Biết đọc diễn cảm bài văn với thái độ tự hào, ca ngợi
-Hiểu ý chính : Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên ( trả lời được các câu hỏi trong sgk)
II. Đồ dùng:
+ GV: Tranh minh hoa chủ điểm, về bài đọc, tranh ảnh về đền Hùng. Bảng phụ viết sẵn đoạn văn.
+ HS: Tranh ảnh sưu tầm, SGK.
2 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 721 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 Tuần thứ 25 môn Tập đọc: Phong cảnh Đền Hùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn:TẬP ĐỌC:
PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG.
I. Mục tiêu:
-Biết đọc diễn cảm bài văn với thái độ tự hào, ca ngợi
-Hiểu ý chính : Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên ( trả lời được các câu hỏi trong sgk)
II. Đồ dùng:
+ GV: Tranh minh hoa chủ điểm, về bài đọc, tranh ảnh về đền Hùng. Bảng phụ viết sẵn đoạn văn.
+ HS: Tranh ảnh sưu tầm, SGK.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Hộp thư mật.
+ Tìm chi tiết chứng tỏ người liên lạc trong hộp thư mật rất khéo léo?
+ Nêu cách lấy thư và gửi báo cáo của chú Hai Long?
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
v Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc.
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài.
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc đúng từ ngữ khó, dễ lẫn mà học sinh đọc chưa chính xác.
Giáo viên giúp học sinh hiểu các từ này.
Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài với nhịp điệu chậm rãi, giọng trầm, tha thiết, nhấn giọng các từ ngữ miêu tả (như yêu cầu).
v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Bài văn viết về cảnh vật gì? Ở nơi nào?
Hãy kể những điều em biết về các vua Hùng?
Giáo viên bổ sung:
Đền Hạ gợi nhớ sự tích trăm trứng.
Ngã Ba Hạc ® sự tích Sơn Tinh – Thuỷ Tinh.
Đền Trung ® nơi thờ Tổ Hùng Vương ® sự tích Bánh chưng bánh giầy.
- Giáo viên gọi học sinh đọc câu ca dao về sự kiện ghi nhớ ngày giỗ tổ Hùng Vương? Em hiểu câu ca dao ấy như thế nào?
Gạch dưới từ ngữ miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên nơi đền Hùng?
v Hoạt động 3: Rèn đọc diễn cảm.
Giáo viên hướng dẫn học sinh xác lập kĩ thuật đọc diễn cảm bài văn.
Giáo viên đọc diễn cảm đoạn văn. Tổ chức cho học sinh thi đua đọc diễn cảm đoạn văn, bài văn.
v Hoạt động 4: Củng cố.
Yêu cầu học sinh tìm nội dung chính của bài.
- Giáo viên nhận xét.
4. Nhận xét - dặn dò:
Xem lại bài.
Chuẩn bị: “Cửu sông”.
Nhận xét tiết học
Hát
Học sinh lắng nghe.
Học sinh trả lời.
Học sinh đọc toàn bài, cả lớp đọc thầm.
Học sinh luyện đọc các từ ngữ khó.
- cả lớp theo dõi.
Dự kiến: Bài văn viết về cảnh đền Hùng, cảnh thiên nhiên vùng núi Nghĩa, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, thờ các vị vua Hùng, tổ tiên dân tộc.
- Các vua Hùng là những người đầu tiên lập nước Văn Lang, cách đây.
Học sinh đọc thầm đoạn 2 – 3, trả lời câu hỏi.
Dự kiến: Cảnh núi Ba Vì ® truyền thuyết Sơn Tinh – Thuỷ Tinh: sự nghiệp dựng nước.
Núi Sóc Sơn ® truyền thuyết Thánh Giống: chống giặc ngoại xâm.
-Dự kiến: Ca ngợi truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam thuỷ chung – luôn nhớ về cội nguồn dân tộc. Nhắc nhở khuyên răn mọi người, dù đi bất cứ nơi đâu cũng luôn nhớ về cội nguồn dân tộc.
Học sinh thảo luận rồi trình bày.
- Dự kiến: Có khóm hải đường giếng Ngọc trong xanh.
Nhiều học sinh luyện đọc câu văn.
Học sinh thi đua đọc diễn cảm.
Dự kiến: Ca ngợi vẻ đẹp của đền Hùng và vùng đất Tổ đồng thời bày tỏ niềm thành kính của mỗi người đối với cội nguồn dân tộc.
Học sinh nhận xét.
Rút kinh nghiệm :
File đính kèm:
- TAP DOC 1.doc