Giáo án Lớp 5 Tuần 9 - Phạm Thị Dung Trường tiểu học Nguyệt Ấn 1

I/ Mục đích yêu cầu

1/ Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài; Biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật(Hùng, Quý , Nam, thầy giáo).

2/ Nắm được vấn đề tranh luận(Cái gì là quý nhất?) và ý được khẳng định trong bài(Người lao động là quý nhất).

II/ Đồ dùng dạy học

 Tranh minh họa bài đọc SGK để giới thiệu bài

 Bảng phụ ghi đoạn văn kể về cuộc tranh luận của Hùng, Quý, Nam để hướng dẫn đọc diễn cảm.

 

doc20 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1039 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 9 - Phạm Thị Dung Trường tiểu học Nguyệt Ấn 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhân,3 HS TB,K lên bảng làm. HS và GV nhận xét. KL: Rèn cho HS kĩ năng viết các ssố đo diện tích dưới dạng STP Bài 4: SGK. HS đọc yêu cầu bài 4. HS làm việc cá nhân,2 HS K, Glên bảng làm. HS và GV nhận xét. KL: Rèn cho HS kĩ năng giải toán có liên quan đến đơn vị đo đọ dài, diện tích. * HĐ4: Củng cố dặn dò: GV hệ thống kiến thức toàn bài. Dặn HS về nhà làm BT ở vở BT. Khoa học Phòng tránh bị xâm hại I/ Mục tiêu: HS có khả năng: Nêu một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại và những điểm chú ý để phòng tránh bị xâm hại. Rèn luyện kĩ năng ứng phó với nguy cơ bị xâm hại. Liệt kê danh sách những người có thể tin cậy, chia sẻ, tâm sự, nhờ giúp đỡ bản thân khi bị xâm hại. II/ Đồ dùng dạy học GV: Tranh minh họa trang 38,39 SGK. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu A/ Bài cũ: B/ Bài mới: Giới thiệu bài. *HĐ1: Khi nào chúng ta có thể bị xâm hại? Yêu cầu HS đọc lời thoại của các nhân vật trong hình minh họa 1,2,3 SGK trang 38 thảo luận nhóm 4 trả lời miệng câu hỏi sau: + Các bạn trong các tình huống trên có thể gặp phải nguy hiểm gì? + Em sẽ làm gì trong mỗi trường hợp đã nêu ở trên? GV kết luận Yêu cầu HS đọc mục bạn cần biết * HĐ 2: ứng phó với nguy cơ bị xâm hại HS thảo luận đóng vai theo 3 nhóm Nhóm 1:Phải làm gì khi có người lạ tặng quà cho mình Nhóm 2: :Phải làm gì khi có người lạ muốn vào nhà Nhóm 3: :Phải làm gì khi có người trêu ghẹo hoặc có hành động gây bối rối, khó chịu đối với bản thân,... Các nhóm lên đóng kịch HS và GV nhận xét, kết luận. *HĐ3: Những việc cần làm khi bị xâm hại HS trả lời câu hỏi sau : + Khi có nguy cơ bị xâm hại chúng ta phải làm gì? + Trong trường hợp bị xâm hại chúng ta sẽ phải làm gì? + Theo em chúng ta có thể tâm sự, chia sẻ với ai khi bị xâm hại? Yêu cầu HS đọc mục bạn cần biết Củng cố – Dặn dò: HS nhắc laị nội dung bài. Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau. Mĩ thuật: Thường thức mĩ thuật. Giới thiệu sơ lược về điêu khắc cổViệt Nam I, Mục tiêu: -HS làm quen với điêu khắc cổ Việt Nam. -HS cảm nhận đượcvẻ đẹp của một vài tácphẩm diêu khắc cổ Việt Nam. - HS yêu quý và có ý thức giữ gìn văn hoá dân tộc. II, Chuẩn bị :- Tranh ảnh về điêu khắc cổ. III, Các hoạt động dạy học : HĐ1: Tìm hiểu vài nét về điêu khắc cổ. -GV giới thiệu một số tác phẩđiêu khắc cổ HS quan sát để tìm xuất xứ, nội dung đề tài, chất liệu của bức tranh. HĐ2: Tìm hiểu một số pho tượng và phù điêu nổi tiếng. - HS quan sát và nêu được; -+ Tên của bức tượng hoặc phù điêu. + Bức tượng hiện đang đặt ở đâu. + Các tác phẩm được làm bằng chất liệugì? + Em hãy tả sơ lượcvà cảm nhận về bức tượng? HĐ3: Nhận xét, đánh giá Kỹ thuật Luộc rau (1 Tiết) I - Mục tiêu HS cần phải: - Biết cách thực hiện các công việc chuẩn bị vàcác bước luộc rau. - Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giúp gia đình nấu ăn. II - Đồ dùng dạy học - Rau muống, rau cải củ hoặc bắp cải, đậu quả…. (tuỳ mùa rau) còn tươi, non; nước sạch - Nồi, soong cỡ vừa, đĩa (để bay rau luộc). - Bếp dầu hoặc bếp ga du lịch. - Hai cái rổ, chậu nhựa hoặc chậu nhôm. - Đũa nấu. - Phiếu đánh giá kết quả học tập của HS. III- Các hoạt động dạy – học Giới thiệu bài GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học. Hoạt động 1. Tìm hiểu cách thực hiện các công việc chuẩn bị luộc rau - Đặt câu hỏi để yêu cầu HS nêu những công việc được thực hiện khi luộc rau. (thông qua nhiệm vụ GV giao ở giờ học trước, tìm hiểu công việc luộc rau ở gia đình). - Hướng dẫn HS quan sát hình 1 (SGK) và đặt câu hỏi để yêu cầu HS nêu tên các nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị để luộc rau. - Đặt câu hỏi để yêu cầu HS nhắc lại cách sơ chế rau đã học ở bài 8. - HS quan sát hình 2 và đọc nội dung mục 1b (SGK) để nêu cách sơ chế rau trước khi luộc, trong đó có loại rau mà GV đã chuẩn bị. - Gọi HS lên bảng thực hiện các thao tác sơ chế rau. GV nhận xét và uốn nắn thao tác chưa đúng. hướng dẫn thêm một số thao tác như ngắt cuộng rau muống, cắt rau cải thành những đoạn ngắn; tước xơ ở vỏ qủa đậu cô ve,… Lưu ý HS: Đối với một số loại rau như rau cải, bắp cải, su hào, đậu cô ve,… nên ngắt, cắt thành đoạn ngắn hoặc thái nhỏ sau khi đã rửa sạch để giữ được chất dinh dưỡng của rau. Hoạt động 2. Tìm hiểu cách luộc rau - Hướng dẫn HS đọc nội dung mục 2 kết hợp với quan sát hình 3 (SGK) và nhớ lại cách luộc rau ở gia đình để nêu cách luộc rau. - Nhận xét và hướng dẫn HS cách luộc rau. Khi hướng dẫn, GV lưu ý HS một số điểm sau: + Nên cho nhiều nước khi luộc rau để rau chín đều và xanh. + Nên cho một ít muối hoặc bột canh vào nước luộc để rau đậm và xanh. + Nếu luộc các loại rau xanh cần đun nước sôi mới cho rau vào. + Sau khi cho rau vào nồi, cần lật rau 2-3 lần để rau chín đều. + Đun to và đều lửa. +Tuỳ khẩu vị của từng người mà luộc rau chín tới hoặc chín mềm. + Nếu luộc rau muống thì sau khi vớt ra đĩa, có thể cho quả sấu, me,…vào nước luộc đun tiếp hoặc vắt chanh vào nước luộc để nguội để nước luộc có vị chua. Khi nêu những lưu ý trên, GV kết hợp sử dụng vật thật và thực hiện từng thao tác với giải thich, hướng dẫn để HS hiểu rõ cách luộc rau. Ngoài cách tổ chức giờ học như trên, GV có thể tổ chức giờ học theo cách: - Tổ chức cho HS thảo luận nhóm về những công việc chuẩn bị và cách luộc rau. - Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận. - Hướng dẫn các thao tác chuẩn bị và luộc rau. Hoạt động 3. Đánh giá kết quả học tập - Sử dụng câu hỏi cuối bài để đánh giá kết quả học tập của HS. - Dựa vào mục tiêu, nội dung chính của bài kết hợp với sử dụng câu hỏi cuối bài đánh giá kết quả học tập của HS. - GV nêu đáp án của bài tập. HS đối chiếu kết quả làm bài tập với đáp án để tự đánh gía kết quả học tập của mình. - HS báo cáo kết quả tự đánh giá. GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS. IV – nhận xét – dặn dò - GV nhận xét ý thức học tập của HS và động viên HS thực hành luộc rau giúp gia đình. - Hướng dẫn HS đọc trước bài “Rán đậu phụ” và tìm hiểu cách rán đậu phụ ở gia Thứ 6 ngày 24 tháng 10 năm 2008 Toán luyện tập chung I/ Mục tiêu: Giúp HS củng cố cách viết số đo độ dài, khối lượng, diện tích dưới dạng STP theo các đơn vị đo khác nhau II/ Đồ dùng dạy học: GV: Bảng phụ kẻ sẵn bài 2 III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: A/ Bài cũ : B/ Bài mới: Giới thiệu bài. * HĐ1: Thực hành. Bài 1: SGK HS đọc yêu cầu bài 1. HS làm việc cá nhân, 4 HS Y lên bảng làm. HS và GV nhận xét, chốt lại cách làm đúng. KL: Rèn kĩ năng viết các số đo độ dài dới dạng STP. Bài 2: SGK. HS đọc yêu cầu bài 2. HS làm việc cá nhân , 1 HS TB lên bảng làm. HS và GV nhận xét. KL: Rèn kĩ năng viết các số khối lượng dưới dạng STP. Bài 3: SGK HS đọc yêu cầu bài 3. HS làm việc cá nhân, 3 HSTB lên bảng làm. HS và GV nhận xét, chốt cách làm đúng. KL: Rèn kĩ năng viết các số đo độ dài dưới dạng STP. Bài 4: SGK HS đọc yêu cầu bài 4. HS làm việc cá nhân, 3 HS,TB,K lên bảng làm. HS và GV nhận xét, chốt cách làm đúng. KL: Rèn kĩ năng viết các số đo khối lượng dưới dạng STP. Bài 5: SGK HS đọc yêu cầu bài 5. HS làm việc cá nhân, 1 HSG lên bảng làm. HS và GV nhận xét, chốt cách làm đúng. KL: Rèn kĩ năng viết các số đo khối lượng dưới dạng STP. * HĐ3: Củng cố dặn dò: GV hệ thống kiến thức toàn bài. Dặn HS về nhà làm BT ở vở BT. Luyện từ và câu đại từ I/ mục đích, yêu cầu: 1/ Nắm được khái niệm đại từ. Nhận biết đại từ trong thực tế. 2/ Bước đầu biết sử dụng đại từ thay thế cho danh từ bị dùng lặp lại trong một văn bản ngắn. II/ đồ dùng dạy học GV: Bảng phụ ghi sẵn bài tập 2,3. III/ Các hoạt động dạy học A/ Bài cũ B/ Bài mới: Giới thiệu bài. * HĐ1: Nhận xét. Bài tập 1: SGK. Gọi HS đọc bài tập trả lời miệng. KL: Các từ in đậm ở đoạn a (tớ, cậu) được dùng để xưng hô. Các từ in đậm ở câu b (nó) dùng để xưng hô, đồng thời dùng để thay thế cho danh từ (chích bông) trong câu cho khỏi bị lặp lại từ ấy. Những từ nói trên được goị là đại từ. Đại từ có nghĩa là từ thay thế. Bài tập 2: SGK. Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. HS thảo luận nhóm đôi trả lời miệng trước lớp. KL: Từ vậy, thế là đại từ dùng thay thế cho các động từ, tính từ trong câu cho khỏi lặp lại các từ ấy. HS nhắc lại ghi nhớ trong SGK. * HĐ2: Hướng dẫn HS luyện tập . Bài tập 1: SGK - GV nêu yêu cầu của bài tập. - HS làm việc cá nhân, trả lờimiệng trước lớp. - GV và HS nhận xét chốt lời giải đúng. KL: Những từ in đậm trong bài dùng để chỉ Bác Hồ để tránh lặp từ; các từ này được viết hoa để biểu lộ thái độ tôn kính Bác Hồ. Bài tập 2: SGK. - HS đọc nội dung bài tập 2, làm việc theo nhóm đôi,1 HS lên bảng làm. - HS và GV nhận xét, chốt lời giải đúng. KL: Rèn kĩ năng nhận biết đại từ. Bài 3 : SGK. - HS đọc yêu cầu bài 3. - HS làm việc độc lập và 1 HS lên bảng làm. - Cả lớp và GV nhận xét. KL: Rèn kĩ năng sử dụng đại từ. *HĐ2: Củng cố dặn dò. HS nhắc lại nội dung bài. Dặn HS về nhà học bài. Tập làm văn Luyện tập thuyết trình, tranh luận I/ mục đích yêu cầu - Bước đầu biết cách mở rộng lí lẽ và dẫn chứng trong thuyết trình, tranh luận. II/ đồ dùng dạy học GV: Bảng phụ kẽ sẵn bài tập 1. III/ Các hoạt động dạy học A/ Bài cũ B/ Bài mới: Giới thiệu bài * HĐ1: Hướng dẫn HS luyện tập. Bài 1: SGK. Gọi 5 HS đọc phân vai truyện. Hướng dẫn HS tìm hiểu truyện. HS thảo l;uận nhóm đôi trình bày trước lớp như sau: Nhân vật ý kiến Lí lẽ, dẫn chứng Đất Cây cần đất nhất Đất có chất màu nuôi cây Nước Cây cần nước nhất Nước vận chuyển chất màu Không khí Cây cần khôn khí nhất Cây không thể sống thiếu không khí ánh sáng Cây cần ánh sáng nhất Thiếu ánh sáng , cây xanh sẽ không còn màu xanh Bài 2: SGK. Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4 , 1 HS lên bảng làm. HS nhận xét, GV kết luận lời giải đúng. Bài 3: SGK. Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. Yêu cầu HS tự làm bài, 1 HS lên bảng làm. GV cùng HS nhận xét sửa chữa. * HĐ2: Củng cố dặn dò Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung bài - GV nhận xét tiết học. - Dặn về nhà hoàn thành bài văn tả cảnh và chuẩn bị bài sau. Âm nhac: ( GV chuyên trách dạy) Sinh hoạt tập thể

File đính kèm:

  • docTuan 9 - NA 1.doc
Giáo án liên quan