+ Đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu, say sưa thưởng thức tiếng hát của ông. Bầy cá heo đã cứu A- ri-ôn khi ông nhảy xuống biển
+ Cá heo là con vật thông minh tình nghĩa, chúng biết thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ và biết cứu giúp người khi gặp nạn.
+ Đám thuỷ thủ tuy là người nhưng vô cùng tham lam độc ác, không biết chân trọng tài năng. Cá heo là loài vật nhưng thông minh, tình nghĩa .
+ Những đồng tiền khắc hình một con heo cõng người trên lưng thể hiện tình cảm yêu quý của con người với loài cá heo thông minh.
57 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 574 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 - Tuần 7 - Năm học 2011 - 2012, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4: a) Viết phân số...
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV hỏi : Qua bài tập trên em thấy những số thập phân nào bằng . Các số thập phân này có bằng nhau không ?
Vì sao.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
- GV nêu : Chúng ta sẽ được tìm hiểu kĩ về các số thập phân bằng nhau ở tiết học sau.
III. Củng cố
(?) Nêu cách đọc, viết số thập phân.
IV.Tổng kết - Dặn dò
GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
4'
1'
8'
8'
7'
9'
2'
2'
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi.
- HS nghe.
HĐ cặp đôi
- HS đọc thầm đề bài trong SGK và trả lời: Bài tập yêu cầu chúng ta chuyển các phân số thập phân thành hỗn số sau đó chuyển hỗn số thành phân số thập phân.
- HS trao đổi và tìm cách chuyển. HS có thể làm như sau :
*
- HS trình bày các cách chuyển từ phân số thập phân sang hỗn số của mình.
- HS nghe GV hướng dẫn cách chuyển đổi, sau đó làm bài.
HĐCN
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. Lưu ý chỉ cần viết kết quả chuyển đổi, không cần viết hỗn số.
;
; = 2,167.
HĐCN
- 1 HS đọc thầm đề bài toán trong SGK.
- HS trao đổi với nhau để tìm số.
- Một số HS nêu, các HS khác theo dõi và bổ sung ý kiến. Cả lớp thống nhất cách làm như sau :
2,1m = m = 2m 1dm = 21dm
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
* 5,27 m = ...cm
5,27 m = m = 5m 27cm = 527 cm.
( Dành cho HS khá )
-1 HS đọc đề bài toán trước lớp.
- HS tự làm bài vào vở bài tập, sau đó 1 HS đọc bài làm trước lớp để chữa bài.
a)
b) ;
- HS nêu : Các số thập phân bằng là : 0,6 ; 0,60 ; 0,600....
Các số thập phân này bằng nhau và cùng bằng .
- 2 HS nêu
----------------------------------------
Tiết 3: Luyện từ và câu
LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA
A. Mục tiêu
- HS phân biệt được nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong một số câu văn có dùng từ nhiều nghĩa.
- HS biết đặt câu phân biệt nghĩa của các từ nhiều nghĩa là động từ.
- GDHS có ý thức học bài, vận dụng vào các bài lập làm văn.
B. Đồ dùng dạy học
GV: - Bài tập 1 viết sẵn lên bảng lớp.
HS : VBT,SGK.
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Tg
Hoạt động học
I. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS lên bảng tìm nghĩa chuyển của các từ lưỡi, miệng, cổ
- Thế nào là từ nhiều nghĩa? Cho ví dụ ?
- GV nhận xét ghi điểm.
II. Bài mới
1. Giới thiệu bài- ghi đầu bài
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
- GV nhận xét bài làm đúng :
1-d; 2- c; 3- a; 4- b.
4'
1'
8'
- 3 HS lên bảng.
- HS trả lời.
- HS ghi đầu bài
HĐ cặp đôi
- HS đọc yêu cầu
- HS làm vào vở, 1 HS lên bảng làm
A- Câu B- Nghĩa của từ
(1) Bé chạy lon ton trên sân. a) Hoạt động của máy móc.
(2) Tàu chạy băng băng trên b) Khẩn trương tránh những điều
đường ray. không may sắp xảy đến.
(3) Đồng hồ chạy đúng giờ. c) Sự di chuyển nhanh của phương
tiện giao thông.
(4) Dân làng khẩn trương chạy lũ. d) Sự di chuyển nhanh bằng chân.
Bài 2
- Từ chạy là từ nhiều nghĩa. Các nghĩa của từ chạy có nét gì chung? Các em cùng làm bài 2
- Gọi HS đọc nét nghĩa của từ chạy được nêu trong bài 2.
- Gọi HS trả lời câu hỏi.
(?) HĐ của đồng hồ có thể coi là sự di chuyển được không?
(?) HĐ của tàu trên đường ray có thể coi là sự di chuyển được không?
KL: Từ chạy là từ nhiều nghĩa. Các nghĩa di chuyển được suy ra từ nghĩa gốc. Nghĩa chung của từ chạy trong tất cả các câu trên là sự vận động nhanh
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài.
- HS tự làm bài tập.
- Gọi HS trả lời.
(?) Nghĩa gốc của từ ăn là gì?
GV: Từ ăn có nhiều nghĩa. Nghĩa gốc của từ ăn là hoạt động đưa thức ăn vào miệng.
Bài 4
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- HS tự làm bài.
- Gọi HS lên bảng làm.
III. Củng cố
(?) Tìm ví dụ về từ nhiều nghĩa?
IV.Tổng kết - Dặn dò
- TK: GV chốt ND bài.
- Dặn HS về nhà tìm thêm một số từ nhiều nghĩa khác .
8'
7'
9'
2'
1’
HĐ cả lớp
- HS đọc
- Nét nghĩa chung của từ chạy có trong tất cả các câu trên là: Sự vận động nhanh.
+ HĐ của đồng hồ là hoạt động của máy móc tạo ra âm thanh.
+ HĐ của tàu trên đường ray là sự di chuyển của phương tiện giao thông.
HĐCN
- HS đọc.
- HS làm bài vào vở.
a) Bác Lê lội ruộng nhiều nên nước ăn chân.
b) Cứ chiều chiều, Vũ lại nghe tiếng còi tàu vào cảng ăn than.
c) Hôm nào cũng vậy, cả gia đình tôi cùng ăn với nhau bữa cơm tối rất vui vẻ.
+ Ăn là chỉ hoạt động tự đưa thức ăn vào miệng.
HĐCN
- HS đọc.
- HS làm vào vở.
- 4 HS lên bảng đặt câu:
+ Em đi bộ đến trường.
+ Em đi dép quai hậu đến trường.
+ Mùa đông phải đi tất.
+ Chú bộ đội đứng gác.
- 2-3 HS
-------------------------------------------
Tiết 4: Mĩ thuật
GV chuyên
--------------------------------------------------
Tiết 5: Sinh hoạt
TUẦN 7
A. Mục tiêu
- HS nắm được những ưu, nhược điểm của các mặt hoạt động trong tuần .
- Biết được các công việc cần làm của tuần 8.
- Học sinh chú ý lắng nghe.
B. Tiến hành sinh hoạt
I. Nhận định các hoạt động của tuần 7.
1. Ổn định
- Học sinh hát.
2. Nhận xét chung.
a) Đạo đức
- Đoàn kết thân ái với bạn bè, song bên cạnh đó vẫn còn hiện tượng đánh nhau: Tiện đánh bạn.
- Đi học tương đối đầy đủ và đúng giờ.
- Tồn tại: + Đi học muộn: Đạt, Giáp
b) Học tập
- Trong lớp các em chú ý nghe giảng, làm bài và viết bài đầy đủ trước khi đến lớp, đã có nhiều tiến bộ trong học tập.
- Tuyên dương: Thảo, Xuân, Thắng - hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.
- Tồn tại: + Chưa học bài trước khi đến lớp: Sơn, Quyết
+ Mất trật tự trong giờ học: Căm, Thoại,
c) Các hoạt động khác
- Văn nghệ: Duy trì hát đầu giờ và chuyển tiết đầy đủ.
- Thể dục: Tập nghiêm túc đều và đúng động tác.
- Vệ sinh: Có ý thức giữ vệ sinh chung và vệ sinh cá nhân tương đối sạch sẽ.
II. Phương hướng hoạt động tuần 8.
-Thi đua học tập chào mừng ngày QTPNVN 20/10
- Thực hiện tốt "5 điều Bác Hồ dạy".
- Học bài và làm bài đầy đủ trước khi tới lớp.
- Thực hiện tốt luật An toàn giao thông.
--------------------------------------------------
Tiết 5: An toàn giao thông
EM LÀM GÌ
ĐỂ THỰC HIỆN AN TOÀN GIAO THÔNG
A. Mục tiêu:
- HS hiểu nội dung, ý nghĩa các con số thống kê đơn giản về TNGT.Hiểu được phòng ngừa TNGT là trách nhiệm của mọi người.
- HS phân tích nguyên nhân của TNGT theo Luật GTĐB. HS giải thích được các điều luật đơn giản cho bạn bè và những người khác. Đề ra các phương án phòng tránh TNGT ở cổng trường hay ở các điểm xảy ra tai nạn. HS tham gia các hoạt động của lớp, Đội TNTP về công tác đảm bảo ATGT.
- GD HS thực hiện đúng luật, nhắc nhở bạn hoặc những người chưa thực hiện đúng quy định của Luật GTĐB.
B. Chuẩn bị:
- GV: + Số liệu thống kê về TNGT hằng năm của cả nước và địa phương
+ Viết các tình huống đóng vai
- HS : Mỗi em viết hoặc vẽ về chủ đề ATGT.
C. Hoạt động chủ yếu:
Hoạt động dạy
Tg
Hoạt động học
I. Ổn định lớp
II. Kiểm tra bài cũ
(?) Nêu những nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông?
- Nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung
a) Hoạt động 1: “Tuyên truyền”
- Cho các tổ trưng bày sản phẩm tranh ảnh đã sưu tầm được hay bài viết đã chuẩn bị ở tiết trước.
- GV nêu 2 mẩu tin về TNGT cho HS nhận xét.
+ Tin 1: Từ 1/ 9/ 2002đến 30/ 9/ 2001 tháng ATGT toàn quốc xảy ra 2225 vụ TNGT đường bộ làm 792 người bị chết và 2630 người bị thương.
+ Tin 2: Tình hình tai nạn giao thông cả nước từ 19 - 28/ 4 /2002 xảy ra 614 vụ tai nạn làm chết 225 người, bị thương 663 người. TB mỗi ngày xảy ra 88 vụ TNGT.
b) Hoạt động 2: Trò chơi sắm vai
- GV nêu một tình huống nguy hiểm : “Bạn An đi sinh hoạt CLB, vì quá ham mê nên về muộn. Trời đã tối, An phải đi xe đạp về nhà nhưng xe đạp của An không có đèn chiếu sáng, đèn phản quang, em lại mặc áo xanh thẫm. Con đường về nhà lại không có đèn chiếu sáng”. Trước tình huống này bạn An phải xử lí như thế nào để đảm bảo an toàn? Em có thể đưa ra giải pháp hợp lí thuyết phục bạn An thực hiện
c) Hoạt động 3: Lập phương án thực hiện ATGT.
- GV chia lớp làm 3 nhóm.
- Y/C: + Điều tra khảo sát
+ Giải pháp( biện pháp thực hiện
+ Duy trì tổ chức thực hiện (KT)
IV.Củng cố
-Em cần làm gì để thực hiện ATGT?
LH:Em đã làm gì để thực hiện ATGT?
V.Tổng kết - Dặn dò
GV nêu nhận xét các hoạt động của HS, đánh giá ý thức học tập của các em. Đặt ra những nhiệm vụ phải làm lâu dài để đảm bảo ATGT.
1'
3'
1'
9'
10'
8'
2'
1'
- 2 em nêu.
- Các tổ trưng bày giới thiệu sản phẩm của mình, phân tích nội dung, ý nghĩa của sản phẩm. Cảm tưởng khi sáng tác hoặc sưu tầm, nêu ý nghĩa giáo dục.
- HS nhận xét về sản phẩm của bạn
- HS nghe nhận xét tính chất nghiêm trọng của sự việc vừa nêu làm cho em cảm giác ghê sợ về TNGT.
- 1- 2 cặp đóng vai:
- A: Mình phải về nhà, nếu không về thì bố mẹ mình sẽ lo lắng.
- B: Nếu cậu về thì không an toàn, đi đường mà không ai nhìn thấy là rất nguy hiểm. Rất có thể xảy ra tai nạn đối với cậu.
- A: Vậy theo cậu thì nên như thế nào?
- B: Tốt nhất là cậu điện thoại về xin phép bố mẹ cho cậu ở lại nhà mình.
- A: Có lí thế mà tớ không nghĩ ra
+ (Tình huống khác: Nếu nhà bạn An không có điện thoại thì sao?)
- A: Nhưng nhà tớ lại chưa có điện thoại.
- B: Vậy thì cậu gọi điện về cho nhà ai ở gần nhà cậu, nhờ báo tin cho bố mẹ cậu biết.
- A: Hàng xóm tớ thì có điện thoại đấy, nhưng tớ lại không biết số điện thoại nhà họ. Thế mới chán chứ !
- B: Thôi thế thì cậu đi với tớ sang nhà bạn tớ ở cùng phố, tớ mượn cho cậu một chiếc xe đạp có đủ đèn chiếu sáng, đèn phản quang để đi về, mai đi học cậu mang đến đây đổi lại xe. Thế được chưa?
- A: Ôi thế thì tuyệt quá tớ cám ơn cậu nhiều.
+ Nhóm 1: Gồm các em tự đi xe đạp đến trường, lập phương án "Đi xe đạp an toàn "
+ Nhóm 2: Các em được cha mẹ cho ngồi trên xe đạp, xe máy đến trường, lập phương án " Ngồi trên xe máy an toàn"
+ Nhóm 3: Gồm các em đi bộ đến trường "Con đường đi đến trường an toàn".
-HS nêu
-HS liên hệ trả lời
---------------------------------------------
-----------
File đính kèm:
- Toán l5 Tuần 7.doc