Giáo án Lớp 5 Tuần 8 - Trường tiểu học Số 1 Triệu Phước

Toán SỐ THẬP PHÂN BẰNG NHAU

Các hoạt động Hoạt động cụ thể

1 bài cũ : 5’ Kiểm tra vở bài tập của HS

Nhận xét ghi điểm

2 Bài mới:

Hoạt động 1:

Mục tiêu: Giúp học sinh

Nhận biết khi viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 (nếu có) ở tận cùng bên phải của số thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi

Phương pháp:

Hoạt động cá nhân ¬-Giới thiệu bài nêu nội dung bài học

-Phát hiện đặc điểm của số thập phân khi viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ( nếu có) ở tận cùng bên phải của số thập phân đó

GV nêu ví dụ

HS tìm cách chuyển đổi để nêu được

0,9 = 0,90 0,90 = 0,900

0.90 = 0.9 0,900 = 0,90

doc11 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 383 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 8 - Trường tiểu học Số 1 Triệu Phước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học sinh Làm quen với một số đặc điểm về thứ tự của các số thập phân Phương pháp: Luyện tập thực hành Bài 3: HS đọc yêu cầu bài tập Viết chữ số x biết : 9,7x8 < 9,718 Phân tích: Chữ số thuộc hàng nào ? ( hàng phần mười ) So sánh chữ số x với chữ số nào trong số thập phân 9,718 ( chữ số1 ) Kết quả 9,708 < 9,718 vậy x = 0 Hoạt động 4:8’ Mục tiêu: Giúp học sinh Làm quen với một số đặc điểm về thứ tự của các số thập phân Phương pháp: Luyện tập thực hành Bài 4 Tiến hành tương tự bài tập 3 Kết quả O,9 < 1 < 1,2 vậy x = 1 64,97 < 65 < 65,14 vậy x = 65 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài sau: luyện tập chung Lịch sử XÔ VIẾT NGHỆ TĨNH Các hoạt động chủ yếu Hoạt động cụ thể 1. Bài cũ: Nêu ý nghĩa của việc Đảng CSản Việt Nam ra đời . - HS nhận xét; GV nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: Hoạt động1: Mục tiêu: Giúp HS Thuật lại được cuộc biểu tình ngày 12-9-1930. Phương pháp: Trực quan, làm việc cá nhân Đồ dùng: SGK, bản đồ Giới thiệu nội dung bài học Cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 - HS lên bảng chỉ trên bản đồ vị trí hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. - HS đọc SGK và thuật lại cuộc biểu tình ngày 12-9-1930. - Lớp nhận xét . ? Cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 đã cho thấy tinh thần đấu tranh của nhân dân Nghệ -Tĩnh như thế nào? GV kết luận: Đảng ta vừa ra đời đã đưa phong trào cách mạng vùng lên ở một số địa phương. Trong đó phong trào Xô viết Nghệ- Tĩnh là đỉnh cao. Hoạt động 2: Mục tiêu: Giúp HS Biết trong các thôn xã ở Nghệ Tĩnh có chính quyền Xô viết đã diễn ra rất nhiều điều mới lạ . Phương pháp: Làm việc theo nhóm Đồ dùng: SGK, bảng nhóm Những chuyển biến mới ở Nghệ –Tĩnh Nhóm 1,2: Khi sống dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, người nông dân không có ruộng, họ phải cày ruộng cho ai? Nhóm 3,4: Nêu những điểm mới ở những nơi nhân dân Nghệ - Tĩnh giành được chính quyền cách mạng những năm 1930-1931. Nhóm 5,6: Khi được sống dưới chính quyền Xô viết, người dân có cảm nghĩ gì? - Đại diện nhóm lên trình bày. Các nhóm khác nhận xét bổ sung. - GV nhận xét kết luận: Hoạt động 3: Mục tiêu: Giúp HS Biết ý nghĩa của phong trào Xô viết Nghệ-Tĩnh Phương pháp: Làm việc cả lớp Đồ dùng: Ý nghĩa của phong trào Xô viết Nghệ-Tĩnh -HS trao đổi và nêu ý nghĩa của phong trào Xô viết Nghệ-Tĩnh . -HS trình bày kết quả trước lớp. - HS nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận: Phong trào Xô viết Nghệ - Tỉnh cho thấy tinh thần dũng cảm của nhân dân ta, sự thành công bước đầu cho thấy nhân dân ta hoàn toàn có thể làm cách mạng thành công. - Phong trào Xô viết Nghệ - Tỉnh đã khích lệ, cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau: Cách mạng mùa thu. Thứ hai ngày 27 tháng 10 năm 2008 Dạy bài thứ năm Toán LUYỆN TẬP CHUNG L Các hoạt động Hoạt động cụ thể 1- Bài cũ : 5’ Kiểm tra vở bài tập của học sinh Nhận xét ghi điểm 2 Bài mới:32’ Hoạt động 1:8’ Mục tiêu: Giúp học sinh Rèn kĩ năng đọc các số thập phân Phương pháp: Luyện tập thực hành Giới thiệu nội dung ôn tập Bài 1 HS lần lượt đọc các số thập phân bài 1 trang 43, cả lớp nhận xét GV sửa sai Hoạt động 2:8’ Mục tiêu: Giúp học sinh Rèn kĩ năng đọc, viết các số thập phân Phương pháp: Luyện tập thực hành Bài 2 : HS chia thành từng cặp thay nhau đọc rồi viết các số thập phân Năm đơn vị, bảy phần mười : 5,7 Ba mươi hai đơn vị, tám phần mười, năm phần trăm : 32,85 Không đơn vị, một phần trăm: 0,01 Không đơn vị,ba trăm linh bốn phần nghìn: 0,304 Hoạt động 3:8’ Mục tiêu: Giúp học sinh Rèn kĩ năng so sánh, sắp xếp các số thập phân theo thứ tự xác định Phương pháp: Luyện tập thực hành Bài 3: HS tự làm bài rồi chữa bài 41,538 < 41,835 < 42,358 < 42,538 HS giải thích cách làm bài Hoạt động 3:8’ Mục tiêu: Giúp học sinh Rèn kĩ năng tính nhanh bằng cách thuận tiện nhất Rèn kĩ năng tính toán cho HS Phương pháp: Luyện tập thực hành Bài 4: HS nhắc lại các cách tính nhanh , lựa chọn cách tính nhanh phù hợp HS tự làm bài rồi chữa bài = = 54 = = 49 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài sau: luyện tập chung Kĩ thuật NẤU CƠM Các hoạt động chủ yếu Hoạt động cụ thể 1. Bài cũ: - Ở gia đình em sử dụng cách nấu cơm nào? - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: Hoạt động1: Giúp học sinh Tìm hiểu cách nấu cơm bằng nồi cơm điện Mục tiêu: Giúp học sinh Biết nguyên liệu và dụng cụ để nấu ăn bằng nồi cơm điện. Phương pháp: thảo luận nhóm Đồ dùng: SGK Giới thiệu nội dung bài học Tìm hiểu cách nấu cơm bằng nồi cơm điện - Các nhóm thảo luận về các nguyên liệu và dụng cụ để nấu cơm bằng nồi cơm điện và so sánh với cách nấu cơm bằng bếp đun xem có gì giống và khác nhau về nguyên liệu và dụng cụ. - Đại diện nhóm lên trình bày. Các nhóm khác nhận xét bổ sung. - GV nhận xét kết luận: + Giống nhau: đều phải chuẩn bị gạo, nước sạch, rá, chậu để vo gạo. + Khác nhau: dụng cụ nấu và nguồn cung cấp nhiệt để nấu cơm. - Gọi một số HS nêu cách nấu cơm bằng nồi cơm điện và so sánh với cách nấu cơm bằng bếp đun. - Khi nấu cơm bằng nồi cơm điện ta nên lưu ý điều gì? - HS nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận: Khi nấu cơm bằng nồi cơm điện ta có hai cách cho nước vào nồi phù hợp: + Đổ nước theo các khấc ở phía trong nồi: Cứ một cốc gạo ứng với một khấc vạch nước trong nồi. + Dùng cách đong nước: Cứ một cốc gạo thì 1,5 cốc nước. Hoạt động 2: Mục tiêu: Giúp học sinh Củng cố kiến thức về nấu cơm cho học sinh Phương pháp: Thảo luận nhóm 4 Đồ dùng: Bảng nhóm Đánh giá kết quả học tập - GV chia nhóm và giao việc cho nhóm. - Các nhóm thảo luận thêo nội dung các câu hỏi sau rồi ghi vào bảng nhóm. + Theo em muốn nấu cơm bằng nồi cơm điện đạt yêu cầu, cần chú ý khâu nào nhất? + Nêu ưu, nhược điểm của cách nấu cơm bằng nồi cơm điện. - Đại diện nhóm lên trình bày. Các nhóm khác nhận xét bổ sung. - GV nhận xét kết luận: 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà các em thực hành 2 cách nấu cơm đã học . - Chuẩn bị bài sau: Luộc rau. Thứ ba ngày 28 tháng 10 năm 2008 Dạy bài thứ sáu Toán VIẾT CÁC SỐ ĐO ĐỘ DÀI DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN Các hoạt động Hoạt động cụ thể 1- Bài cũ : 5’ Kiểm tra vở bài tập của học sinh Nhận xét ghi điểm 2 Bài mới:32’ Hoạt động 1:5’ Mục tiêu: Giúp học sinh -Ôn tập bảng đơn vị đo độ dài -Quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề vàmột số đơn vị đo thông dụng Phương pháp: Luyện tập thực hành Đồ dùng: Bảng đơn vị đo độ dài Giới nội dung bài học Ôn hệ thống đơn vị đo độ dài HS nhắc lại các đơn vị đo độ dài đã học theo thứ tự từ lớn đến bé HS nhắc lại quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề GV nêu ví dụ HS thảo luận nêu quan hệ giữa một số đơn vị đo thông dụng 1km =m 1m = km=...km 1m = cm 1cm = m=.m HS nêu nhận xét về cách thực hiện Hoạt động 2:7’ Mục tiêu: giúp học sinh Luyện tập viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau Phương pháp: Luyện tập thực hành Ví dụ: GV nêu ví dụ, HS thảo luận nhóm 2 làm bài và nêu cách làm bài Ví dụ : viết số thập phân thích hợp vào chổ chấm a)6m 4dm =.m 6m4dm = 6 m = 6,4m Vậy 6m4dm = 6,4m b)3m 5cm = ..m 3m 5cm = 3 m = 3,05 m Vậy 3m5cm = 3,5 m Hoạt động 3 :20’ Mục tiêu: Giúp học sinh Luyện tập viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau Phương pháp: Luyện tập thực hành Thực hành HS tự làm bài rồi chữa bài GV theo dõi giúp đở học sinh yếu Bài1: 8m 6dm = 8,6 m 2dm 2cm = 2,2 dm 3m 7cm = 3,07 m 23m 13 cm = 23,13 m Bài 2 : 3m 4dm = 3,4m 2m 5cm = 2,05 m 21 m 36cm = 21,36m 8dm 7cm = 8,7 dm 4dm 32mm = 4,32 dm 73mm = 0,73 dm Bài 3: 5km 302m = 5,302km 5km 75m = 5.075 km 302m = 0,302km 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài sau: luyện tập chung Khoa học PHÒNG TRÁNH HIV/AIDS Các hoạt động Hoạt động cụ thể 1- Bài cũ : 5’ Nêu cách phòng tránh bệnh viêm gan A Người mắc bệnh viêm gan A cần lưu ý điều gì Nhận xét ghi điểm 2-Bài mới: Hoạt động 1: Mục tiêu : Giúp học sinh: -Giải thích được một cách đơn giản HIV là gì,AIDS là gì -Nêu được các đường lây truyền HIV Phương pháp: Nhóm Đồ dùng : Phiếu học tập Giới thiệu nội dung bài học Trò chơi “Ai Nhanh, Ai Đúng” GV hướng dẫn luật chơi và nêu cách chơi Các nhóm gắn câu trả lời tương ứng với câu hỏi đúng và nhanh nhất Mỗi nhóm cử đại diện vào ban giám khảo Ban giám khảo thông báo kết quả làm việc GV kết luận Đáp án đúng 1 – c 2 – b 3 – d 4 – e 5 – a Hoạt động 2: Mục tiêu : Giúp học sinh: -Nêu được cách phòng tránh HIV/AIDS -Có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người cùng phòng tránh HIV/AIDS Phương pháp: Nhóm Đồ dùng : Tranh ảnh có liên quan Sưu tầm thông tin, tranh ảnh và triển lãm Các nhóm sắp xếp trình bày các thông tin, tranh ảnh, tờ rơi, tranh cổ động,các bài báo. đã sưu tầm được và tập trình bày trong nhóm theo chủ đề về HIV/AIDS Các nhóm trình bày triển lãm Cả lớp tham quan và nghe nhóm bạn thuyết minh Cả lớp bình chọn theo tiêu chí : Sưu tầm được các thông tin và tranh ảnh phong phú về chủng loại -Nhóm triển lãm đẹp khoa học nhất -Nhóm thuyết minh hay nhất, thuyết phục nhất Các nhóm đọc thông tin SGK trang 35 thảo luận theo gợi ý SGK Cả lớp liên hệ thực tế ở địa phương, gia đình và các địa phương khác 3 củng cố dặn dò : Nhận xét tiết học Chuẩn bị bài sau Thái độ đối với người bị nhiểm HIV/AIDS Sinh hoạt ĐỘI Các hoạt động Hoạt động cụ thể Đánh giá hoạt động đội tuần 8 Kế hoạch tuần 9 Các phân đội báo cáo hoạt động của phân đội tuần qua Chi đội báo cáo chung GV phụ trách tổng kết Sinh hoạt 15’ đầu giờ đạt hiệu quả cao Đội viên đến lớp đeo khăn quàng, bảng tên đầy đủ Đồng phục đúng theo quy định Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân Vệ sinh trường lớp chưa sạch Thực hiện tốt các hoạt động của đội đề ra Tuyên dương: Tường Vi, Ngọc, Thu, Thu Hà, Đức Thảo.. Nhắc nhở: Khắc Hà, Trâm Triển khai đợt thi đua chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 Duy trì nền nếp hoạt động đội Tập văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11tham gia hội thi văn nghệ do liên đội tổ chức

File đính kèm:

  • docTuan 8.doc