Giáo án lớp 5 tuần 6 - Trường Tiểu học Kim Sơn

BÀI 26: LUYỆN TẬP.

I. Mục tiêu:

Giúp HS:

- Củng cố về mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích.

- Rèn kỹ năng chuyên đổi các đơn vị đo diện tích, so sánh các số đo diện tích và giải các bài toán có liên quan.

II. Đồ dùng dạy học:

- Vở bài tập.

 

doc26 trang | Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 991 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 5 tuần 6 - Trường Tiểu học Kim Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hô cằn đất, diệt chủng nhiều loài muông thú, gây những bệnh nguy hiểm cho con người và con cái của học, ... - Hỏi thăm, động viên giúp đỡ, ... - Sáng tác truyện, thơ, ... thể hiện sự cảm thông với các nạn nhân. - Vận động mọi người giúp đỡ, ... - Lao động công ích ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam nói riêng và nạn nhân chiến tranh nói chung, ... - HS đọc yêu cầu bài tập 2 và những điểm cần chú ý. - Lớp làm bài tập vào vở bài tập, 1 em làm vào giấy tô - ki. - Cá nhân đọc đơn. - Lớp nhận xét. - Cá nhân dán bảng. - Lớp sửa lại đơn của mình. Thể dục: Bài 12: Đôi hình, đội ngũ. Trò chơi “lăn bóng bằng tay” I. Mục tiêu: - Ôn để củng cố và năng cao ký thuật động tác đội hình - đội ngũ: Dàn hàng ngang, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp. Yêu cầu dàn hàng, dồn hàng nhanh, trật tự; đi đều vòng phải, vòng trái tới vị trí bẻ góc không xô lệch hàng, biết cách đổi chân khi đi đều sai nhịp. - Trò chơi: “ Lăn bóng bằng tay”. Yêu cầu bình tĩnh, khéo léo, lăn bóng theo đường đích dắc qua các bạn hoặc vật chuẩn. II. Địa điểm, phương tiện: - Trên sân trường, vệ sinh nơi tập. - 1 còi, 1 bóng, kẻ sân chơi. III. Nội dung và phương pháp lên lớp: Nội dung Định lượng Phương pháp tổ chức 1. Phần mở đầu: - Nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục học tập. - Trò chơi: làm theo tín hiệu - Chạy nhẹ nhàng. - Đi thường, hít thở sâu - Xoay khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối, vai hông. - Kiểm tra bài cũ: Tập hợp, dàn hàng, dồn hàng. 2. Phần cơ bản: a) Đội hình, đội ngũ: - Ôn dàn hàng, dồn hàng, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp. b) Chơi trò chơi “Lăn bóng bằng tay”. - GV nêu tên trò chơi, giới thiệu cách chơi. - Tổ chức cho HS chơi. - Nhận xét, đánh giá. 3. Phần kết thúc: - Cho HS thực hiện thả lỏng. - Cho HS vỗ tay và hát. - GV cùng HS hệ thống bài học. - GV nhận xét, đánh giá kết quả bài học và giao bài về nhà. 6- 10 phút 1- 2 phút 1- 2 phút 1- 2 phút 1- 2 phút 1- 2 phút 1- 2 phút 18- 22 phút 10- 12 phút 7- 8 phút 4- 6 phút 1-2 phút 1-2 phút 1-2 phút 1-2 phút Đội hình nhận lớp - GV điều khiển lớp tập 1- 2 lần - Chia tổ luyện tập. - Các tổ thi trình diễn. - Cán sự điểu khiển lớp tập 1 lần. CB XP Đội hình kết thúc. Ngày soạn: 29/ 9/ 2009 Ngày giảng: T6/ 2/ 10/ 2009 Toán. Bài 30: Luyện tập chung. I. Mục tiêu: Giúp HS: - Củng cố về so sánh 2 phận số, tính giá trị của biểu thức với phân số. - Giải bài toán liên quan đến tìm 1 phân số của một số, tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của 2 số đó. II. Đồ dùng dạy học: - Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: (5’) - Gọi HS lên bảng làm bài 4 trong SGK trang 31. 2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài: (1’) 2.2. Luyện tập (30’) Bài 1 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - Cho HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài. - Nhận xét, chữa bài. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - Cho HS làm bài vào vở, 4 HS lên bảng làm bài. - Nhận xét, chữa bài. Bài 3: - Gọi HS đọc đề bài. - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - Cho HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài. - Nhận xét, chữa bài. Bài 4: - Gọi HS đọc đề bài. - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - Cho HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài. - Nhận xét, chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò (4’) - GV chốt lại kiến thức của bài. - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. - HS lên bảng làm bài. * Kết quả : a)  ;  ;  ;  ; . b)  ;  ;  ;  ; . * Kết quả: a) + + = + + = b) - - = - - = Bài giải 6 ha = 60 000 m2 Diện tích trồng nhãn là: 60 000 ´ = 36 000 (m2) Đáp số: 36 000 m2 Bài giải Tuổi mẹ : Tuổi con: Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là: 3 - 1 = 2 (phần) Tuổi của mẹ là: 28 : 2 x 3 = 42 ( tuổi) Tuổi của con là: 42 – 28 = 14 (tuổi) Đáp số: Mẹ : 42 tuổi Con : 14 tuổi. Luyện từ và câu. Dùng từ đồng âm để chơi chữ. I. Mục đích yêu cầu: Giúp HS: - Hiểu thế nào là dùng từ đồng âm để chơi chữ. - Bước đầu hiểu tác dụng của biện pháp dùng từ đồng âm để chơi chữ: tạo ra những câu nói có ý nghĩa, gây bất ngờ, thú vị cho người đọc, người nghe. II. Đồ dùng dạy học: - Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: (5’) - Đặt câu với thành ngữ: bốn biển một nhà, kề vai sát cánh, 2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài: (1’) 2.2. Phần nhận xét: (7’) - Gọi HS đọc câu: Hổ mang bò lên núi - Có thể hiểu câu trên theo những cách nào? - Vì sao có thể hiểu nhiều cách như vậy? 3.3. Ghi nhớ: (SGK - 61): (5’). - Gọi HS đọc phần ghi nhớ. 3.4. Luyện tập: (18’) * Bài tập 1: Các câu sau đã dùng từ đồng âm nào để chơi chữ? - GV cùng lớp nhận xét, chốt lời giải đúng: + Ruồi đậu: dừng ở chỗ nhất định. Xôi đậu: đậu dể ăn. + Kiến bò: chỉ hành động. Thịt bò: chỉ thịt con bò. + Chín (1): tinh thông. chín (2): số chín + Bác (1): xưng hô Bác: làm chín thức ăn bằng cách đun nhỏ lửa và quấy thức ăn cho đến khi sền sệt. + Tôi: xưng hô tôi: cho nước để làm cho tan. + Đá: chất rắn làm nên vỏ trái đất. đá: đưa nhanh và hất mạnh chân vào 1 vật làm nó bắn ra xa. Câu này có 2 cách hiểu: - Con ngựa (thật) / đá con ngựa (=) đá, / con ngựa (bằng) đá không đá con ngưạ thật. - Con ngựa (bằng) đá / đá con ngựa (bằng) đá / con ngựa bằng đá không đá con ngựa (thật). * Bài 2: Đặt câu với 1 từ đồng âm vừa tìm được ở bài tập 1. Mẫu: Mẹ em rán đậu Thuyền đậu san sát bên sông. - GV cùng lớp nhận xét. 4. Củng cố, dặn dò: (4’) - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị cho bài sau. - HS lên bảng đặt câu. - HS đọc. - HS thảo luận theo cặp và nêu: + Rắn (Hổ mang) đang bò lên núi. + (Con) hổ (đang) mang (con) bò lên núi. - Do nhiều người biết sử dụng từ đồng âm để cố ý tạo ra nhiều cách hiểu: + Các tiếng hổ mang (tên 1 loài rắn) đồng âm với danh từ hổ (con hổ) và động từ mang. + Động từ bò (trườn) đồng âm với danh từ bò (con bò) - HS đọc ghi nhớ (SGK) - HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập 1. - Làm bài vào vở bài tập. - Cá nhân lên bảng gạch chân. - Nhận xét. - HS đọc yêu cầu bài tập 2. - Lớp làm bài tập vào vở bài tập. - Cá nhân đọc câu. - HS nhắc lại ghi nhớ. Tập làm văn. Luyện tập tả cảnh I. Mục tiêu: Giúp HS: - Qua những đoạn văn hay, HS học được cách quan sát khi tả cảnh sông nước. - Biết ghi lại kết quả quan sát và lập dàn ý cho bài văn tả một cảnh sông nước cụ thể. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh, ảnh minh hoạ cảnh sông nước. Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: (5’) - 1 HS đọc “Đơn xin ra nhập Đội tình nguyện ...” - Kiểm tra việc HS quan sát và ghi lại cảnh quan sát sông nước. 2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài: (1’) 2.2. Hướng dẫn HS làm bài tập: (30’) * Bài 1: Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: - GV cùng lớp nhận xét. * Đoạn văn tả đặc điểm gì của biển? - Câu văn nào nói rõ đặc điểm đó? - Khi quan sát biển, tác giả đã có liên tưởng thú vị như thế nào? - Giải nghĩa: Liên tưởng từ chuyện này, hình ảnh này nghĩ sang chuyện khác, hình ảnh khác; từ chuyện của người nghĩ đến chuyện của mình. - GV Liên tưởng này khiến biển trở nên gần gũi với cong người hơn. * Con kênh được quan sát vào những thời điểm nào trong ngày? - Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng giác quan nào? * Bài 2: Lập dàn ý bài văn miêu tả cảnh sông nước - Cho HS lập dàn bài của bài văn. - GV theo dõi, giúp dỡ HS. - Gọi cá nhân đọc bài làm - Nhận xét, sửa. - GV cùng lớp nhận xét chữa bài của 2 HS dán bảng. 4. Củng cố, dặn dò: (4’) - Nhận xét giờ học. - Yêu cầu HS về nhà hoàn thiện bài tập. - Chuẩn bị bài tập làm văn: Luyện tập tả cảnh. - HS đọc bài làm của mình. - Cá nhân đọc tiếp nối nội dung bài tập 1. - Thảo luận nhóm (4’) câu hỏi (SGK). - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. - Sự thay đổi màu sắc của mặt biển theo sắc của mây trời. - Biển luôn luôn thay đổi màu theo sắc mây trời. Biển như con người, cũng biết buồn vui, lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng, ... - Mọi thời điểm trong ngày: Suốt ngày từ lúc mặt trời mọc, đến lúc mặt trời lặn, buổi sáng, giữa trưa, lúc chiều. - HS đọc những câu văn thể hiện sự liên tưởng của tác giả: ánh nắng rừng rực đổ lửa ..., con kênh đào hoà dòng thuỷ ngân ... , con suối lửa ... - Tác dụng giúp người đọc hình dung được cái nắng dữ dội, làm cho cảnh vật thiên nhiên sinh động hơn ... - HS đọc yêu cầu. - Cá nhân nêu kết quả quan sát được ở nhà. - HS lập dàn ý vào vở bài tập. - 2 em làm vào giấy khổ to. - Lớp sửa bài. Sinh hoạt tuần 6 I. Mục tiêu: - Đánh giá tình hình của lớp trong tuần, nhận xét ưu khuyết điểm của lớp. Tuyên dương những học sinh có tiến bộ, nhắc nhở những học sinh còn yếu, nhắc nhở học sinh vệ sinh cá nhân. II. Các hoạt động dạy học: A. ổn định tổ chức (5’): - Sinh hoạt văn nghệ. B. Nhận xét (30’): - Lớp trưởng điều khiển lớp. 1- Bốn tổ trưởng lên nhận xét ưu khuyết điểm của tổ mình. 2- Lớp trưởng nhận xét chung ưu khuyết điểm của lớp. 3- Giáo viên nhận xét chung hoạt động trong tuần. a) ưu điểm: - Lớp đi học đều, đúng giờ, ra vào lớp xếp hàng nghiêm túc, hát đầu giờ đều, thực hiện truy bài đầu giờ nghiêm túc. - Không khí học tập sôi nổi, các em đã chuẩn bị bài trước khi đến lớp. - Trong lớp hăng hái giơ tay phát biểu như: Chiến, Huy, Quỳnh, Nhi - Các bạn tham gia vào các hoạt động ngoài giờ sôi nổi, nghiêm túc khi tập thể dục. - HS tham gia đóng góp các quỹ đầu năm. - Tham gia phòng chống dịch cúm A- H1N1. b) Nhược điểm: - Duy trì 15 phút truy bài đầu giờ cha nghiêm túc. - Một số bạn cha nghiêm túc trong khi hoạt động ngoài giờ. - Trong lớp vẫn còn một số bạn nói chuyện riêng. c) ý kiến phát biểu của học sinh. 4- Xếp loại phương hướng: Tổ 1: 4 Tổ 2: 1 Tổ 3: 2 Tổ 4: 3 - Đi học chuyên cần, chuẩn bị bài trước khi đi học. - Không được ăn quà vặt vứt rác ra trường lớp. - Vệ sinh sạch sẽ. - Phát huy phong trào thi đua giữ vở sạch, viết chữ đẹp. - Phòng chống dịch cúm A- H1N1. - Thực hiện tốt Tháng an toàn giao thông. - Cả lớp hát. - Lớp lắng nghe để đóng góp ý kiến. - HS thảo luận và phát biểu ý kiến.

File đính kèm:

  • docGiao an(11).doc