Giáo án Lớp 5 Tuần 6 - GV: Do Thi Bich Hien

BUỔI SÁNG

Tiết 2-Tập đọc

Sự sụp đổ của chế độ A- pác -thai

I. Mục tiêu

1. Đọc trôi chảy toàn bài; đọc đúng các từ phiên âm ( a-pác-thai) tên riêng( Nen- xơn Man- đê- la).

- Giọng đọc thể hiện sự bất bình với chế độ phân biệt chủng tộc và ca ngợi cuộc đấu tranh dũng cảm,

bền bỉ của ông Nen-xơn Man -đê- la và nhân dân Nam Phi

2. Hiểu được ý nghĩa bài văn: Phản đối chế độ phân biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh của

nhân dân ở Nam Phi

II. Đồ dùng dạy- học

-Tranh ảnh minh hoạ trong SGK

III. Các hoạt động dạy- học

pdf22 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 415 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 6 - GV: Do Thi Bich Hien, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dộng gió. + Tác giả đã sử dụng những màu sắc xanh thẳm, thẳm xanh, trắng nhạt, xám xịt, đục ngầu. + khi quan sát biển, tá giả liên tưởng đén sự thay đổi tâm trạng của con người: biển như một con người biết buồn vui, lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu gắt gỏng. + Liên tưởng là từ hình ảnh này nghĩ đến hình ảnh khác. + Nhà văn miêu tả con kênh + Con kênh được quan sát từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, buổi sáng, giữa trưa, lúc chiều tối. + Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh bằng thị giác. + Tác giả miêu tả: ánh sáng chiếu xuống dòng kênh như đổ lửa, bốn phía chân trời chống huyếch chống hoác, buổi sáng con kênh phơn phớt màu đào, giữa trưa, hoá thành dòng thuỷ ngân cuồn cuộn loá mắt, về chiều biến thành một con suối lửa. + làm cho người đọc hình dung được con kênh mặt trời, làm cho nó sinh động hơn. - HS đọc - 3 HS đọc bài chuẩn bị của mình. - Lớp nhận xét bài của bạn Tiết 4-Địa lí đất và rừng I. Mục tiêu Sau bài học, HS có thể - Chỉ được trên bản đồ (lược đồ) vùng phân bố của đất pe - ra - lít, đất phù sa, rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn. - Nêu được một số đặc điểm của đất pe - ra - lít, đất phù sa, rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn. - Nêu được vai trò của đất, vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất của con người. - Nhận biết được sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác đất, rừng một cách hợp lí. II. Đồ dùng dạy - học - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam; Lược đồ phân bố rừng ở Việt Nam. - Các hình minh hoạ trong SGK. - Phiếu học tập của HS. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học kiểm tra bài cũ - giới thiệu bài mới -GV gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm HS. - Nhận xét. -3 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau: + Nêu vị trí và đặc điểm của vùng biển nước ta? Hoạt động 1 Các loại đất chính ở nước ta - GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân với yêu cầu như sau: Đọc SGK và hoàn thành sơ đồ về các loại đất chính ở nước ta (GV kẻ sẵn mẫu sơ đồ lên bảng hoặc in sơ đồ thành phiếu học tập cho từng HS). - HS nhận nhiệm vụ sau đó: + Đọc SGK + Kẻ sơ đồ theo mẫu vào vở + Dựa vào nội dung SGK để hoàn thành sơ đồ. - GV gọi 1 HS lên bảng làm bài. - GV yêu cầu HS cả lớp đọc và nhận xét sơ đồ bạn đã làm. - GV nhận xét kết quả trình bày của HS.. - 1 HS lên bảng hoàn thành sơ đồ GV đã vẽ. - HS nêu ý kiến bổ sung. các loại đất chính ở việt nam Đất phe - ra - lít Đất phù sa Vùng phân bố: đồi núi Vùng phân bố: đồng bằng - Màu đổ hoặc vàng - Thường nghèo mùn nếu hình thành trên đá ba dan thì tơi, xốp và phì nhiêu Đặc điểm: - Do sông ngòi bồi đắp - Màu mỡ - GV kết luận: Nước ta có nhiều loại đất nhưng chiếm phần lớn là đất phe - ra - lít có màu đỏ hoặc đỏ vàng, tập trung ở vùng đồi, núi. Đất phù sa do các con sông bồi đắp rất màu mỡ, tập trung ở đồng bằng. Hoạt động 2 Sử dụng đất một cách hợp lí - GV yêu cầu các em thảo luận để trả lời các câu hỏi sau: + Đất có phải là tài nguyên vô hạn không? Từ đây em rút ra kết luận gì về việc sử dụng và khai thác đất? + Nếu chỉ sử dụng mà không cải tạo, bồi bổ, bảo vệ đất thì sẽ gây cho đất các tác hại gì? + Nêu một số cách cải tạo và bảo vệ đất mà em biết. - GV tổ chức cho HS trình bày kết quả thảo luận. - Làm việc theo nhóm, từng em trình bày ý kiến của mình trong nhóm. + Đất không phải là tài nguyên vô hạn mà là tài nguyên có hạn. Vì vậy, sử dụng đất phải hợp lí. + Nếu chỉ sử dụng mà không cải tạo đất thì đất sẽ bị bạc màu, xói mòn, nhiễm phèn, nhiễm mặn,... - 1 nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình trước lớp, các bạn nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến. Hoạt động 3 Các loại rừng ở nước ta - GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân với yêu cầu như sau: Quan sát các hình 1, 2, 3 của bài, đọc SGK và hoàn thành sơ đồ về các loại rừng chính ở nước ta (GV kẻ sẵn mẫu sơ đồ lên bảng hoặc in sơ đồ thành phiếu học tập cho từng HS). - GV nhận xét, bổ sung ý kiến cho HS để có câu trả lời hoàn chỉnh. - GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau dựa vào sơ đồ để giới thiệu về các loại rừng ở Việt Nam, sau đó gọi 2 HS lần - GV nhận xét - HS nhận nhiệm vụ sau đó: + Đọc SGK + Kẻ sơ đồ theo mẫu vào vở + Dựa vào nội dung SGK để hoàn thành sơ đồ. Lưu ý: sơ đồ mẫu không có phần in nghiêng. - HS nêu ý kiến, nhờ GV giúp đỡ nếu cần. - Đại diện 1 nhóm HS báo cáo, các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến. - 2 HS lên chỉ và giới thiệu về rừng VN Hoạt động 4: Vai trò của rừng - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi sau: + Hãy nêu các vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất của con người? + Tại sao chúng ta phải sử dụng và khai thác rừng hợp lí? + Để bảo vệ rừng. Nhà nước và nhân dân cần làm gì? + Địa phương em đã làm gì để bảo vệ rừng? - GV tổ chức cho các nhóm HS báo cáo kết quả thảo luận. 4. Củng cố dặn dò. - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị tiết sau. - HS làm việc theo nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 HS cùng trao đổi trả lời câu hỏi, sau đó ghi kết quả vào phiếu bài tập. + Các vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất: + Tài nguyên rừng là có hạn, không được sử dụng, khai thác bừa bãi sẽ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên này. Việc khai thác rừng bừa bãi ảnh hưởng xấu đến môi trường, tăng lũ lụt , bão... + Nhà nước cần ban hành luật bảo vệ rừng, có chính sách phát triển kinh tế cho nhân dân vùng núi, tuyên truyền và hỗ trợ nhân dân trồng rừng. + HS nêu theo các thông tin thu nhập được ở địa phương. BUỔI CHIỀU Tiết 3-Lịch sử Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước I. Mục tiêu: Học sinh nêu được: - Sơ lược về quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành. - Những khó khăn của Nguyễn Tất Thành khi dự định ra nước ngoài. II. Đồ dùng dạy học: - Chân dung Nguyễn Tất Thành -Truyện Búp sen xanh của nhà văn Sơn Tùng. III. Hoạt động dạy - học Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: + Nêu những điều em biết về Phan Bội Châu. + Nêu những điều em biết về Phan Bội Châu. + Hãy thuật lại phong trào Đông Du. + Hãy thuật lại phong trào Đông Du. 2 Giới thiệu bài: Bài học hôm nay sẽ cho các em thấy ý chí quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Bác - HS lắng nghe Hoạt động 1: Quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành - Học sinh làm việc theo nhóm + Chia sẻ với các bạn trong nhóm thông tin, tư liệu về quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành. - Các thành viên thảo luận để lựa chọn thông tin và ghi vào phiếu học tập. + Cả nhóm thảo luận, chọn lọc thông tin ghi vào phiếu. + Báo cáo kết quả tìm hiểu trước lớp. Đại diện nhóm trình bày. Một số nét chính về Nguyễn Tất Thành: Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19-5-1990 trong một gia đình nhà nho yêu nước ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Nguyễn Tất Thành lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, sau này là Nguyễn ái Quốc - Hồ Chí Minh. Cha của người là Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là bà Hoàng Thị Loan Hoạt động 2 Mục đích ra nước ngoài của Nguyễn Tất Thành + Mục đích đi ra nước ngoài của Nguyễn Tất Thành - Tìm con đường cứu nước phù hợp. + Nguyễn Tất Thành chọn đường đi về hướng nào? + Vì sao ông không đi theo các bậc tiền bối yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh. - Người đi về Phương Tây. Người không đi theo các bậc tiền bối vì các con đường này đều thất bại. Giáo viên giảng: Với mong muốn tìm ra con đường cứu nước đúng đắn, Bác Hồ của chúng ta đã quyết tâm đi về phương Tây. Bác đã gặp những khó khăn gì? Người đã làm thế nào để vượt qua những khó khăn đó? Chúng ta tìm hiểu tiếp. Hoạt động 3 ý chí quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành - Học sinh làm việc theo nhóm. - Chia nhóm, phát phiếu có ghi sẵn câu hỏi: HS làm việc theo nhóm nhỏ. + Nguyễn Tất Thành đã lường trước được những khó khăn nào khi ở nước ngoài? - Những lúc ốm đau, Người cũng không có tiền. + Người đã định hướng giải quyết các khó khăn như thế nào? + Quyết tâm làm bất cứ việc gì để sống. + Những điều đó cho thấy ý chí quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Người như thế nào? Theo em, vì sao Người có được quyết tâm đó? - Người có quyết tâm cao, ý chí quyết tâm vì Người có một tấm lòng yêu nước sâu sắc. + Nguyễn Tất Thành ra đi từ đâu, trên con tàu nào, vào ngày nào? - Ngày 5-6-1911 - Học sinh báo cáo kết quả thảo luận trước lớp. Kết luận: Năm 1911 với lòng yêu nước, thương dân, Nguyễn Tất Thành đã từ cảng Nhà Rồng quyết chí ra đi tìm đường cứu nước. 3.Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị tiết sau. Tiết 4-Sinh hoạt tập thể NHẬN XÉT CUỐI TUẦN I. MỤC TIÊU: - HS nắm được kết quả hoạt động thi đua của tổ và của bản thân trong tuần. - HS nhận ra ưu điểm, tồn tại, nêu hướng phấn đấu phù hợp với bản thân. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Giới thiệu - Nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học. 2. Các hoạt động * Hoạt động 1: Nhận xét các mặt hoạt động tuần qua : + Chuyên cần: Các em đi học chuyên cần, đúng giờ. + Học tập: Làm bài tập đầy đủ, có học bài, chăm học, sôi nổi. Còn một số em có ý thức học tập chưa cao... + Kỷ luật: Nhiều em có ý thức tự giác. + Vệ sinh: VS cá nhân sạch, vệ sinh lớp học và khu vực sạch. + Phong trào: Tham gia các hoạt động đúng giờ, nhanh nhẹn. * Hoạt động 2 : Bình bầu tổ, cá nhân xuất sắc, học sinh có tiến bộ. * Hoạt động 3 : GV nhận xét chung về các mặt và nêu nội dung thi đua tuần 6 - Khắc phục mọi khó khăn để học tập tốt. - Tích cực tham gia các hoạt động Đội – Sao. 3. Kết thúc - Cho HS hát các bài hát tập thể. - Lớp trưởng nêu chương trình. - Tổ trưởng chuẩn bị báo cáo. - Tổ trưởng các tổ báo cáo. - HS tham gia nhận xét, phát biểu ý kiến. -HS bình bầu tổ, cá nhân xuất sắc. - HS bình bầu cá nhân có tiến bộ. - HS nêu phương hướng phấn đấu tuần sau

File đính kèm:

  • pdfLop 5 Tuan 6 Do Thi Bich Hien.pdf