Giáo án Lớp 5 Tuần 7 - Trường Tiểu học số 1 Đồng Sơn

Tập đọc

 NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT

I.Mục đích, yêu cầu:

-Luyện đọc:

+ Đoc đúng những từ phiên âm nước ngoài: A-ri-ôn, Xi-xin

+Đọc diễn cảm: Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể sôi nổi, hồi hộp.

+Rèn thêm kĩ năng đọc cho học sinh TB.

-Hiểu được:

+Nghĩa các từ: boong tàu, dong buồm, hành trình, sững sốt.

+Nội dung bài: Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó của loài cá heo với con người.

II. Chuẩn bị: GV: Trang minh hoạ SGK.

 GV + HS: sưu tầm tranh, ảnh về cá heo.

III. Các hoạt động dạy và học:

1. Ổn định: Chỉnh đốn nề nếp lớp.

2. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS đọc bài: Tác phẩm của si-le và tên phát xít và trả lời câu hỏi:

- Vì sao tên sĩ quan có thái độ bực tức với ông cụ người Pháp?

- Nhà văn Si-le được cụ già đánh giá như thế nào?

 

doc34 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 618 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 7 - Trường Tiểu học số 1 Đồng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n dân nhà Trần chuẩn bị thuốc men cho cuộc chiến đấu.(tiếp đến các vua Trần xưa) +Tranh 5: Cây cỏ nước Nam góp phần làm cho binh sĩ thêm khỏe mạnh.(tiếp đến hơn mình hàng trăm lần) +Tranh 6: Tuệ Tĩnh và học trò phát triển cây thuốc nam.(đoạn còn lại) HĐ 2: HS tập kể chuyện.(15 phút) -Gọi 1 HS đọc nội dung 1 và 2 SGK/68. -GV hướng dẫn: Không cần kể đúng nguyên văn như cô đã kể chỉ cần kể được cốt chuyện và tình tiết tiêu biểu trong câu chuyện. Chú ý giọng kể cho phù hợp với nội dung từng đoạn. -Tổ chức cho HS kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện trong nhóm. -Yêu cầu HS kể từng đoạn nối tiếp nhau trước lớp, GV gọi HS khác nhận xét bổ sung. -Tổ chức cho HS thi kể toàn bộ câu chuyện trước lớp – GV nhận xét bổ sung. HĐ 3: Tìm hiểu nội dung ý nghĩa câu chuyện:( 6 phút) -GV yêu cầu HS tự đặt câu hỏi và gọi bạn khác trả lời để tìm hiểu nội dung ý nghĩa câu chuyện. Nếu HS lúng túng thì GV nêu câu hỏi để HS trả lời: H: Câu chuyện ca ngợi ai? Ông có công gì trong việc truyền bá tác dụng của cây thuốc Nam? Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?... -GV nhận xét ý của HS trả lời và rút ra ý nghĩa câu chuyện: Khuyên người ta yêu quý thiên nhiên; hiểu giá trị và biết trân trọng từng ngọn cỏ, lá cây. -Yêu cầu HS bình chọn bạn kể hay nhất, bạn có câu hỏi và câu trả lời hay nhất. -HS theo dõi lắng nghe. -HS lắng nghe GV kể, kết hợp quan sát tranh. -HS đọc nội dung 1 và 2 SGK/68, HS khác đọc thầm. -Nghe GV hướng dẫn kể. -HS kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện trong nhóm. -HS kể từng đoạn nối tiếp nhau trước lớp, HS khác nhận xét. -HS thi kể toàn bộ câu chuyện trước lớp.(3-5 em) -HS tự đặt câu hỏi để hỏi bạn về nội dung ý nghĩa câu chuyện. -Cả lớp bình chọn bạn kể hay nhất, bạn có câu hỏi hoặc câu trả lời hay nhất. 4. Củng cố . Dặn dò: -Yêu cầu HS nêu lại ý nghĩa câu chuyện. -Tuyên dương những HS chăm chú nghe kể chuyện và nêu nhận xét chính xác. -Nhận xét tiết học. -Về kể lại câu chuyện cho gia đình nghe. Chuẩn bị: Kể chuyện đã nghe, đã đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên. Thứ sáu ngày 8 tháng 10 năm 2010 Tập làm văn LUYỆN TẬP TẢ CẢNH I. Mục đích, yêu cầu: -Giúp học xác định được phần mở bài, thân bài, thân bài, kết bài của bài văn; hiểu mối quan hệ về nội dung giữa các câu và biết cách viết câu mở đoạn. -Yêu cảnh sông nước Việt Nam. II. Chuẩn bị: -Bảng phụ ghi sẵn bài tập trang 31. -Ảnh minh hoạ vịnh Hạ Long. Tranh, ảnh về cảnh đẹp Tây Nguyên gắn với các đoạn văn trong bài. III. Hoạt động dạy và học: 1.Ổn định nề nếp :Yêu cầu cả lớp hát một bài 2.Kiểm tra bài cũ: +Gọi HS đọc dàn ý bài văn miêu tả một cảnh sông nước – bài tập 2 tiết tập làm văn trước-Nhận xét và ghi điểm cho từng HS. 3.Dạy – học bài mới. Giới thiệu bài Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập 1: (10 phút) -Yêu cầu 1 em đọc bài tập 1. -Yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn làm bài tập. -Nghe, nhận xét và chốt kết quả đúng. a. Các phần mở bài, thân bài, kết bài: -Mở bài: Câu mở đầu (Vịnh Hạ Long là một thắng cảnh có một không hai của đất nước Việt Nam) -Thân bài: Gồm 3 đoạn tiếp theo, mỗi đoạn tả một đặc điểm của cảnh. -Kết bài: Câu cuối cùng (Núi non, sóng nước mãi mãi giữ gìn). b. Các đoạn của thân bài và ý của mỗi đoạn: -Đoạn 1: Tả sự kì vĩ của vịnh Hạ Long với hàng nghìn hòn đảo. -Đoạn 2: Tả vẻ duyên dáng của vịnh Hạ Long. -Đoạn 3: Tả những nét riêng biệt, hấp dẫn của Hạ Long qua mỗi mùa. c. Các câu văn in đậm có vai trò mở đầu mỗi đoạn, nêu ý bao trùm toàn đoạn. Xét trong toàn bài, những câu văn đó còn có tác dụng chuyển đoạn, nối kết các đoạn với nhau. HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập 2: (10 phút) -Yêu cầu 1 HS đọc đề bài. -GV hướng dẫn: Để chọn đúng câu mở đoạn, các em cần xem những câu cho sẵn có nêu được ý bao trùm của cả đoạn không. -Yêu cầu HS làm bài cá nhân. -Yêu cầu HS trình bày kết quả. -Nhận xét và chốt kết quả đúng: Đoạn 1: Chọn câu b vì câu này nêu được cả 2 ý trong đoạn văn: Tây Nguyên có núi cao và rừng dày. Đoạn 2: Chọn câu c vì câu này nêu được ý chung của cả đoạn văn: Tây Nguyên có những thảo nguyên rực rỡ muôn màu sắc. HĐ3: Hướng dẫn HS làm bài tập 3:(10 phút) - Gọi 1 em nêu yêu cầu của đề bài . -GV nhắc HS: viết xong phải kiểm tra xem câu văn có nêu được ý bao trùm của đoạn, có hợp với câu tiếp theo trong đoạn không. - Yêu cầu HS làm bài cá nhân.(Đối với học sinh yếu chỉ yêu cầu viết và đọc một đoạn a) - GV theo dõi giúp đỡ học sinh yếu. - Yêu cầu một số em đọc bài làm của mình, lớp theo dõi và nhận xét. - GV nghe, nhận xét và chấm điểm -1 em đọc bài tập 1, lớp đọc thầm. -HS thảo luận nhóm bàn làm bài tập. -Đại diện một số nhóm trình bày, mời bạn nhận xét và bổ sung thêm. -1 em đọc, lớp đọc thầm theo bạn. - Lắng nghe. -Làm bài cá nhân. Mỗi em chọn câu mở đoạn, ghi bằng bút chì vào đầu đoạn văn. -HS nêu câu đã chọn, mời bạn nhận xét. - Lắng nghe. -1 em nêu, lớp theo dõi. - Chú ý nghe. -Từng cá nhân thực hiện làm bài. 5-6 em lần lượt đọc bài làm, lớp nhận xét bài của bạn. 4.Củng cố- Dặn dò: H: Em hãy nêu tác dụng của câu mở đoạn. Nhận xét tiết học. Toán: HÀNG CỦA SỐ THẬP PHÂN. ĐỌC, VIẾT SỐ THẬP PHÂN. I.Mục tiêu: -Bước đầu nhận biết tên các hàng của số thập phân - Đọc, viết số thập phân, chuyển số thập phân thành hỗn số có chứa phân số thập phân. II. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ kẻ sẵn nội dung a) như phần bài học SGK; III. Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định: Chỉnh đốn nề nếp lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng bảng làm bài, HS dưới lớp 2 dãy mỗi dãy làm 1 bài: Điền phân số thập phân hoặc số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: a) 0,2 = b) = 0,05 = = 0,045 = = -GV nhận xét ghi điểm. 3. Bài mới:-Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu tiết học. Hoạt động dạy Hoạt động học HĐ1: Giới thiệu về các hàng, giá trị của các chữ số ở các hàng của số thập phân và cách đọc,viết số thập phân.(15 phút) -GV viết số phập phân 375,406 lên bảng. -GV treo bảng và viết số thập phân vào bảng: Số TP 3 7 5 , 4 0 6 Hàng trăm chục Đơn vị Phần mười Phần trăm Phần nghìn -Yêu HS quan sát bảng phân tích và trả lời các câu hỏi sau: H: Dựa vào bảng nêu các hàng của phần nguyên, các hàng của số thập phân trong số thập phân 375,406? (Phần nguyên gồm: đơn vị,chục ,trăm ,nghìn) Phần thập phân gồm: phần mười,phần trăm,phần nghìn,) H: Mỗi đơn vị của một hàng bằng bao nhiêu đơn vị thấp hơn liền sau (hoặc liền trước)? (Mỗi đơn vị của một hàng bằng 10 đơn vị của hàng thấp hơn liền sau hoặc bằng (tức 0,1) đơn vị của hàng cao hơn liền trước.) H: Hãy nêu cấu tạo từng phần trong số thập 375,406? (Phần nguyên: 3 trăm, 7 chục ,5 đơn vị Phần thập: 4 phần mười,0 phần trăm,6 phần nghìn) -Gọi HS đọc và viết số thập phân 375,406. (ba trăm bảy mươi lăm phẩy bốn trăm linh sáu; 375,406 ) -Tương tự như số thập phân 375,406, GV hướng dẫn HS nêu cấu tạo, cách đọc, cách viết số thập phân 0,1985. H: Qua cách đọc và viết số thập phân 375,406; 0,1985, em hãy nêu cách đọc và viết số thập phân? -GV nhận xét và chốt lại cách đọc và viết số thập phân (như trong SGK trang 38). HĐ2: Luyện tập – thực hành:(15 phút) Bài 1: -Yêu cầu HS đọc đề bài. -GV viết lên bảng từng số thập phân và yêu cầu HS đọc kết hợp nêu phần nguyên, phần thập phân của từng số thập phân đó. Ví dụ: 2,35 đọc là: hai phẩy ba mươi lăm Phần nguyên là 2, phần thập phân là Bài 2: -Gọi HS đọc yêu cầu đề bài. -GV phát phiếu bài tập yêu cầu HS làm theo nhóm 2 em. -Gọi HS nhận xét bài bạn trên bảng, GV chốt lại kết quả đúng: Viết số thập phân: a.5,9; b) 24,18; c) 55,555 ; d) 2008,08 ; e) 0,001 Bài 3: Dành cho học sinh khá giỏi: -Gọi HS đọc và xác định yêu cầu đề bài. -Yêu cầu HS quan sát mẫu và làm bài cá nhân vào vở, 2 em lên bảng làm. -Gọi HS nhận xét bài trên bảng và sửa sai, GV chốt lại và ghi điểm. 6,33 = 6 ; 18,05 = 18 ; 217,908 = 217 -HS quan sát bảng. -HS trả lời, HS khác bổ sung. HS thảo luận theo nhóm 2 và trả lời, nhóm khác bổ sung. -HS trả lời, HS khác bổ sung. -HS đọc và viết số thập phân 375,406. -HS thảo luận theo nhóm 2 và trả lời, nhóm khác bổ sung. -HS đọc phần in đậm ở SGK. -HS đọc đề bài. -Thứ tự từng em đọc và nêu phần nguyên, phần thập phân của từng số thập phân đó. -HS đọc yêu cầu đề bài. -Nhận phiếu bài tập và làm theo nhóm 2 em, 1 nhóm lên bảng làm. -HS nhận xét bài bạn trên bảng. -HS đọc và xác định yêu cầu đề bài. -HS làm bài cá nhân vào vở, 2 em thứ tự lên bảng làm. 4. Củng cố - Dặn dò: -GV yêu cầu HS nêu lại cách đọc và viết số thập phân. -Về nhà làm bài ở vở BT toán , chuẩn bị bài tiếp theo. Aâm nhac: Thầy Thuyết dạy Thể dục: Thầy Hương dạy CHIỀU: ĐẠI HỘI CHI BỘ ***************************************************

File đính kèm:

  • docGiao an 5 tuan 7.doc
Giáo án liên quan