ĐẠO ĐỨC (T8)
NHỚ ƠN TỔ TIÊN (tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết được ai cũng có tổ tiên, mỗi người đều phải nhớ ơn tổ tiên
- Học sinh biết làm những việc cần làm phù hợp khả năng thể hiện lòng biết ơn tổ tiên
- HS giỏi Biết ơn tổ tiên, ông bà, tự hào về các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
- Giáo dục giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. .
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên + học sinh: Các tranh ảnh, bài báo về ngày giỗ Tổ Hùng Vương - Các câu ca dao, tục ngữ, thơ, truyện. về biết ơn tổ tiên.
- PP: Thảo luận, thuyết trình, đàm thoại trò chơi, .
35 trang |
Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 533 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 8 Trường Tiểu Học Phú Thọ B, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bài dựa vào kết quả: từ 1m = 0,001km
1mm = 0,001m
Ghi bảng: Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
Luyện tập Bài 1: 8’
- Giáo viên yêu cầu HS đọc đề
Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm
- Học sinh đọc đề
- Giáo viên yêu cầu HS làm vở, phát phiếu
a. 8m 6dm = 8,6m
b. 2dm 2cm = 2,2dm
c. 3m 7cm = 3,07m
d. 23m 13cm = 23,13m
- Giáo viên nhận xét, sửa bài
Bài 2: 9’
Viết số đo sau dưới dạng số thập phân
a.Có đơn vị là mét
b. Có đơn vị là dm
Phát phiếu BT
Trình bày
a.3m 4dm =3,4m
2m 5cm = 2,05m
21m 36cm = 21,36m
b. 8dm 7cm = 8,7dm
4dm 32mm = 4,32dm
73mm = 0,73dm
Bài 3:5’
Viết số thập phân vào chỗ chấm: (Phát phiếu BT)
5km 302m = 5,302 km
5km 75m = 5,075 km
302m = 0,302 km
4.Củng cố: 4’
- Học sinh nhắc lại kiến thức vừa học.
- Mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo liền kề?
346m = hm
7m 8cm = m
8m 7cm 4mm = cm
7,3m = cm
- Tên đơn vị lớn hơn m, nhỏ hơn m?
- Nêu phương pháp đổi.
5. Dặn dò: 1’
- Chuẩn bị: “Viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân”
- Nhận xét tiết học
-------------------------------------
KHOA HỌC (T16)
PHÒNG TRÁNH HIV / AIDS
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết nguyên nhân và cách phòng tránh HIV/AIDS
- Giáo dục học sinh có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người cùng phòng tránh nhiễm HIV.
II. Chuẩn bị:
- Thầy: Hình vẽ trong SGK - Các bộ phiếu hỏi - đáp có nội dung như trang 30 SGK (đủ cho mỗi nhóm 1 bộ)
- PP: Thảo luận, đ.thoại, trực quan
- Trò: Sưu tầm các tranh ảnh, tờ rơi, tranh cổ động, các thông tin về HIV/AIDS.
III. Các hoạt động:
HĐ
CBLL
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1.Ổn định:1’
- Hát
2. KTBC:4’
- Nguyên nhân, cách lây truyền bệnh viêm gan A? Một số dấu hiệu của bệnh viêm gan A?
- Do vi-rút viêm gan A, bệnh lây qua đường tiêu hóa. Một số dấu hiệu của bệnh viêm gan A: sốt nhẹ, đau ở vùng bụng bên phải, chán ăn.
- Nguyên nhân, cách lây truyền bệnh viêm gan B? Dấu hiệu của bệnh viêm gan B?
- Do vi-rút viêm gan B, bệnh lây qua đường máu, đường tình dục và từ mẹ sang con lúc có thai hoặc khi sinh con.
- Nêu cách phòng bệnh viêm gan A?
- Cần “ăn chín, uống sôi”, rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện.
GV nhận xét + đánh giá điểm
3. Bài mới: 30’
a. GTB: 1’
“Phòng tránh HIV / AIDS”
b. THB:
HĐ1:
- Giáo viên tiến hành chia lớp thành 4 (hoặc 6) nhóm (chia nhóm theo thẻ hình).
- Học sinh họp thành nhóm (Học sinh có thẻ hình giống nhau họp thành 1 nhóm).
- Giáo viên phát mỗi nhóm 1 bộ phiếu có nội dung như SGK/30, một tờ giấy khổ to.
- Đại diện nhóm nhận bộ phiếu và giấy khổ to.
- Giáo viên nêu yêu cầu: Hãy sắp xếp các câu hỏi và câu trả lời tương ứng? Nhóm nào xong trước được trình bày sản phẩm bảng lớp (2 nhóm nhanh nhất).
- Các nhóm tiến hành thi đua sắp xếp.
® 2 nhóm nhanh nhất, trình bày trên bảng lớp ® các nhóm còn lại nhận xét.
Giáo viên nhận xét, tuyên dương nhóm nhanh, đúng và đẹp.
Kết quả như sau:
1-b 4-e 7-g
2-c 5-d
3-a 6-h
- Như vậy, HIV là gì?
HIV là tên loại vi-rút làm suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể.
- AIDS là gì?
- AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch của cơ thể
H. động 2:15’
Tìm hiểu các đường lây truyền và cách phòng tránh HIV / AIDS.
- Thảo luận nhóm bàn, quan sát hình SGK và trả lời câu hỏi:
+ HIV lây truyền qua những đường nào? ® Giáo viên gọi đại diện 1 nhóm trình bày.
- Học sinh thảo luận nhóm bàn
+đường máu, mẹ sang con khi mang thai và cho con bú, đường tình dục
Giáo viên nhận xét + chốt
- Học sinh nhắc lại
4. Củng cố: 2’
- Giáo viên nêu câu hỏi ® nói tiếng “Hết” học sinh trả lời bằng thẻ Đ - S.
- Học sinh giơ thẻ
Giáo viên nhận xét, tuyên dương
5. Dặn dò: 1’
- Chuẩn bị: “Thái độ đối với người nhiễm HIV / AIDS. Trẻ em tham gia phòng chống AIDS”
- Nhận xét tiết học
---------------------------------------
TẬP LÀM VĂN(T16)
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
DỰNG ĐOẠN MỞ BÀI – KẾT BÀI.
I. Mục tiêu:
- Nhận biết và nêu được cách viết 2 kiểu mở bài: mở bài trực tiếp, gián tiếp; 2 kiểu kết bài: mở rộng, không mở rộng.
- Viết được đoạn mở bài gián tiếp, đoạn kết bài mở rộng cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương.
- Giáo dục học sinh lòng yêu mến cảnh vật xung quanh và say mê sáng tạo.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Bài soạn
+ Phương pháp: Đàm thoại, trực quan, luyện tập,
+ HS: SGK, vở.
III. Các hoạt động:
HĐ
CBLL
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1.Ổn định: 1’
2. KTBC: 3’
3. Bài mới:30’
a. GTB:1’
b. HDLT:
H.động 1: 15’
H.động 2: 20’
4. Củng cố. 2’
5. Dặn dò: 1’
- 2, 3 học sinh đọc đoạn văn.
- Giáo viên nhận xét.
- Dựa vào mục tiêu GTB: Luyện tập tả cảnh.
- Cho hs đọc nội dung BT1
- **Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đọc hai đoạn văn nêu những điểm giống và khác.
Giáo viên chốt lại.
- Y/c xây dựng đoạn Mở bài (gián tiếp) đoạn kết bài (mở rộng) cho bài tả cảnh thiên nhiên ở địa phương.
.+ Gợi ý cho học sinh Mở bài theo kiểu Mb.
+ Từ nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng giới thiệu cảnh đẹp địa phương.
Từ một đặc điểm đặc sắc nhất để giới thiệu cảnh đẹp sẽ tả.
Từ cảm xúc về kỉ niệm giới thiệu cảnh sẽ tả Kết bài theo dạng mở rộng.
Đi lại ý của mở bài để đi nêu cảm xúc, ý nghĩ riêng.
***Học sinh nhắc lại nội dung ghi nhớ.
Giới thiệu học sinh nhiều đoạn văn giúp học sinh nhận biết: Mở bài gián tiếp Kết luận mở rộng.
- Chuẩn bị: “Lập thuyết trình, tranh luận”.
Nhận xét tiết học.
- Hát
- Học sinh lần lượt đọc nối tiếp yêu cầu bài tập, cả lớp đọc thầm.
- 1 học sinh đọc đoạn Mở bài a: 1 học sinh đọc đoạn Mở bài b.
+ a – Mở bài trực tiếp.
+ b – Mở bài gián tiếp.
- Học sinh nhận xét:
+ Cách a: Giới thiệu ngay con đường sẽ tả.
+ Cách b: Nêu kỷ niệm đối với quê hương, sau đó giới thiệu con đường thân thiết.
- **Học sinh so sánh nét khác và giống của 2 đoạn kết bài.
+Đều nói đến tình cảm yêu quý, gắn bó thân thiết đối với con đường.
+Khẳng định con đường là tình bạn.
+Nêu tình cảm đối với con đường – Ca ngợi công ơn của các cô chú công nhân vệ sinh hành động thiết thực.
- 1 học sinh đọc yêu cầu, chọn cảnh.
- Học sinh làm bài.
- Học sinh lần lượt đọc đoạn Mở bài, kết bài.
- Cả lớp nhận xét.
+ Cách mở bài gián tiếp.
+ kết luận mở rộng.
Học sinh nhận xét.
-----------------------------------------
TẬP LÀM VĂN:
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH(T16)
I. Mục tiêu:
- Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả một cảnh đẹp ở địa phương
- Biết chuyển một phần trong dàn ý đã lập thành đoạn văn hoàn chỉnh (thể hiện rõ đối tượng miêu tả, trình tự miêu tả, nét đặc sắc của cảnh; cảm xúc của người tả đối với cảnh).
- Giáo dục HS ý thức được trong việc miêu tả nét đặc sắc của cảnh, tả chân thực, không sáo rỗng.
II. Chuẩn bị:
- Thầy: Giấy khổ to, bút dạ - Bảng phụ tóm tắt những gợi ý giúp học sinh lập dàn ý.
- pp: Trực quan, đàm thoại, luyện tập
- Trò: Một số tranh ảnh minh họa cảnh đẹp của đất nước.
III. Các hoạt động:
HĐ
CBLL
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1.Ổn định:1’
- Hát
2. Bài cũ: 2’
- Giáo viên chấm bài về nhà: Đơn kiến nghị (2,3 học sinh).
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
3.Bài mới: 30’
a. GTB:1’
- Các em đã quan sát một cảnh đẹp của địa phương. Trong tiết học luyện tập tả cảnh hôm nay, các em sẽ lập dàn ý cho bài văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương.
b.Luyện tập:
H. động 1: 14’
Lập dàn ý miêu tả một cảnh đẹp của địa phương.
- Giáo viên gợi ý
- 1 học sinh đọc yêu cầu
+ Dàn ý gồm mấy phần?
- 3 phần (MB - TB - KL)
+ Dựa trên những kết quả quan sát, lập dàn ý cho bài văn với đủ 3 phần.
Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp được chọn tả là cảnh nào? Ở vị trí nào trên quê hương? Điểm quan sát, thời điểm quan sát?
- Giáo viên có thể yêu cầu học sinh tham khảo bài.
+ Vịnh Hạ Long / 81,82: xây dựng dàn ý theo đặc điểm của cảnh.
+ Tây nguyên / 82,83: xây dựng dàn ý theo từng phần, từng bộ phận của cảnh.
Thân bài:
a/ Miêu tả bao quát:
- Chọn tả những đặc điểm nổi bật, gây ấn tượng của cảnh: Rộng lớn - bát ngát - đồng quê Việt Nam.
b/ Tả chi tiết:
- Lúc sáng sớm:
+ Bầu trời cao
+ Mây: dạo quanh, lượn lờ
+ Gió: đưa hương thoang thoảng, dịu dàng đưa lượn sóng nhấp nhô...
+ Cây cối: lũy tre, bờ đê òa tươi trong nắng sớm.
+ Cánh đồng: liền bờ - ánh nắng trải đều - ô vuông - nhấp nhô lượn sóng - xanh lá mạ.
+ Trời và đất - hoạt động con người - lúc hoàng hôn.
+ Bầu trời: mây - gió - cây cối - cánh đồng - trời và đất - hoạt động người.
Kết luận:
Cảm xúc của em với cảnh đẹp quê hương.
- Học sinh lập dàn ý trên nháp - giấy khổ to.
- Trình bày kết quả
Giáo viên nhận xét, bổ sung
- Lớp nhận xét
H.động 2: 14’
* Dựa theo dàn ý đã lập, viết một đoạn văn miêu tả cảnh thiên nhiên ở địa phương
- 1 học sinh đọc yêu cầu
- Giáo viên nhắc:
+ Nên chọn 1 đoạn trong thân bài để chuyển thành đoạn văn.
- Lớp đọc thầm, đọc lại dàn ý, xác định phần sẽ được chuyển thành đoạn văn.
+ Phần thân bài có thể gồm nhiều đoạn hoặc một bộ phận của cảnh.
- Học sinh viết đoạn văn
- Một vài học sinh đọc đoạn văn
+ Trong mỗi đoạn thường có 1 câu văn nêu ý bao trùm toàn đoạn. Các câu trong đoạn phải cùng làm nổi bật đặc điểm của cảnh và thể hiện được cảm xúc của người viết.
- Lớp nhận xét
- Giáo viên nhận xét đánh giá cao những bài tả chân thực, có ý riêng, không sáo rỗng.
4. Củng cố: 3’
- Bình chọn đoạn văn giàu hình ảnh, cảm xúc chân thực.
5.Dặn dò: 1’
- Về nhà hoàn chỉnh đoạn văn, viết vào vở
- Chuẩn bị: Luyện tập tả cảnh: Dựng đoạn mở bài - Kết luận.
- Nhận xét tiết học
---------------------------------------
SINH HOẠT TẬP THỂ TUẦN 8
1. Nhận xét các hoạt động tuần 7:
- Các tổ báo cáo cho Lớp trưởng về trật tự, vệ sinh, học tập,
- Gv nhận xét, tuyên dương, nhắc nhở
2. Kế hoạch tuần 9:
- Nhắc nhở hs đi học đều.
- Tiếp tục ôn bảng cửu chương.
- Kiểm tra tập vở, cách trình bày.
- Giữ gìn trật tự, vệ sinh trường lớp.
- Kiểm tra vở rèn chữ viết.
- Giáo dục phòng tránh cúm A H1N1, đuối nước, Sốt xuất huyết,
- Chăm sóc cây xanh.
- Thực hiện tốt an toàn giao thông.
- Tham gia phong trào thi đua đợt 1, phân loại rác.
3. Tiếp tục dạy và hát : Bài “nụ cười hồng”
4. Trò chơi: “ Nhảy ô Số”.
File đính kèm:
- Giao an 5 Tuan 8.doc