục bát.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Tình cảm thắm thiết, sâu nặng của người chiến sĩ với người mẹ Việt Nam (trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc lịng bài thơ).
II. Đồ dùng:
+ GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ để ghi những khổ thơ cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
+ HS: Xem lại bài.
2 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 684 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 Tuần thứ 31 môn Tập đọc: Bầm ơi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC:
BẦM ƠI.
I. Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm bài thơ; ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ lục bát.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Tình cảm thắm thiết, sâu nặng của người chiến sĩ với người mẹ Việt Nam (trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc lịng bài thơ).
II. Đồ dùng:
+ GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ để ghi những khổ thơ cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
+ HS: Xem lại bài.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA Giáo viên
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
Giáo viên kiểm tra 2 học sinh đọc lại truyện Thuần phục sư tử,
trả lời câu hỏi về bài đọc.
Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới:
v Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
Yêu cầu 1, 2 học sinh đọc cả bài thơ.
Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài: giọng cảm động, trầm lắng – giọng của người con yêu thương mẹ, thầm nói chuyện với mẹ.
v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm
Yêu cầu học sinh cả lớp đọc thầm cả bài thơ, trả lời câu hỏi: Điều gì gợi cho anh chiến sĩ nhớ tới mẹ? Anh nhớ hình ảnh nào của mẹ?
Giáo viên : Mùa đông mưa phùn gió bấc – thời điểm các làng quê vào vụ cấy đông. Cảnh chiều buồn làm anh chiến sĩ chạnh nhớ tới mẹ, thương mẹ phải lội ruộng bùn lúc gió mưa.
Yêu cầu 1 học sinh đọc câu hỏi 2.
- Cách nói so sánh ấy có tác dụng gì?
- Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ gì về người mẹ của anh?
Giáo viên yêu cầu học sinh nói nội dung bài thơ.’
Giáo viên chốt: Ca ngợi người mẹ và tình mẹ con thắm thiết, sâu nặng giữa người chiến sĩ ở ngoài tiền tuyến với người mẹ lam lũ, tần tảo, giàu tình yâu thương con nơi quê nhà.
v Hoạt động 3: Đọc diễn cảm.
Giáo viên hướng dẫn học sinh biết đọc diễn cảm bài thơ.
Giọng đọc của bài phải là giọng xúc động, trầm lắng.
Chú ý đọc nhấn giọng, ngắt giọng đúng các khổ thơ.
Giáo viên đọc mẫu 2 khổ thơ.
Giáo viên nhận xét.
v Hoạt động 4: Củng cố.
Giáo viên hướng dẫn thi đọc thuộc lòng từng khổ và cả bài thơ.
4. Nhận xét - dặn dò:
Yêu cầu học sinh về nhà tiếp tục học thuộc lòng cả bài thơ, đọc trước bài Công việc đầu tiên chuẩn bị cho tiết học mở đầu tuần 30.
Chuẩn bị:
Nhận xét tiết học
Hát
Học sinh lắng nghe.
Học sinh trả lời.
Nhiều học sinh tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ.
Học sinh đọc thầm các từ chú giải sau bài.
1 em đọc
lại thành tiếng.
1 học sinh đọc lại cả bài.
- Học sinh cả lớp trao đổi, trả lời các câu hỏi tìm hiểu nội dung bài thơ.
Cảnh chiều đông mưa phùn, gió bấc làm anh chiến sĩ thầm nhớ tới người mẹ nơi quê nhà. Anh nhớ hình ảnh mẹ lội ruộng cấy mạ non, mẹ run vì rét.
Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu.
Con đi trăm núi ngàn khe.
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm.
Con đi đánh giặc mười năm.
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi).
Cách nói ấy có tác dụng làm yên lòng mẹ: mẹ đừng lo nhiều cho con, những việc con đang làm không thể sánh với những vất vả, khó nhọc mẹ đã phải chịu.
Người mẹ của anh chiến sĩ là một phụ nữ Việt Nam điển hình: chịu thương chịu khó, hiền hậu, đầy tình thương yêu con .
Dự kiến:
Bài thơ ca ngợi người mẹ chiến sĩ tần tảo, giàu tình yêu thương con.
Nhiều học sinh luyện đọc diễn cảm bài thơ, đọc từng khổ, cả bài.
Học sinh thi đọc HTL diễn cảm trước lớp.
Cả lớp và giáo viên nhận xét.
File đính kèm:
- TẬP ĐỌC2.doc