Giáo án Lớp 5 Tuần 7 - Trường tiểu học Quảng Thọ

Tập đọc

NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức Đọc trôi chảy toàn bài - Đọc đúng các tiếng phiên âm tiếng nước ngoài: A-ri-ôn, Xi-xin - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chuyện phù hợp với những tình tiết bất ngờ của câu chuyện.

2. Kĩ năng Hiểu từ ngữ trong câu chuyện. Hiểu nội dung câu chuyện. Ca ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó đáng quý của loài cá heo với con người. Cá heo là bạn của con người.

3. Thái độ Giáo dục học sinh yêu quý thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên.

 

doc19 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 652 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 7 - Trường tiểu học Quảng Thọ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ: - Kiểm tra bài chuẩn bị của học sinh - 2 học sinh trình bày lại dàn ý hoàn chỉnh của bài văn miêu tả cảnh sông nước ( Minh, Tấn) - Lần lượt học sinh đọc Giáo viên nhận xét - cho điểm 2. Giới thiệu bài mới: * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát cảnh sông nước và chọn lọc chi tiết tả cảnh sông nước - Hoạt động nhóm đôi Bài 1: - 1 học sinh đọc yêu cầu bài 1 - Giáo viên hỏi câu 1a: Xác định các phần MB, TB, KB - Học sinh trao đổi ý theo nhóm đôi, viết ý vào nháp - Giáo viên hỏi câu 1b: Các đoạn của TB và đặc điểm mỗi đoạn - Học sinh lần lượt đọc yêu cầu - Học sinh trả lời câu hỏi theo cặp Giáo viên chốt lại - Học sinh trao đổi nhóm 2 bạn - Giáo viên hỏi câu 1c: Vai trò mở đầu mỗi đoạn, nêu ý bao trùm và đặc điểm của cảnh được miêu tả của các câu văn in đậm - Dự kiến: ý chính của đoạn - Câu mở đoạn: ý bao trùm cả đoạn * Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập viết câu mở đoạn, hiểu quan hệ liên kết giữa các câu trong đoạn văn - Hoạt động nhóm đôi Bài 2: - Học sinh đọc yêu cuầ đề bài - Học sinh làm bài * Hoạt động 3: Củng cố - Hoạt động lớp - Bình chọn đoạn văn hay 3. Tổng kết - dặn dò: Nhận xét tiết học **********************š|œ********************* Thứ sáu ngày 15 tháng 10 năm 2010 Tập làm văn LUYỆN TẬP TẢ CẢNH I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Dựa trên kết quả quan sát tả cảnh sông nước và dàn ý đã lập - Học sinh biết chuyển một phần của dàn ý thành đoạn văn. Thể hiện rõ đối tượng tả (đặc điểm hoặc bộ phận của cảnh), trình tự miêu tả - nét nổi bật của cảnh - Cảm xúc của người tả cảnh. 2. Kĩ năng- Rèn kĩ năng dựng đoạn văn. 3. Thái độ Giáo dục HS lòng yêu quý cảnh vật thiên nhiên và say mê sáng tạo. II. Các hoạt động Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ: - Kiểm tra bài học sinh - HS đọc lại kết quả làm bài tập 3 - Giáo viên giới thiệu đoạn văn - câu văn - bài văn hay tả sông nứơc 2. Giới thiệu bài mới: * Hoạt động 1: HDHS biết chuyển một phần của dàn ý thành đoạn văn - Hoạt động nhóm đôi Bài 1: - Yêu cầu học sinh đọc lại bài Vịnh Hạ Long xác định đoạn văn - 1 học sinh đọc yêu cầu bài 1 - Cả lớp đọc thầm - Mỗi đoạn văn trong bài đều tập trung tả một bộ phận của cảnh - Học sinh lần lượt đọc dàn ý - Chọn một phần trong dàn ý viết đoạn văn Giáo viên nhận xét cho điểm - Học sinh làm bài Giáo viên chốt lại: Phần thân bài gồm nhiều đoạn, mỗi đoạn tả một đặc điểm hoặc tả một bộ phận của cảnh. Trong mỗi đoạn gồm có một câu nêu ý bao trùm của cả đoạn - Các câu trog đoạn phải cùng làm nổi bật đặc điểm của cảnh và thể hiện cảm xúc của người viết. - Cả lớp nhận xét - HS tiếp nối đọc đoạn văn _GV nhận xét, chấm điểm Cả lớp bình chọn đoạn văn hay * Hoạt động 3: Củng cố - Hoạt động lớp - Nêu những hình ảnh em đã từng quan sát về một cảnh đẹp ở địa phương em. 3. Tổng kết - dặn dò: - Về nhà viết lại đoạn văn vào vở - Soạn bài luyện tập làm đơn - Nhận xét tiết học Toán LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: 1. Kiến thức Biết cách chuyển một phân số thập phân thành hỗn số rồi thành số thập phân. 2. Kĩ năng Củng cố về tính giá trị biểu thức số có phép tính nhân và chia. 3. Thái độ Giáo dục học sinh yêu thích môn học. II. Các hoạt động Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ: - Học sinh sửa bài 1a, 2a, c, 3/42 (SGK). Bảo Anh, Sương . Hậu Giáo viên nhận xét, cho điểm - Lớp nhận xét 2. Giới thiệu bài mới: * Hoạt động 1: HDHS biết cách chuyển một phân số thập phân thành hỗn số rồi thành số thập phân. - Hoạt động cá nhân Bài 1: _GV hướng dẫn HS làm theo 2 bước + Lấy tử số chia cho mẫu số + Thương tìm được là phần nguyên (của hỗn số) ; viết phần nguyên kèm theo một phân số có tử số là số dư, mẫu số là số dư Học sinh thực hành chuyển các phân số thập phân trong bài = 16 = 16,2 * Hoạt động 2: HDHS biết cách chuyển một phân số thập phân thành số thập phân rồi đọc số thập phân đó. Bài 2 : - Yêu cầu học sinh viết từ phân số thập phân thành số thập phân (bước hỗn số làm nháp). - Học sinh làm bài 45 = 4 , 5 ; 10 2020 = 0, 2020 10000 - Yêu cầu học sinh kết luận * Hoạt động 3: Củng cố - Hoạt động nhóm - Học sinh nhắc lại kiến thức vừa luyện tập. - Tổ chức thi đua Bài tập: Đổi thành số thập phân: _= ... ? ; _= ... ? 3. Tổng kết - dặn dò: - Nhận xét tiết học HDTH Toán ÔN LUYỆN KHÁI NIỆM VỀ SỐ THẬP PHÂN I. Mục tiêu: - Củng cố khái niệm về số thập phân. - Viết được các phân số thành số thập phân, chuyển các số thập phân thành phân số thập phân. Học sinh yếu chỉ yêu cầu làm được bài tập 1,2 II. Hoạt động dạy – học: + Hướng dẫn h/s làm bài tập. Bài tập 1: Viết các phân số sau dưới dạng số thập phân. ; ; ; ; - G/v hướng dẫn h/s làm: = =0.8; hoặc = = 3,5 Bài tập 2: Chuyễn các số dưới đây thành phân số thập phân. 0,95 ; 0,386 ; 12,35; 18,005 G/v hướng dẫn h/s giải: 0,95 =; 12,35 = 12 0,386 = ; 18,005 = 18 Bài tập 3: Viết các số thập phân dưới đây dưới dạng gọn hơn. 20,4030; 12,3000; 81,00300. Hướng dẫn h/s làm bài.( Những chữ số 0 ở tận cùng phía bên phải dấu phẩy không có giá trị. Bài tập 4: Dành cho học sinh giỏi: Một đội công nhân ngày thứ nhất làm được Quảng đường. Ngày thứ 2 làm được quảng đường . Hỏi ngày thứ 3 còn phải làm bao nhiêu phần quảng đường nữa mới xong công việc?( Học sinh tự làm, giáo viên hướng dẫn khi học sinh không làm được) IV. Củng cố- dặn dò: Sinh hoạt tập thể NHẬN XÉT TUẦN I. Mục tiêu: - Đánh giá hoạt đông tuần qua nhằm giúp hs nhận ra ưu, khuyết điểm để từ đó khắc phục khuyết điểm và phát huy những ưu điểm. - Phương hướng tuần tới. II. Hoạt động trên lớp: Các tổ tự nhận xét hoạt động của tổ mình. Lớp trưởng nhận xét hoạt động của lớp. Gv đánh giá lại tình hình hoạt động của lớp. Ưu điểm: Hs đi học đúng giờ. ý thức học bài tốt. Vệ sinh lớp học, vệ sinh khu vực và bồn hoa sạch sẽ. Sách vở, dụng cụ học tập đầy đủ. Tồn tại: Một số bạn ý thức tự giác còn thấp.ý thức học bài ở nhà chưa cao như bạn Thanh, Sương, Tấn Thiếu đồng phục nngày thứ 2: Bảo Anh Nhiều bạn chữ viết còn xấu chưa tiến bộ : Tùng, Văn Hiền Một số bạn còn rụt rè trong học tập, chưa mạnh dạn phát biểu ý kiến: Mơ, Nguyệt III. Phương hướng tuần tới: Học chương trình tuần 8 Tiếp tục làm tốt các khu vực vệ sinh được giao. Chú ý chăm sóc hoa, trồng lại những chỗ mưa xói. Nộp các khoản tiền đầu năm. Đội tuyển ATGT tham gia tập dúng lịch CHIỀU Kĩ thuật NẤU CƠM I. Mục tiêu: - H/s biết cách nấu cơm. - Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để nấu cơm giúp gia đình. II. Đồ dùng dạy – học: - Các vật dụng cần cho nấu cơm: Gạo, nồi, bếp,rá, chậu,đũa, ... - Phiếu học tập. III. Hoạt động dạy- học: Tiết 1 2) Bài mới: Giới thiệu bài: + Hoạt động 1: Tìm hiểu cách nấu cơm ở gia đình. ? ở gia dình chúng ta có thể nấu cơm bằng những cách nào? ( Nấu bằng bếp đun hoặc nấu cơm bằng nồi điện. ? Hai cách nấu cơm này có những ưu và nhược điểm gì? Có những điểm gì giống và khác nhau? + Hoạt động 2: Tìm hiểu cách nấu cơm bằng, nồi trên bếp. Chia lớp thầnh 4 nhóm. Thảo luận hoàn thành phiếu học tập( G/v h/d h/s đọc mục 1,kết hợp với hình 1,2,3sgk và cách liên hệ nấu cơm ở gia đình) Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. Gọi 1-2 em nhắc lại cách nấu cơm bằng bếp củi G/v hướng dẫn h/s cách nấu cơm bằng bếp đun. + Lưu ý cho h/s một số điểm như: Chọn nồi Lượng nước. Cách đun lửa. IV. Củng cố dặn dò: H/s nhắc lai cách nấu cơm bằng bếp đun. Về nhà nấu cơm giúp gia đình. ****************š|œ************ PĐHS yếu: LUYỆN KỂ CHUYỆN Đà NGHE CÓ NỘI DUNG CA NGỢI HOÀ BÌNH VÀ CHỐNG CHIẾN TRANH I. Mục tiêu: Rèn kĩ năng nói: - H/s tìm được câu chuyện nói về chống chiến tranh, ca ngợi hoà bình. Kể chuyện tự nhiên, chân thực. - Rèn kĩ năng nghe bạn kể, biết nêu câu hỏi và nhận xét về lời kể của bạn. Với học sinh yếu: Chọn và kể được nôil dung câu chuyên đã học có nội dung ca ngợi hòa bình và chống chiến tranh đã học trong SGK II.Hoạt động dạy học: + Giới thiệu bài: Kể một câu chuyện đã nghe có nội dung ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh. H/s tìm hiểu đề: Tìm câu chuyện có nội dung theo y/c của đề bài. H/s giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể.(Thúy Hiền, Trà Giang, Hậu, Hiến, Mơ, Trúc Anh, Bảo Anh) + H/s thực hành kể. H/s kể theo cặp và trao đổi nội dung câu chuyện.( Học sinh giỏi kèm h/s yếu kể chuyện ) Giáo viên theo dõi giúp học sinh yếu chọn chuyện và gợi ý cho học sinh kể Gọi h/s yếu kể: Tùng, Thanh, Sương, Bảo Anh Giáo viên đặt câu hỏi để kiểm tra việc hiểu nội dung câu chuyện của các em. H/s thi kể trước lớp. Nhận xét bình bạn kể hay, nội dung phù hợp. III. Nhận xét dặn dò: *********************š|œ********************

File đính kèm:

  • docGA Tuan 7.doc
Giáo án liên quan