Đạo đức
CÓ CHÍ THÌ NÊN (Tiếp )
I. Mục tiêu
Học xong bài này, HS biết:
- Trong cuộc sống, con người thường phải đối mặt với những khó khăn, thử thách. Nhưng nếu có ý chí, có quyết tâm và tìm kiếm sự hỗ trợ của những người tin cậy, thì sẽ vượt qua được khó khăn để vươn lên trong cuộc sống.
- Xác định được những thuận lợi, khó khăn của mình , biết đề ra kế hoạch vượt khó của bản thân.
- Cảm phục những tấm gương có ý chí vượt lên khó khăn để trở thành những người có ích trong gia đình và xã hội.
II. Chuẩn bị.
- Phiếu học tập.
35 trang |
Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 719 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 6 – Trường Tiểu học Lý Tự Trọng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy – học bài mới
2.1.Giới thiệu bài
2.2.Hướng dẫn luyện tập
Bài 1
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.
- GV hỏi : Để sắp xếp được các phân số theo thức tự từ bé đến lớn, trước hết chúng ta phải làm gì ?
- GV : Em hãy nêu cách so sánh các phân số cùng mẫu số, khác mẫu số.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nghe.
- HS đọc thầm đề bài trong SGK.
- HS : Chúng ta phải so sánh các phân số với nhau.
- 2 HS nêu trước lớp, 1 HS nêu cách so sánh 2 phân số cùng mẫu số, 1 HS nêu cách so sánh 2 phân số khác mẫu số.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a)
b) Quy đồng mẫu số các phân số ta có :
; ; . Giữ nguyên
Vì < nên <
- Gv chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2
- GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó gọi HS nêu :
+ Cách thực hịên các phép tính cộng, trừ, nhân , chia với phân số.
+ Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức.
- GV yêu cầu HS làm bài, nhắc các em nếu kết quả là phân số chưa tối giản thì rút gọn về phân số tối giản.
- 5 HS lần lượt nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và bổ xung ý kiến.
- 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a)
b)
c)
d)
- GV yêu cầu HS chữa bài của bạn trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài vào vở bài tập.
- Gv gọi HS chữa bài của bạn trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV gọi HS chữa bài của bạn trên abngr lớp.
- GV hỏi : Bài toán thuộc dạng toán gì ?
3. Củng cố – dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị tiết sau.
- 1 HS đọc đề bài trước lớp. 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
5ha = 50 000m2
Diện tích của hồ nước là :
50 000 : 10 x 3 = 15 000 (m²)
Đáp số : 15000m²
- 1 HS đọc đề bài trước lớp.
- 1 HS làm bài trên bảng lớp, HS cả lớp làm bài trong SGK.
Luyện từ và câu
Dùng từ đồng âm để chơi chữ
I. Mục tiêu
1. Hiểu thế nào là dùng từ đồng âm để chơi chữ.
2. Bước đầu hiểu tác dụng của biện pháp dùng từ đồng âm để chơi chữ: tạo ra những câu nói có nhiều, gây bất bất ngờ thú vị cho người đọc, người nghe.
II. Đồ dùng dạy học
- 3 tờ phiếu phô tô phóng to nội dung BT1
III. các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS lên bảng. Yêu cầu mỗi HS đặt một câu với 1 thành ngữ ở bài 4 tiết trước
- Gọi HS dưới lớp đọc 3 từ có tiếng hợp nghĩa là gộp lại
3 từ có tiếng hợp nghĩa là đúng với yêu cầu
3 từ có tiếng hữu có nghĩa là bạn bè
- Nhận xét ghi điểm
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn tìm hiểu ví dụ
- Yêu cầu HS đọc phần nhận xét.
- HS thảo luận nhóm theo gợi ý:
+ tìm từ đồng âm trong câu
+ xác định các nghĩa của từ đồng âm
- Gọi HS trả lời
- 3 HS lên
- Lần lượt 3 HS nêu
- HS nghe
- HS đọc
- HS thảo luận nhóm
( rắn) hổ mang ( đang) bò lên núi.
: Hổ mang bò lên núi
(con) hổ ( đang) mang ( con) bò lên núi
GV: câu văn trên có thể hiểu theo 2 cách: con rắn hổ mang đang bò lên núi hoặc con hổ đang bò lên núi . Sở dĩ như vậy là do người viết đã sử dụng từ đồng âm để cố ý tạo ra nhiều cách hiểu. các tiếng hổ, mang trong từ hổ mang là tên một loại rắn đồng âm với danh từ hổ( con hổ) và động từ bò ( trườn) đồng âm với danh từ bò( con bò)
Cách dùng từ như vậy gọi là cách dùng từ đồng âm để chơi chữ.
H: Qua ví dụ trên, em hãy cho biết thế nào là dùng từ đồng âm để chơi chữ?
+ Dùng từ đồng âm để chơi chữ là dựa vào hiện tượng đồng âm để tạo ra những câu nói có nhiều nghĩa.
H: Dùng từ đồng âm để chơi chữ có tác dụng gì?
3. Ghi nhớ
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ
4. Luyện tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập
- Tổ chức HS hoạt động nhóm
- Gọi HS trình bày
+ Dùng từ đồng âm để chơi chữ tạo ra những câu nói nhiều nghĩa, gây bất ngờ thú vị cho người nghe.
- 3 HS đọc ghi nhớ
- HS đọc yêu cầu bài tập
- HS thảo luận nhóm
- HS trình bày
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS tự làm bài tập
- Gọi HS lên bảng làm
- HS đọc câu vừa làm
3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị tiết sau.
- 1 HS đọc thành tiếng
- HS làm bài
- 3 HS lên làm bài
+ Chị Nga đậu xe lại mua cho em gói xôi đậu
+ Con bé bò quanh mẹt thịt bò
+ Mẹ bé mua chín quả quả cam chín.
+ Bác ấy là người chín chắn, đừng vội bác bỏ ý kiến của bác ấy.
+ Bé đá con ngựa đá.
Mĩ thuật
Vẽ trang trí
Vẽ hoạ tiết trang trí đối xứng qua trục
I. Mục tiêu
- Hs nhận biết được các hoạ tiết trong trang trí đối xứng qua trục.
- HS biết cách vẽ và vẽ được các hoạ tiết trong trang trí đối xứng qua trục.
- Hs cảm nhận được vẻ đẹp của hoạ tiết trang trí.
II. Chuẩn bị.
- GV : SGK,SGV
-1 số hoạ tiết trang trí.
- Một số bàI của Hs lớp trước.
- HS :SGK, vở ghi, giấy vẽ ,vở thực hành
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài
- GV giới thiệu 1 vài bài trang trí( hình vuông , hình tròn , đường diềm)
Hs quan sát
Hoạt động 1: Quan sát , nhận xét
GV : cho Hs quan sát một số hoạ tiết trang trí đối xứng qua trục và đặt một số câu hỏi gợi ý
+ Hoạ tiết này giống hình gì?
+ Hoạ tiết nằm trong khung hình nào?
+ So sánh các phần của hoạ tiết được chia qua các đường trục
+ Gv kết luận: các hoạ tiết này có cấu tạo đối xứng, hình đối xứng mang vẻ đẹp cân đối và thường được sử dụng để làm hoạ tiết trang trí.
Hs quan sát và trả lời câu hỏi
Hoa , lá
- Vuông , tròn , chữ nhật
- giống nhau và bằng nhau
Hoạt động 2: cách vẽ
GV hướng dẫn hs cách vẽ như sau:
+ Cho HS quan sát hình tham khảo ở SGK
+ Đặt một số cau hỏi gợi ý cho HS trả lời
HS quan sát và trả lời câu hỏi
+Vẽ hình tròn, hình tam giác , hình vuông , hình chữ nhật
+ Kẻ trục đối xứng và lấy các đIểm đối xứng cảu hoạ tiết.
+ Vẽ phác hình hoạ tiết dựa vào các đường trục.
+ Vẽ nét chi tiết.
+ vẽ màu vào hoạ tiết theo ý thích
Hoạt động 3: thực hành
GV yêu cầu hs làm bài trên giấy vẽ hoặc bài thực hành
Hs thực hiện
GV : đến từng bàn quan sát hs vẽ
Hoạt động 4: nhận xét đánh giá
GV nhận xét chung tiết học
Khen ngợi những nhóm, cá nhân tích cực phát biểu ý kiến XD bài
Nhắc HS chưa hoàn thành về nhà thực hiện tiếp.
Nhận xét chung tiết học và xếp loại
Sưu tầm tranh ảnh về an toàn giao thông.
Hs lắng nghe
Tập làm văn
Luyện tập tả cảnh
I. Mục tiêu
1. Thông qua những đoạn văn hay học được cách quan sát khi tả cảnh sông nước.
2. Biết ghi lại kết quả quan sát và lập dàn ý cho bài văn tả một cảnh sông nước cụ thể.
II. Đồ dùng dạy học
Tranh ảnh minh hoạ cảnh sông nước: biển, sông, hồ, đầm...
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- KT sự chuẩn bị của HS cho tiết học này ( quan sát và ghi lại kết quả quan sát một cảnh sông nước)
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học
2. Hướng dẫn luyện tập
Bài tập 1
- Gọi HS đọc yêu cầu nội dung bài tập
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi
và trả lời các câu hỏi trong bài
- Nhà văn Vũ Tú Nam đã miêu tả cảnh sông nước nào?
- Đoạn văn tả đặc điểm gì của biển?
- Câu văn nào cho em biết điều đó?
- Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát những gì và vào những thời điểm nào?
- Tác giả đã sử dụng những màu sắc nào khi miêu tả?
- Khi quan sát biển, tác giả đã có liên tưởng thú vị nào?
- Theo em liên tưởng có nghĩa là gì?
Đoạn văn b:
- Nhà văn Đoàn Giỏi miêu tả cảnh sông nước nào?
- con kênh được quan sát ở những thời điểm nào trong ngày?
- Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng giác quan nào?
- Tác giả miêu tả những đặc điểm nào của con kênh?
- Việc sử dụng nghệ thuật liên tưởng có tác dụng gì?
Bài tập 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài
- Yêu cầu HS đọc kết quả quan sát một cảnh sông nước đã chuẩn bị từ trước.
- Nhận xét bài làm của học sinh và cho điểm
3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về sửa lại bài và hoàn thiện dàn ý bài văn tả cảnh sông nước.
- HS mang vở để GV KT
- HS nghe
- HS nêu
+Nhà văn đã miêu tả cảnh biển
+ Đoạn văn tả sự thay đổi màu sắc của mặt biển theo sắc màu của trời mây.
+ Câu văn:" Biển luôn thay đổi màu sắ tuỳ theo sắc mây trời"
+ Tác giả đã quan sát bầu trời và mặt biển khi: Bầu trời xanh thẳm, bầu trời rải mây trắng nhạt, bầu trời âm u mây mưa, bầu trời ầm ầm dộng gió.
+ Tác giả đã sử dụng những màu sắc xanh thẳm, thẳm xanh, trắng nhạt, xám xịt, đục ngầu.
+ khi quan sát biển, tá giả liên tưởng đén sự thay đổi tâm trạng của con người: biển như một con người biết buồn vui, lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu gắt gỏng.
+ Liên tưởng là từ hình ảnh này nghĩ đến hình ảnh khác.
+ Nhà văn miêu tả con kênh
+ Con kênh được quan sát từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, buổi sáng, giữa trưa, lúc chiều tối.
+ Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh bằng thị giác.
+ Tác giả miêu tả: ánh sáng chiếu xuống dòng kênh như đổ lửa, bốn phía chân trời chống huyếch chống hoác, buổi sáng con kênh phơn phớt màu đào, giữa trưa, hoá thành dòng thuỷ ngân cuồn cuộn loá mắt, về chiều biến thành một con suối lửa.
+ làm cho người đọc hình dung được con kênh mặt trời, làm cho nó sinh động hơn.
- HS đọc
- 3 HS đọc bài chuẩn bị của mình.
- Lớp nhận xét bài của bạn
Sinh hoạt Đội
I. Mục tiêu.
- Đánh giá các hoạt đã làm được trong tuần qua.
- Học sinh hoạt động theo qui trình của Đội.
- Phương hướng tuần tới.
II. Chuẩn bị.
- Nội dung, địa điểm.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ổn định
2. Nhận xét các hoạt động tuần qua.
a) lớp trưởng đánh giá các việc đã làm được.
b) Sinh hoạt Đội
3. Phương hướng tuần tới.
- Học chương trình tuần 7
- Tiếp tục bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu
- Lao động vệ sinh trường lớp.
- Trang hoàng lớp học.
- Thi đua lập thành tích chào mừng ngày thành lập phụ nữ Việt Nam 20/10.
- Nghe
- HS sinh hoạt theo qui trình
File đính kèm:
- Giao an lop 5 tuan 6(2).doc