Giáo án Lớp 5 Tuần 5 - Trường Tiểu học số 1 Đồng Sơn

MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC

I.Mục đích yêu cầu:

-Luyện đọc:

+Đọc đúng: sừng sững, loãng, A-lếch-xây.

+Đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, đằm thắm thể hiện cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyệnvới chuyên gia nước bạn.

-Hiểu được:

+Nghĩa các từ: công trường, hoà sắc, điểm tâm, chất phác, phiên dịch, chuyên gia, đồng nghiệp

+Nội dung bài: Tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam.(Trả lời các câu hỏi SGK)

II. Chuẩn bị: GV: Viết đoạn đọc diễn cảm vào bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy và học:

1. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS đọc bài: Bài ca về trái đất và trả lời câu hỏi.

HS1.Hình ảnh của Trái Đất có gì đẹp?

HS2.Chúng ta phải làm gì để giữ gìn bình yên cho trái đất?

 

doc35 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 581 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 5 - Trường Tiểu học số 1 Đồng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tích hình vuông nhỏ và số hình vuông nhỏ để tự rút ra nhận xét : Gồm có tất cả 100 hình vuông 1m2. Vậy: 1dam2 = 100m2 HĐ 2: Giới thiệu đơi vị đo diện tích héc-tô-mét vuông. ( GV hướng dẫn HS tương tự giới thiệu đơi vị đo diện tích đề-ca-mét vuông.) HĐ 3: Thực hành luyện tập: -GV gọi HS đọc và nêu yêu cầu các bài tập và làm bài. -GV nhận xét và chốt lại cách làm. Bài 1 : -Tổ chức HS làm miệng đọc các số đo diện tích: 105dam2 ; 32 600 dam2 ; 492hm2 ; 180 350 hm2 . Bài 2: -Gọi một HS lên bảng làm vào bảng phụ, HS khác làm vào phiếu bài tập: Viết các số đo diện tích. -GV nhận xét và chốt lại. a. 271 dam2 ; b. 18 950 dam2; c. 603 hm2 ; d. 34 620 hm2 Bài 3 a. Viết các số thích hợp vào chỗ chấm: 2 dam2 = 200 m2 3 dam2 15 m2 = 315 m2 30 hm2 = 3000 dam2 12 hm2 5 dam2 = 1205 dam2 200m2 = 2 dam2 760 m2 = 7 dam2 60m2 Viết các phân số thích hợp vào chỗ chấm: 1m2 = dam2 1 dam2 = hm2 3m2 = dam2 8 dam2 = hm2 27 m2 = dam2 15 dam2 = hm2 Bài 4:Viết các số đo dưới dạng số đo có đơn vị là đề-ca-mét vuông: ( GV cho HS quan sát mẫu và thực hiện làm theo mẫu) 16 dam2 91m2 = 16 dam2 + dam2 = 16 dam2 32 dam2 5m2 = 32 dam2 + dam2 = 32 dam2 -HS nhắc lại định nghĩa những đơn vị đo diện tích đã học. -HS nêu khái niệm về đề-ca-mét vuông, nêu cách đọc, kí hiệu.(2-4 em nêu). -HS quan sát GV làm và tính được số hình vuông 1m2 và rút ra được : 1dam2 = 100m2 Bài 1: HS đứng dậy đọc số HS khác bổ sung. Bài 2: một em lên bảng làm, HS khác viết vào vở. Bài 3, bốn em thứ tự làm trên bảng lớp, HS khác viết vào vở, sau đó nhận xét sửa sai. -HS quan sát mẫu và làm theo mẫu. 2 em lên bảng làm, lớp làm vào vở. -Nhận xét bài bạn. 4. Củng cố: - Yêu cầu hs nêu lại khái niệm về đề-ca-mét vuông, héc-tô-mét vuông và quan hệ giữa 2 đơn vị đo diện tích này. 5. Dặn dò: Về nhà làm bài ở vở BT toán , chuẩn bị bài tiếp theo. Tin học:: Giáo viên bộ môn dạy. Tiếng Anh: Giáo viên bộ môn dạy. Khoa học THỰC HÀNH: NÓI “KHÔNG!”ĐỐI VỚI CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN I.Mục tiêu: -Củng cố cho HS các thông tin về tác hại của: rượu, bia, thuốc la, ma tuýù. -Có kỹ năng từ chối khi bị rủ rê, lôi kéo sử dụng các chất gây nghiện. -Luôn có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người cùng nói: “Không!” với các chất gây nghiện. II. Chuẩn bị: -Hình trang 22, 23 SGK. -Phiếu ghi các tình huống, các câu hỏi về tác hại của chất gây nghiện. III.Các hoạt động dạy và học chủ yếu: 1.Ổn định nề nếp: 2.Kiểm tra: Gọi HS trả lời câu hỏi. -GV nhận xét ghi điểm. 3. Dạy – học bài mới: Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS HĐ3: Thực hành kỹ năng từ chối khi bị lôi kéo, rủ rê sử dụng chất gây nghiện: MT: HS biết thực hiện kỹ năng từ chối, không sử dụng các chất gây nghiện. -Yêu cầu HS quan sát hình minh họa trang 22, 23 SGK và trả lời câu hỏi: Hình minh họa các tình huống gì? -Chia HS thành 3 nhóm. Yêu cầu mỗi nhóm cùng thảo luận tìm cách từ chối cho mỗi tình huống trên, sau đó xây dựng thành một đoạn kịch đóng vai và biểu diễn trước lớp. + Tình huống 1: Trong một buổi liên hoan A ngồi cùng mâm với mấy anh lớn tuổi và bị ép uống rượu. Nếu em là A em sẽ xử lý thế nào? + Tình huống 2: B và anh họ đi chơi. Anh họ B nói rằng anh biết hút thuốc lá và rất thích vì khi hút thuốc lá có cảm giác phấn chấn, tỉnh táo. Anh rủ B hút thuốc cùng anh.Nếu em là B em sẽ xử lý thế nào? + Tình huống 3: Một lần có việc phải đi ra ngoài vào buổi tối, C gặp một nhóm thanh niên xấu dụ dỗ và ép làm thử hê-rô-in (một loại ma túy). Nếu là C bạn sẽ ứng xử ra sao? -Tổ chức cho các nhóm biểu diễn trươc` lớp. -GV nhận xét, khen ngợi nhóm có cách xử lí tình huống và đóng vai tốt. -GV kết luận: Mỗi chúng ta đều có quyền từ chối, quyền tự bảo vệ và được bảo vệ. Đồng thời, chúng ta cũng phải tôn trọng những quyền đó của người khác. Mỗi người có một cách từ chối riêng, song cái đích cần đạt được là nói “Không!” đối với những chất gây nghiện. HĐ 4: Tổ chức trò chơi “Chiếc ghế nguy hiểm”: Mục tiêu: HS nhận ra: Nhiều khi biết chắc hành vi nào đó sẽ gây nguy hiểm cho bản thân hoặc người khác mà có người vẫn làm. Từ đó, HS có ý thức tránh xa nguy hiểm. -GV phổ biến giải thích cách chơi: Lấy 1 chiếc ghế, phủ một cái khăn màu trắng lên ghế và giới thiệu: Đây là chiếc ghế rất nguy hiểm vì nó đã bị nhiễm điện cao thế. Nếu ai đụng vào ghế sẽ bị chết. Ai tiếp xúc với người chạm vào ghế cũng bị điện giật chết. Bây giờ các em hãy xếp hàng từ ngoài hành lang đi vào. - Cử 10 HS đứng quan sát, ghi lại những gì em nhìn thấy. - Nhận xét, khen ngợi các em quan sát tốt. - Đặt câu hỏi yêu cầu HS trả lời: +Em cảm thấy thế nào khi đi qua chiếc ghế? +Tại sao khi đi qua chiếc ghế em đi chậm lại và rất thận trọng? +Tại sao em lại đẩy mạnh làm bạn ngã chạm vào ghế? +Tại sao khi bị xô vào ghế, em cố gắng không ngã vào ghế? +Tại sao em lại thử chạm tay vào ghế? +Sau khi chơi trò chơi: “Chiếc ghế nguy hiểm”, em có nhận xét gì? -GV nhận xét và kết luận: -Quan sát hình minh họa. +Hình vẽ các tình huống các bạn học sinh bị lôi kéo sử dụng chất gây nghiện: rượu, thuốc lá, ma túy. - Làm việc theo nhóm, xây dựng và đóng kịch theo hướng dẫn của giáo viên. -Các nhóm lên diễn trước lớp; các nhóm khác nhận xét. -Theo dõi nắm bắt cách chơi. -HS tiến hành thực hiện theo yêu cầu của GV. -HS trả lời. Trò chơi đã giúp chúng ta lí giải được tại sao có nhiều người biết chắc là nếu họ thực hiện một hành vi nào đó có thể gây nguy hiểm cho bản thân hoặc cho người khác mà họ vẫn làm, thậm chí vì tò mò xem nó nguy hiểm đến mức nào. Điều đó cũng tương tự như việc thử và sử dụng thuốc lá, rượu, bia, ma túy. Trò chơi cũng giúp chúng ta nhận thấy rằng, số người thử như trên là rất ít, đa số mọi người đều rất thận trọng và mong muốn tránh xa nguy hiểm. 4. Củng cố – dặn dò: -Gọi 1 HS đọc mục bạn cần biết SGK / 23. -Nhận xét tiết học, tuyên dương HS và những nhóm tham gia xây dựng bài tốt. -Dặn HS luôn tránh xa:rượu, bia, thuốc la, ma tuýù. Hôm sau học bài: Dùng thuốc an toàn. Kể chuyện KỂ CHUYỆN Đà NGHE, Đà ĐỌC Đề bài: Kể lại một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh. I.Mục đích, yêu cầu: -HS kể được câu chuyện đã được nghe, đã đọc ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh bằng lời của mình. -Biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. II. Chuẩn bị: GV và HS: Sách, báo, truyện gắn với chủ điểm hòa bình. III. Các hoạt động dạy và học: 1. Ổn định: Chỉnh đốn nề nếp lớp. 2.Kiểm tra bài cũ: -Gọi HS kể lại 2-3 đoạn của câu chuyện: Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai. 3. Dạy – học bài mới: -GV giới thiệu bài: . – GV ghi đề lên bảng. Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS HĐ 1: Tìm hiểu đề: -Gọi 1 em đọc đề bài. H: Đề bài yêu cầu gì? (kể chuyện). Câu chuyện đó ở đâu? (được nghe hoặc đã đọc).Câu chuyện nói về điều gì? (ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh). – GV kết hợp gạch chân dưới các từ trọng tâm ở đề bài HĐ 2: Thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. -Yêu cầu 1HS đọc gợi ý 1;2 SGK/ 48, cả lớp đọc thầm và nêu câu chuyện mà mình chọn (nếu HS chọn chưa đúng câu chuyện GV giúp HS chọn lại chuyện phù hợp). -Yêu cầu HS đọc gợi ý 3. Cả lớp đọc thầm và trả lời: H: Em hãy nêu trình tự kể một câu chuyện? -GV chốt: * Giới thiệu câu chuyện (tên câu chuyện, tên nhân vật chính trong chuyện, người đó làm gì?). * Kể diễn biến câu chuyện (kể theo trình tự từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc, tập trung vào tình tiết yêu hòa bình, chống chiến tranh). * Nêu suy nghĩ của em về câu chuyện (hay nhân vật chính trong chuyện). -GV chia HS theo nhóm 2 em kể chuyện cho nhau nghe sau đó trao đổi ý nghĩa của câu chuyện. -Tổ chức cho đại diện nhóm thi kể trước lớp – GV định hướng cho HS nhận xét, tính điểm theo các tiêu chuẩn: + Nội dung câu chuyện có hay, mới và hấp dẫn không? + Cách kể (giọng điệu cử chỉ). + Khả năng hiểu câu chuyện của người kể. -Khi mỗi HS kể xong chuyện, GV yêu cầu HS nêu ý nghĩa câu chuyện hoặc trao đổi giao lưu cùng các bạn bằng cách: đặt câu hỏi cho bạn trả lời hay trả lời câu hỏi của bạn, hay câu hỏi của cô giáo. -Tổ chức cho HS bình chọn bạn có câu chuyện hay; bạn kể chuyện hấp dẫn; bạn đặt câu hỏi thú vị. -1 HS đọc đề bài – cả lớp đọc thầm. -HS trả lời các nhân, HS khác bổ sung. -1HS đọc gợi ý 1;2 SGK/48, cả lớp đọc thầm và nêu câu chuyện mà mình chọn. -HS đọc gợi ý 3. Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi, HS khác bổ sung. - HS kể chuyện theo nhóm 2 em, trao đổi ý nghĩa của câu chuyện. -HS thi kể chuyện trước lớp. -HS bình chọn bạn có câu chuyện hay;kể chuyện hấp dẫn; bạn đặt câu hỏi thú vị. 4. Củng cố - Dặn dò: -Yêu cầu HS nhắc lại một số câu chuyện mà các bạn đã kể . -Tìm một câu chuyện em chứng kiến, hoặc em làm thể hiện tình hữu quốc tế . Thứ sáu ngày 24 tháng 9 năm 2010 ( ĐI HỌC - THẦY HƯƠNG DẠY)

File đính kèm:

  • docGiao an 5 Tuan 5.doc