Giáo án lớp 5 Tuần học thứ 26 môn Tập đọc: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân

-Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung miêu tả

-Hiểu nội dung và ý nghĩa : lễ hội thổi cơm thi ở đồng vân là nét đẹp văn hóa của dân tộc(trả lời được các câu hỏi trong sgk).

II. Đồ dùng dạy học:

+ GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Tranh ảnh lễ hội dân gian.

+ HS: SGK, tranh ảnh sưu tầm.

III. Các hoạt động:

 

doc2 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 664 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 Tuần học thứ 26 môn Tập đọc: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ngày tháng năm Tiết: TẬP ĐỌC: HỘI THỔI CƠM THI Ở ĐỒNG VÂN. I. Mục tiêu: -Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung miêu tả -Hiểu nội dung và ý nghĩa : lễ hội thổi cơm thi ở đồng vân là nét đẹp văn hóa của dân tộc(trả lời được các câu hỏi trong sgk). II. Đồ dùng dạy học: + GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Tranh ảnh lễ hội dân gian. + HS: SGK, tranh ảnh sưu tầm. III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA Giáo viên HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Ổn định: 2. Bài cũ: Nghĩa thầy trò. + Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì? + Tình cảm của thầy giáo Chu đối với người thầy cũ của mình như thế nào? GV nhận xét, cho điểm. 3. Bài mới: v Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài. Giáo viên chú ý rèn học sinh những từ ngữ các em còn đọc sai, chưa chính xác. Yêu cầu học sinh đọc từ ngữ chú giải. Giáo viên giúp các em hiểu các từ ngữ vừa nêu. Giáo viên đọc diễn cảm bài văn: giọng đọc linh hoạt, phù hợp với diễn biến hội thi và tình cảm mến yêu của tác giả gửi gắm qua bài văn. v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.   Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân bắt nguồn từ đâu? Giáo viên bổ sung: Lễ hội thường được bắt đầu bằng một sự tích có ý nghĩa – lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân cũng thế – nó đã bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ nên có một nét đẹp truyền thống.   Hội thi được tổ chức như thế nào?   Tìm chi tiết trong bài cho thấy từng thành viên của mỗi đội thi đều phối hợp nhịp nhàng, ăn ý với nhau?   Tại sao lại nói việc giật giải trong hội thi là niềm tự hào khó có gì sánh nổi với dân làng? Qua bài văn này, tác giả gửi gắm gì về tình cảm của mình đối với những nép đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hoá của dân tộc? v Hoạt động 3: Rèn đọc diễn cảm. Giáo viên hướng dẫn học sinh xác lập kĩ thuật đọc diễn cảm bài văn. Giáo viên đọc mẫu một đoạn. - Cho học sinh thi đua diễn cảm. 4. Nhận xét - dặn dò: Xem lại bài. Chuẩn bị: “Tranh làng Hồ”. Nhận xét tiết học Hát Học sinh lắng nghe. Học sinh trả lời. 1 học sinh đọc, cả lớp đọc thầm. Nhiều học sinh tiếp nối nhau đọc các đoạn của bài văn. Học sinh rèn đọc lại các từ ngữ còn phát âm sai. Dự kiến: bóng nhẫy, tụt xuống, thoải thoải. -Học sinh có thể nêu thêm những từ ngữ mà các em chưa hiểu (nếu có). - Cả lớp theo dõi Từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông Đáy ngày xưa. Dự kiến: Hội thi được tổ chức rất vui, người tham dự chia thành nhiều nhóm họ thi đua với nhau, rất đông người đến xem và cổ vũ.   Những chi tiét đó là: Người lo việc lấy lửa Người cầm diêm Người ngồi vút tre Người giã thóc Người lấy nước thổi cơm - Dự kiến: Vì đây là bằng chứng cho sự tài giỏi, khéo léo.   Vì mọi người đều cố gắng sao cho mình tài giỏi, khéo léo.   Vì mọi người đều cố gắng sao cho tài giỏi. Giải thưởng là một thành tích, là kết quả của sự nổ lực của sự khéo léo, nhanh nhẹn, tài trí. - Dự kiến: Em mến yêu khâm phụ một loại hình sinh hoạt văn hoá truyền thống đẹp, có ý nghĩa.   Tôn trọng và tự hào với một nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá của dân tộc. Nhiều học sinh rèn đọc diễn cảm đoạn văn, bài văn. Học sinh các tổ nhóm thi đua đọc diễn cảm. Rút kinh nghiệm :

File đính kèm:

  • docTAP DOC 2.doc