- Tường thuật sơ lược được diễn biến chiến dịch biên giới trên lược đồ:
+ Ta mở chiến dịch Biên giới nhằm giải phóng một phấn biên giới , củng cố và mở rộng căn cứ địa
Việt Bắc , khai thông đường liên lạc quốc tế .
+ Mở đầu ta tấn công Đông Khê .
+ Mất Đông Khê, địch rút quân khỏi Cao Bằng theo đường số 4 ,đồng thời đưa lực lượng lên để
chiếm lại Đông Khê .
3 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 714 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 Tuần thứ 15 môn Lịch sử: Chiến thắng biên giới thu đông 1950, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : LỊCH SỬ
CHIẾN THẮNG BIÊN GIỚI THU ĐÔNG 1950
I. Mục tiêu:
- Tường thuật sơ lược được diễn biến chiến dịch biên giới trên lược đồ:
+ Ta mở chiến dịch Biên giới nhằm giải phóng một phấn biên giới , củng cố và mở rộng căn cứ địa
Việt Bắc , khai thông đường liên lạc quốc tế .
+ Mở đầu ta tấn công Đông Khê .
+ Mất Đông Khê, địch rút quân khỏi Cao Bằng theo đường số 4 ,đồng thời đưa lực lượng lên để
chiếm lại Đông Khê .
+ Sau nhiều ngày giao tranh quyết liệt quân Pháp đóng trên đường số 4 phải rút chạy .
+ Chiến dịch Biên giới thắng lợi , căncứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng .
- Kể được tấm gương anh hùng La Văn Cầu : Anh La Văn Cầu có nhiệm vụ đánh bộc phá vào lô cốt
phía đông bắc cứ điểm Đông Khê . Bị trúng đạn , nát một phần cánh tay phải nhưng anh đã nghiến
răng nhờ đồng dội dùng lưỡi lê chặt đứt cánh tay để tiếp tục chiến đấu
II. Đồ dùng dạy học:
+ GV: Bản đồ hành chính Việt Nam. (chỉ biên giới Việt-Trung).
Lược đồ chiến dịch biên giới.
Sưu tầm tư liệu về chiến dịch biên giới.
+ HS: SGV, sưu tầm tư liệu chiến dịch biên giới.
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Thu Đông 1947, Việt Bắc “Mồ chôn giặc Pháp”.
Nêu diễn biến sơ lược về chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947?
Nêu ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947?
Giáo viên nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu bài mới:
Chiến thắng biên giới thu đông 1950.
4. Bài mới:
1. Nguyên nhân địch bao vây Biên giới
v Hoạt động 1: Nguyên nhân địch bao vây Biên giới
(làm việc cả lớp)
Giáo viên cho học sinh xác định biên giới Việt – Trung trên bản đồ.
Hoạt động nhóm đôi: Xác định trên lược đồ những điểm địch chốt quân để khóa biên giới tại đường số 4.
® Giáo viên treo lược đồ bảng lớp để học sinh xác định. Sau đó nêu câu hỏi:
+ Nếu không khai thông biên giới thì cuộc kháng chiến của nhân dân ta sẽ ra sao?
.v Hoạt động 2: Tạo biểu tượng về chiến dịch Biên Giới
(làm việc theo nhóm)
-Học sinh nắm thời gian, địa điểm, diễn biến và ý nghĩa chiến dịch. Biên Giới thu đông 1950.
Để đối phó với âm mưu của địch, TW Đảng dưới sự lãnh đạo của Bác Hồ đã quyết định như thế nào? Quyết định ấy thể hiện điều gì?
+ Trận đánh tiêu biểu nhất trong chiến dịch Biên Giới thu đông 1950 diễn ra ở đâu?
+ Hãy thuật lại trận đánh ấy?
® Giáo viên nhận xét + nêu lại trận đánh (có chỉ lược đồ).
-Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập. Làm theo nhóm.
+ Nêu điểm khác nhau chủ yếu nhất giữa chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 và chiến dịch Biên Giới thu đông 1950?
+ Em có suy nghĩ gì về tấm gương anh La Văn Cầu?
+ Hình ảnh Bác Hồ trong chiến dịch Biên Giới gơi cho em suy nghĩ gì?
® Giáo viên nhận xét.
® Rút ra ghi nhớ.
v Hoạt động 3: Củng cố.
- Khắc sâu kiến thức.
- Thuật lại chiến dịch Biên Giới thu đông 1950.
® Giáo viên nhận xét ® tuyên dương.
5. Nhận xét - dặn dò:
Học bài.
Chuẩn bị: “Hậu phương những năm sau chiến dịch Biên Giới”.
Nhận xét tiết học
Hát
Hoạt động lớp.
2 em trả lời ® Học sinh nhận xét.
3 em học sinh xác định trên bản đồ.
Học sinh thảo luận theo nhóm đôi.
® 1 số đại diện nhóm xác định lược đồ trên bảng lớp.
Học sinh nêu
Học sinh thảo luận nhóm đôi.
→ Đại diện 1 vài nhóm trả lời.
→ Các nhóm khác bổ sung.
® Các nhóm khác bổ sung.
-Quá trình hình thành cách đánh cho thấy tài trí thông minh của quân đội ta.
Học sinh nêu.
- Ý nghĩa:
+ Chiến dịch đã phá tan kế hoạch “khóa cửa biên giới” của giặc.
+ Giải phóng 1 vùng rộng lớn.
+ Căn cứ đi a Việt Bắc được mở rộng.
+ Tình thế giữa ta và địch thay đổi: ta chủ động, địch bị động.
Học sinh bốc thăm làm phần câu hỏi bài tập theo nhóm.
® Đại diện các nhóm trình bày.
® Nhận xét lẫn nhau.
File đính kèm:
- LICH SU.doc