Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2: Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
Biết:
Tìm một thành phần chưa biết của phép tính với phân số.
Giải bài toán liên quan đến số trung bình cộng.
Giáo dục HS tính chính xác, khoa học.
II. Đồ dùng dạy học :
III. Các hoạt động dạy học:
31 trang |
Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 612 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 7 - Trường tiểu học Mậu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i:
- Mở bài: Câu mở đầu
- Thân bài: Gồm 3 đoạn tiếp theo, mỗi đoạn tả một đặc điểm của cảnh.
- Kết bài: Câu văn cuối.
b. Các đoạn của thân bài và ý mỗi đoạn:
- Đoạn 1: Tả sự kì vĩcủa vịnh Hạ Long với hàng ngìn hòn đảo.
- Đoạn 2: Tả vẻ duyên dáng của vịnh Hạ Long.
- Đoạn 3: Tả những nét riêng biệt, hấp dẫn của vịnh Hạ Long.
c.Các câu văn in đậm có vai trò mở đầu mỗi đoạn, nêu ý bao trùm toàn đoạn. Xét trong toàn bài, những câu văn đó còn có tác dụng chuyển đoạn, kết nối các đoạn với nhau.
Bài tập 2:
- Gọi HS nêu y/c BT
- Cho HS làm việc cá nhân.
- GV nhận xét.
Lời giải:
a. Điền câu (b), vì câu này nêu được cả 2 ý trong đoạn văn: Tây Nguyên có núi cao và rừng dày.
b. Điền câu(c) vì câu này nêu được ý chung của đoạn văn: Tây Nguyên có những thảo nguyên rực rỡ màu sắc.
Bài tập 3:
- Hướng dẫn HS làm bài
- GV nhắc HS viết xong phải kiểm tra xem câu văn có nêu được ý bao trùm của cả đoạn, có hợp với câu tiếp theo trong đoạn không.
- Gọi HS tiếp nối đọc bài, lớp nhận xét
- GV nhận xét, ghi điểm
3. Củng cố - dặn dò:
- Cho HS nhắc lại tác dụng của câu mở đoạn.
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị cho tiết TLV tới: Viết một đoạn văn miêu tả cảnh sông nước.
- HS nêu dàn ý
- Nghe
- Mời một HS đọc bài. Cả lớp đọc thầm.
- HS làm bài theo nhóm 6
- Đại diện các nhóm trình bày.
- HS đọc yêu cầu
- Một số HS trình bày bài làm.
- Nghe hướng dẫn
- HS làm vào vở.
- HS đọc
- Nghe, ghi nhớ.
Tiết 3: Khoa học
BÀI 14: PHÒNG BỆNH VIÊM NÃO
I. Mục tiêu:
HS biết nguyên nhân, và cách phòng tránh bệnh viêm não
II. Đồ dùng dạy học:
Hình vẽ trong SGK/ 30 , 31
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ của GV
HĐ của HS
1. Kiểm tra bài cũ: “Phòng bệnh sốt xuất huyết”
- 2 HS trả lời câu hỏi
- Nguyên nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết là gì?
+ Do 1 loại vi rút gây ra
- Bệnh sốt xuất huyết được lây truyền như thế nào?
+ Muỗi vằn hút vi rút gây bệnh sốt xuất huyết có trong máu người bệnh truyền sang cho người lành.
GV nhận xét, cho điểm
2. Bài mới
* Hoạt động 1: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng ?”
- Hoạt động nhóm, lớp
Phương pháp:
+ Bước 1: GV phổ biến luật chơi
-HS đọc câu hỏi và trả lời Tr 30 SGK và nối vào ý đúng
+ Bước 2: Làm việc cả lớp
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày.
GV nhận xét chốt lại đáp án: 1 – c; 2 – d ; 3 – b ; 4 – a
-HS trình bày kết quả :
* Hoạt động 2: Tìm hiểu phòng tránh bệnh viêm não
- Hoạt động cá nhân, lớp
Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, giảng giải
+ Bước 1:
- GV yêu cầu cả lớp quan sát các hình 1 , 2, 3, 4 trang 30 , 31 SGK và trả lời câu hỏi:
+Chỉ và nói về nội dung của từng hình
+Hãy giải thích tác dụng của việc làm trong từng hình đối với việc phòng tránh bệnh viêm não
-HS trình bày
-H1 : Em bé ngủ có màn, kể cả ban ngày (để ngăn không cho muỗi đốt)
-H2 : Em bé đang được tiêm thuốc để phòng bệnh viêm não
-H3 : Chuồng gia súc được làm cách xa nhà
-H4: Mọi người đang làm vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở, quét dọn, khơi thông cống rãnh, chôn kín rác thải, dọn sạch những nơi đọng nước, lấp vũng nước
Bước 2:
- GV yêu cầu HS thảo luận câu hỏi :
+Chúng ta có thể làm gì để đề phòng bệnh viêm não ?
- Thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Lớp bổ sung
* GV kết luận: Cách tốt nhất để phòng bệnh viêm não là giữ vệ sinh nhà ở, dọn sạch chuồng trại gia súc và môi trường xung quanh, giải quyết ao tù, nước đọng, diệt muỗi, diệt bọ gậy. Cần có thói quen ngủ màn kể cả ban ngày. Trẻ em dưới 15 tuổi nên đi tiêm phòng bệnh viêm não theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Đọc mục bạn cần biết
3. Củng cố - Dặn dò
- Xem lại bài
- Chuẩn bị: “Phòng bệnh viêm gan A”
- Nghe.
- Nhận xét tiết học
Ngày soạn: 27/09/2012
Ngày giảng:T6- 28/09/2012
Tiết 1 : Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
Biết cách chuyển một phần số thập phân thành hỗn số.
Chuyển phân số thập phân thành số thập phân.
Giáo dục HS tính chính xác, khoa học.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ của GV
HĐ của HS
1.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1 HS nêu các đọc và cách viết số thập phân?
- NX ghi điểm
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Luyện tập:
Bài 1:
a.GV hướng dẫn HS chuyển một phân số (thập phân) có tử số lớn hơn mẫu số. Chẳng hạn, để chuyển
thành hỗn số ,GV có thể hướng dẫn HS làm theo 2 bước:
10 + Lấy thương chia cho mẫu số.
16 + Thương tìm được là phần
2 nguyên ( của hỗn số); Viết phần nguyên kèm theo một phân số có tử số là số dư, mẫu số là số chia.
- Tổ chức cho HS làm bài cá nhân, 3 HS làm bài trên bảng lớp
- Kiểm tra,nhận xét chốt lại bài làm đúng
Kết quả:
; ; ;
b. Khi đã có các hỗn số, GV cho HS nhớ lại cách viết hỗn số thành số thập phân.
- GV hướng dẫn mẫu
- Cho HS tự chuyển các hỗn số mới tìm được thành số thập phân.
Kết quả là:
16,2 73,4 56,08 6,05
Bài 2:
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS tự chuyển các phân số thập phân. ( Như bài 1)
- Cho HS làm ra nháp.
- Chữa bài. VD về kết quả:
; ;
Bài 3:
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Phân tích mẫu
- Cho HS trao đổi nhóm 6
- Cho HS báo cáo kết quả
- GV nhận xét. :
5,27m = 537cm
8,3m = 830cm
3,15m = 315 cm
Bài 4:
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 3 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Kết quả:
a) ; b) 0,6 ; 0,60
c) Có thể viết thành các số thập phân như: 0,6 ; 0,60 ;
3. Củng cố - dặn dò:
- Tóm tắt nội dung bài học, liên hệ giáo dục HS
- GV nhận xét giờ học.HD chuẩn bị bài sau.
- 1 HS nêu
-HS thực hiện theo hướng dẫn của GV
- Làm bài
- Nghe hướng dẫn mẫu
- Làm bài, báo cáo kết quả
- Nêu yêu cầu
- Làm bài vào vở, 1 số HS làm bảng lớp
- Nêu yêu cầu
- Nghe
- Thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm báo cáo
- Nêu yêu cầu
- Làm bài
- Nghe
Tiết 2: Tập làm văn:
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. Mục tiêu:
Biết chuyển một phần dàn ý (thân bài) thành đoạn văn miêu tả cảnh sông nước rõ một số đặc điểm nổi bật , rõ trình tự miêu tả.
II. Đồ dùng dạy học:
Dàn ý của bài văn tả cảnh sông nước tuần trước.
Bảng phụ, phấn viết.
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ của GV
HĐ của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu vai trò của câu mở đoạn trong mỗi đoạn và trong bài văn, đọc câu mở đoạn của em- BT 3 ( Tiết TLV trước).
- GV nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu tiết học.Ghi đề bài lên bảng: Luyện tập tả cảnh.
b. Hướng dẫn HS luyện tập:
- GV kiểm tra dàn ý bài văn tả cảnh sông nước của HS
- HS đọc đề bài và gợi ý làm bài.
Lưu ý:
+Phần thân bài có thể gồm nhiều đoạn tả một đặc điểm hoặc một bộ phận của cảnh.Nên chọn một phần tiêu biểu thuộc thân bài- để viết một đoạn văn.
+ Trong mỗi đoạn thường có một câu văn nêu ý bao trùm từng đoạn.
+ Các câu trong đoạn phải cùng làm nỗi bật đặc điểm của cảnh và thể hiện được cảm xúc của người viết.
- Yêu cầu HS viết đoạn văn.
- GV nhận xét, ghi điểm một số doạn văn.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Yêu cầu những HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại ,tiết sau kiểm tra lại.
-Xem trước yêu cầu và gợi ý tiết TLV tuần 8.
- GV nhận xét tiết học.
- HS lên bảng thực hiện.
- Lớp nhận xét.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện viết đoạn văn.
- HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn.
- Cả lớp bình chọn người viết đoạn văn tả cảnh sông nước hay nhất, có nhiều ý mới ,sáng tạo.
- Nghe.
Tiết 3: Địa lý:
ÔN TẬP
I. Mục tiêu:
Xác định và mô tả được vị trí nước ta trên bản đồ.
Biết hệ thống hoá các kiến thức đã học về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản; đặc điểm chính của các yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu,sông ngòi,đất ,rừng.
Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ.
II. Đồ dùng dạy học:
Bản đồ địa lí Việt Nam. Bảng phụ , phấn viết.
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ của thầy
HĐ của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy trình bày các loại đất chính của nước ta.
- Nêu một số đặc điểm của rừng nhiệt đới và rừng ngập mặn.
-Nêu một số tác dụng của rừng đối với đời sống của nhân dân ta.
* GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Ôn tập
b. Hướng dẫn ôn tập:
Hoạt động 1:Thực hành một số kĩ năng địa lí liên quan đến các yếu tố địa lí tự nhiên Việt Nam.
a/ Quan sát lược đồ Việt Nam trong khu vực Đông nam Á,chỉ trên lược đồ và mô tả:
- Vị trí và giới hạn của nước ta.
- Vùng biển của nước ta.
- Một số đảo và quần đảo của nước ta: quần đảo Trường Sa,quần đảo Hoàng Sa; các đảo: Cát bà,Côn Đảo, Phú Quốc.
b/ Quan sát lược đồ địa hình Việt Nam:
- Nêu tên và chỉ vị trí của các dãy núi: Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn, các dãy núi hình cánh cung.
- Nêu tên và chỉ vị trí các đồng bằng lớn ở nước ta.
- Chỉ vị trí của sông Hồng, sông Đà, sông Thái Bình, sông Mã, sông cả, sông Đà Rằng , sông Đồng Nai, sông Tiền, sông Hậu.
Hoạt động 2: Ôn tập về đặc điểm của các yếu tố địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Hs thảo luận nhóm 4 theo phiếu học tập.
Các yếu tố tự nhiên
Đặc điểm chính
Địa hình
Khoáng sản
Khí hậu
Sông ngòi
Đất
Rừng
- 3 HS lên bảng trả lời.
- Lớp nhận xét.
- HS thảo luận nhóm đôi .
- Từng HS lên thực hành,HS kia nhận xét.
- HS thảo luận nhóm 4
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung.
Các yếu tố tự nhiên
Đặc điểm chính
Địa hình
Trên phần đất liền của nước ta:diện tích là đồi núi,diện tích là đồng bằng
Khoáng sản
Nwớc ta có nhiều loại khoáng sản như than,a-pa-tít,bô-xít,sắc,dầu mỏ,trong đó than là loại khoáng sản có nhiều nhất ở nước ta.
Khí hậu
Khí hậu nhiệt đới gió mùa,có nhiệt độ cao,gió và mưa thay đổi theo mùa.Khí hậu có sự khác biệt giữa miền Nam và miền Bắc.Miền Bắc có mùa đông lạnh,mưa phùn;miền Nam nóng quanh năm,có hai mùa mưa và mùa khô rõ rệt.
Sông ngòi
Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc nhưng ít sông lớn.Sông có lượng nước thay đổi theo mùa và có nhiều phù sa.
Đất
Nước ta có hai loại đất chính:
-Phe-ra-lít màu đỏ hoặc vàng tập trung ở vùng núi.- Đất phù sa màu mỡ tập trung ở đồng bằng.
Rừng
Nước ta có nhiều loại rừng nhưng chủ yếu hai loại rừng chính:
Rừng rậm nhiệt đới tập trung ở vùng đồi núi. Rừng ngập mặn ở các vùng ven biển.
3. Củng cố - Dặn dò:
- GV tổng kết tiết học.
- Chuẩn bị tiết sau: Dân số nước ta.
- Gv nhận xét tiết học- tuyên dương.
- Nghe
Tiết 4: Sinh hoạt
File đính kèm:
- T7.doc