Tiết 1: Hoạt động tập thể
Chào cờ: Lớp trực tuần nhận xét
Tiết 2: Tập đọc
Tiết 17: CÁI GÌ QUÍ NHẤT
I. Mục đích yêu cầu:
- Đọc diễn cảm bài văn; biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật
- Hiểu được vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận: Người lao động là đáng quí nhất.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
35 trang |
Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 1159 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 5 tuần 9 và 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho mình là người cần nhất đối với cây xanh:
+ Đất có chất màu nuôi cây.
+ Nước vận chuyển chất màu để nuôi cây.
+ Không Khí: cây cần khí trời để sống.
+ Anh Sáng: làm cho cây cối có màu xanh
- HS phát biểu theo suy nghĩ của từng em.
+ Đất, nước, không khí, ánh sáng rất cần thiết với cuộc sống con người. Nó giúp con người duy trì sự sống. Chúng ta cần giữ gìn, bảo vệ những môi trường này luôn trong sạch bằng những việc làm như: vệ sinh môi trường, thu gom giác thải, trồng và bảo vệ cây xanh
- HS thảo luận nhóm để đóng vai 4 nhân vật đưa ra ý kiến của mình.
- 2-3 nhóm lên trình bày trước lớp.
- HS khác nhận xét, bổ sung
- HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
+ Thuyết trình
+ Sự cần thiết của cả trăng và đèn trong bài ca dao.
- HS làm bài cá nhân vào vở- 1 HS làm vào phiếu.
- 1số HS đọc bài làm trước lớp, HS khác nhận xét, sửa chữa.
- HS theo dõi.
Tiết 3: Địa lí
Bài 9: Các dân tộc, sự phân bố dân cư
I. Mục tiêu:
- Biết sơ lược về sợ phân bố dân cư Việt Nam:
+ Việt Nam là nước có nhièu dân tộc, trong đó người Kinh có số dân đông nhất.
+ mật đọ dân số cao, dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng ven biển và thưa thớt ở vùng núi.
+ Khoảng đân số Việt Nam sống ở nông thôn.
- Sử dụng bảng số liệu, biểu đồ, bản đồ, lược đồ dân cư ở mức độ đơn giản để nhận biết một số đặc điểm của sự phân bố dân cư.
- Nêu được hậu quả của sự phân bố dân cư không đồng đều giữa vùng đồng bằng, ven biển và vùng núi: nơi quá đông dân, thừa lao động; nơi ít dân thiếu lao động.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng số liệu về mật độ dân số.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
+ Nêu những đặc điểm dân số nước ta mà em biết?
+ Theo em dân số tăng nhanh dẫn tới hậu quả gì?
- GV nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hoạt động 1: (Làm việc theo cặp)
a) Các dân tộc:
- Cho HS đọc mục 1- SGK và quan sát tranh, ảnh.
- Cho HS trao đổi nhóm 2 theo các câu hỏi:
+ Nước ta có bao nhiêu dân tộc?
+ Dân tộc nào có số dân đông nhất? Sống chủ yếu ở đâu? Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở đâu?
+ Kể tên một số dân tộc ít người ở nước ta?
- Cho HS trình bàytrước lớp.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Cho HS chỉ trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của dân tộc Kinh, các dân tộc ít người.
3. Hoạt động 2: (làm việc cả lớp)
b) Mật độ dân số:
+ Mật độ dân số là gì?
- GV giới thiệu bảng mật độ dân số.
+ Nêu mật độ dân số nước ta?
+ Nhận xét về mật độ dân số nước ta so với mật độ dân số thế giới và một số nước ở Châu á?
- GV nhận xét, kết luận.
3. Hoạt động 3: (Làm việc cá nhân)
c) Phân bố dân cư:
- Cho HS quan sát lược đồ mật độ dân số và trả lời câu hỏi:
+ Em hãy cho biết dân cư nước ta tập trung đông đúc ở những vùng nào và thưa thớt ở những vùng nào?
+ Dân cư phân bố không đều giữa đồng bằng, ven biển và miền núi gây nên những khó khăn gì?
+ Em hãy cho biết dân cư nước ta sống chủ yếu ở thành thị hay nông thôn. Vì sao?
+ Sự phân bố dân cư ở nước ta có đặc điểm gì?
- GV nhận xét, kết luận.
- Cho HS nêukết luận cuối bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV hệ thống nhận xét giờ học.
- 2 HS nêu – HS khác nhận xét, bổ sung
- HS đọc và quan sát.
+ Nước ta có 54 dân tộc.
+ Dân tộc Kinh (Việt) có số dân đông nhất, sống tập chung chủ yếu ở các đồng bằng, ven biển. Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở vùng núi và cao nguyên.
+ Mường, Tày, Mông, Giao, Dáy
- Đại diện một số nhóm trình bày trước lớp
- 1 số HS nhắc lại.
- HS lên chỉ bản đồ vùng phân bố.
+ Là số dân trung bình sống trên 1km2.
- 1 số HS đọc bảng số liệu.
+ Mật độ dân số nước ta là:
+ Nước ta có mật độ dân số cao
- Một số HS nhắc lại.
- HS quan sát.
+ Dân cư tập chung đông đúc ở đồng bằng, ven biển. Còn vùng núi thì dân cư thưa thớt
+ Nơi quá đông dân, thừa lao động; nơi ít dân thiếu lao động.
+ Dân cư tập trung chủ yếu ở nông thôn
+ Dân cư phân bố không đồng đều.
- HS theo dõi
- HS nêu.
- HS theo dõi.
Tiết 4: Kể chuyện:
Tiết 9: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
I. Mục đích yêu cầu:
- Kể lại được một lần đi thăm cảnh đẹp ở địa phương mình (hoặc ở nơi khác); kể rõ địa điểm, diễn biến của câu chuyện.
- Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
II. Chuẩn bị:
- Nội dung câu chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
III. các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Cho HS kể lại câu chuyện đã được học ở tuần 8
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài :
2. Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài.
- GV treo bảng phụ viết sẵn gợi ý 2b
- GV kiểm tra việc HS chuẩn bị nội dung cho tiết học.
- GV kiểm và khen ngợi những HS có dàn ý tốt.
3. Thực hành kể chuyện:
a) Kể chuyện theo cặp
- GV đến từng nhóm giúp đỡ, hướng dẫn các em: Mỗi em kể xong có thể trả lời câu hỏi của các bạn về chuyến đi.
b) Thi kể chuyện trước lớp:
- Cho HS kể chuyện trước lớp. Mỗi HS kể xong, GV và các HS khác đặt câu hỏi cho người kể để tìm hiểu về ND, chi tiết, ý nghĩa của câu chuyện.
- GV hướng dẫn HS bình chọn:
+Bạn có câu chuyện thú vị nhất.
+Bạn đặt câu hỏi hay nhất tiết học.
4. Củng cố- dặn dò:
- GV NX tiết học. Khuyến khích HS về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- 1 HS kể chuyện.
- HS đọc đề bài và gợi ý.
- HS lập dàn ý câu chuyện định kể.
- HS giới thiệu câu chuyện sẽ kể.
- HS kể chuyện trong nhóm và trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Đại diện các nhóm lên thi kể, khi kể xong thì trả lời câu hỏi của GV và của bạn.
- Cả lớp và GV nhận xét sau khi mỗi HS kể:
+Nội dung câu chuyện có hay không?
+Cách kể: giọng điệu, cử chỉ,
+Cách dùng từ, đặt câu.
- Cả lớp bình chọn theo sự hướng dẫn của GV.
- HS theo dõi, ghi nhớ.
Tuần 10
Thứ hai ngày 26 tháng 10 năm 2009
Tiết 1: Hoạt động tập thể
Chào cờ: Lớp trực tuần nhận xét
Tiết 2: Tập đọc
Tiết 19: Ôn tập học kì I (Tiết 1)
I. Mục đích yêu cầu
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 100 tiếng / phút; biết đọc diễn cảm bài thơ, bài văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn; nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng tong bài.
- Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9 theo mẫu trong SGK.
II. Đồ dùng dạy học
Phiếu ghi tên các bài tập đọc đã học từ tuần 1 đến tuần 9 và nội dung câu hỏi.
Bảng thống kê theo mẫu SGK.
III. Các hoạt động dạy học
Tiết 5: HĐNG lên lớp
Tiết 5: Mĩ thuật.
$9:Thường thức mĩ thuật.
Giới thiệu sơ lược về điêu khắc cổ Việt Nam.
I/ Mục tiêu.
- HS làm quen với điêu khắc cổ Việt Nam
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của một vài tác phẩm điêu khắc cổ Việt Nam.(Tượng tròn,phù điêu tiêu biểu).
- HS yêu quý và có ý thức giữ gìn di sản văn hoá dân tộc.
II/ Chuẩn bị.
- Sưu tầm ảnh, tư liệu về điêu khắc cổ.
- Tranh ảnh về tượng và phù điêu cổ.
III/ Các hoạt động dạy –học.
1.Kiểm tra:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2.Bài mới.
a.Giới thiệu bài.
b.Hoạt động 1: Tìm hiểu vài nết về điêu khắc cổ
- GV giới thiệu hình ảnh một số tượng và phù điêu cổ ở SGK để HS biết.
+ Xuất xứ.
+Nội dung đề tài.
+Chất liệu.
- HS quan sát và nghe giới thiệu về điêu khắc và phù điêu.
c. Hoạt động 2: Tìm hiểu một số pho tượng và phù điêu nổi tiếng.
- Gvcho HS xem SGK và thảo luận nhóm đôi.
- GV nhận xét và bổ sung.
- Đặt CH cho HSTL về tác phẩm điêu khắc mà em biết.
+Tên bức tượng hoặc phù điêu?
+Được đặt ở đâu?
+Các tác phẩm đó làm bằng chất liệu gì?
+Tả sơ lược và nêu cảm nhận của em?
- GV nhận xét và kết luận.
d.Hoạt động 3: Nhận xét đánh giá.
- GV nhận xét chung tiết học.
- HS xem SGK và tìm hiểu về:
*Tượng.
+Tượng phật A- di- đà (Chùa Phật Tích, Bắc Ninh)
+Tượng phật Bà Quan Âm nghìn tay nghìn mắt(Chùa Bút Tháp, Bắc Ninh)
*Phù điêu:
- Phù điêu chèo thuyền.
- Phù điêu đá cầu.
*HS nêu hiểu biết của mình về điêu khăc và phù điêu.
- HS trả lời.
3.Dặn dò:- Chuẩn bị bài sau.
Tiết 4: Kĩ thuật
$4: Thêu chữ V (tiết 2)
I/ Mục tiêu:
HS cần phải :
Biết cách thêu chữ V và ứng dụng của thêu chữ V.
Thêu được các mũi thêu chữ V đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
Rèn luyện đôi tay khéo léo và tính cẩn thận.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Mẫu thêu chữ V
- Một số sản phẩm thêu trang trí bằng mũi thêu chữ V(váy, áo, khăn, tay)
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết.
+ Một mảnh vải trắng hoặc màu, kích thước 35 cm x 35cm.
+ Kim khâu len.
+ Phấn màu, thước kẻ, kéo, khung thêu có đường kính 20 x 25cm.
III/ Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
1- Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng của HS.
2- Bài mới:
2.1- Giới thiệu bài:
- Giới thiệu và nêu mục đích của tiết học.
2.1- Hoạt động 1: Ôn lại các thao tác kĩ thuật.
GV hướng dẫn HS ôn lại các thao tác kĩ thuật:
- Nêu cách bắt đầu thêu và cách thêu mũi thêu chữ V?
- Nêu các thao tác bắt đầu thêu, thêu mũi 1, 2?
- Em hãy nêu và thực hiện các thao tác kết thúc đường thêu?
- Yêu cầu 1 HS nhắc lại cách thêu chữ V.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và hệ thống lại cách thêu chữ V.
2.2- Hoạt động 2: HS thực hành.
- GV mời 2 HS nêu các yêu cầu của sản phẩm.
- GV nêu thời gian thực hành.
- HS thực hành thêu chữ V ( Cá nhân hoặc theo nhóm)
- GV quan sát, uốn nắn cho những HS còn lúng túng.
- HS nêu và thực hiện.
- HS nhắc lại cách thêu chữ V.
- HS nêu.
- HS thực hành thêu chữ V.
3- Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Nhắc HS về nhà học bài và chuẩn bị bài để tiết sau tiếp tục thực hành
Tiết 5: Âm nhạc
$9: Học hát bài
Nhữngbông hoa những bài ca
I/ Mục tiêu:
- Hát chuẩn xác bài hát
- Thông qua lời bài hát,giáo dục các em thêm kính trọng và biết ơn thầy cô giáo.
II/Chuẩn bị:
- Nhạc cụ gõ.
III/ Các hoạt động dạy học.
Kiểm tra:
- HS hát bài: Reo vang bình minh.
Bài mới.
a.Giới thiệu bài.
b. Hoạt động 1: Dạy hát
- GV hát mẫu bài hát.
- Dạy hát từng câu
- GV cho HS hát toàn bài
c Hoạt động 2:Hát kết hợp các hoạt động.
- GV cho HS hát kết hợp gõ theo phách .
d. Phần kết thúc.
GV cho hs hát lại bài hát.
- Nghe gv hát
- Đọc lời ca
- Học hát từng câu.
- Hát nối giữa các câu
- Hát toàn bài
- Hát kết hợp gõ đệm theo phách.
- Hát toàn bài.
Dặn dò.
- Về nhà ôn lại bài. Chuẩn bị bài sau.
File đính kèm:
- Giao an lop 5(2).doc