Đạo đức
CÓ CHÍ THÌ NÊN
I. Mục tiêu
Học xong bài này, HS biết:
- Trong cuộc sống, con người thường phải đối mặt với những khó khăn, thử thách. Nhưng nếu có ý chí, có quyết tâm và tìm kiếm sự hỗ trợ của những người tin cậy, thì sẽ vượt qua được khó khăn để vươn lên trong cuộc sống.
- Xác định được những thuận lợi, khó khăn của mình , biết đề ra kế hoạch vượt khó của bản thân.
- Cảm phục những tấm gương có ý chí vượt lên khó khăn để trở thành những người có ích trong gia đình và xã hội.
II. Tài liệu và phương tiện
- Một số mẩu chuyện về những tấm gương vượt khó như Nguyễn Ngọc Kí. Nguyễn Đức Trung.
III. Các hoạt động dạy học
38 trang |
Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 639 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 5 – Trường Tiểu học Lý Tự Trọng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vuông.
a) Hình thành biểu tượng về mi-li-mét vuông
- GV yêu cầu : Hãy nêu các đơn vị đo diện tích mà các em đã học.
- GV nêu : Trong thực tế \ hay trong khoa học, nhiều khi chúng ta phải thực hiện đo những dịên tích rất bé mà dùng các đơn vị đo đã học thì chưa thuận tiện. Vì vậy người ta dùng một đơn vị nhỏ gọi là mi-li-mét vuông.
- GV treo hình vuông minh hoạ như SGK, chỉ cho HS thấy hình vuông có cạnh 1mm. Sau đó yêu cầu : hãy tính diện tích của hình vuông có cạnh dài 1mm.
- GV hỏi : Dựa vào các đơn vị đo đã học, em hãy cho biết mi-li-mét vuông là gì ?
- GV hỏi : Dựa vào các ký hiệu của các đơn vị đo diện tích đã học, em hãy nêu cách ký hiệu của mi-li-mét vuông.
b) Tìm mỗi quan hệ giữa mi-li-mét vuông và xăng-ti-mét vuông
- GV yêu cầu HS quan sát tiếp hình minh hoạ, sau đó yêu cầu HS tính diện tích của hình vuông có cạnh dài 1cm.
- GV hỏi : diện tích của hình vuông có cạnh dài 1cm gấp bao nhiêu lần diện tích của hình vuông có cạnh dài 1mm ?
- Vậy 1cm2 bằng bao nhiêu mm2 ?
- Vậy 1mm2 bằng bao nhiêu phần của cm2 ?
2.3.Bảng đơn vị đo diện tích
- GV treo bảng phụ có kẻ sẵn các cột.
- GV nêu yêu cầu : Em hãy nêu các đơn vị đo diện tích từ bé đến lớn.
- GV thống nhất thứ tự các đơn vị đo diện tích từ bé đến lớn với cả lớp, sau đó viết vào bảng đơn vị đo diện tích.
- GV hỏi : 1 mét vuông bằng bao nhiêu đề-xi-mét vuông ?
- GV hỏi : 1 mét vuông bằng mấy phần đề-ca-mét vuông ?
- GV viết vào cột mét :
1m2 = 100dm 2 = dam2
- GV yêu cầu HS làm tương tự với các cột khác.
?
- Vậy hai đơn vị đo diện tích liền nhau thì hơn, kém nhau bao nhiêu lần ?
2.4.Luyện tập – thực hành
Bài 1
a) GV viết các số đo diện tích lên bảng, chỉ số đo bất kỳ cho HS đọc.
b) GV đọc các số đo diện tích cho HS viết, yêu cầu viết đúng với thứ tự đọc của GV.
Bài 2
- GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó hướng dẫn HS thực hiện 2 phép biến đổi để làm mẫu.
+ Đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị bé :
7hm2 = m2
7 hm2 = 70 000 m2
+ Đổi từ đơn vị bé ra đơn vị lớn :
90 000m2= ...hm2
90 0000m2 = 9hm2.
- GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài.
- GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nghe.
- HS nêu các đơn vị : cm2, dm2 dam2, hm2, km2.
- HS nghe GV giới thiệu.
- HS tính và nêu : diện tích của hình vuông có cạnh là 1mm là :
1mm x 1mm = 1mm2
- HS : Mi-li-mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1mm.
- HS nêu : mm2.
- HS tính và nêu :
1cm x 1cm = 1cm2
- HS nêu : Diện tích của hình vuông có cạnh dài 1cm gấp 100 lần diện tích của hình vuông có cạnh dài 1mm.
- HS : 1cm2 = 100mm2.
- 1mm2 = cm2
- 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và bổ xung ý kiến.
- HS đọc lại các đơn vị đo diện tích theo đúng thứ tự.
- HS nêu : 1mm2 = 100dm2
- HS nêu : 1m2 = dam2
- 1 HS lên bảng điền tiếp các thông tin để hoàn thành bảng đơn vị đo diện tích.
Các HS khác làm vào vở.
- Hai đơn vị đo diện tích tiếp liền nhau thì hơn, kém nhau 100 lần.
- 2 HS lên bảng viết, các HS khác viết vào vở bài tập.
1mm2 = cm2 1dm2 = m2
8mm2 = cm2 7dm2 = m2
29mm2 = cm2 34dm2 = m2
3. Củng cố – dặn dò
-Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị tiết sau.
Luyện từ và câu
Từ đồng âm
I. Mục tiêu
1. Hiểu thế nào là từ đồng âm.
2. Nhận diện được một số từ đồng âm trong giao tiếp. Biết phân biệt nghĩa của các từ đồng âm.
II. Đồ dùng dạy học
Một số tranh ảnh về các sự vật, hiện tượng, hoạt động ...có tên gọi giống nhau.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS đọc đoạn văn miêu tả vẻ thanh bình của nông thôn đã làm ở tiết trước.
- GV nhận xét ghi điểm
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: nêu mục đích yêu cầu của tiết học
2. Nhận xét
Bài 1
Viết bảng câu: Ông ngồi câu cá
Đoạn văn này có 5 câu.
- Em có nhận xét gì về hai câu văn trên?
- Nghĩa của từng câu trên là gì?
Em hãy chọn lời giải thích đúng ở bài tập 2
- Hãy nêu nhận xét của em về nghĩa và cách phát âm các từ câu trên
KL: Những từ phát âm hoàn toàn giống nhau song có nghĩa khác nhau được gọi là từ đồng âm.
2. Ghi nhớ.
- Gọi HS đọc ghi nhớ
3. Luyện tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Tổ chức HS làm việc theo cặp
- Gọi HS trả lời
- Nhận xét lời giải đúng
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài và bài mẫu
- Yêu cầu HS tự làm bài
- GV nhận xét
Bài 3
- HS đọc yêu cầu bài tập
H: Vì sao Nam tưởng ba mình chuyển sang làm việc tại ngân hàng?
- GV nhận xét lời giải đúng.
Bài 4
- Gọi HS đọc câu đố
- Yêu cầu HS tự làm bài
- gọi HS trả lời
- Nhận xét khen ngợi HS
3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS học thuộc câu đố và tìm các từ đồng âm
- 3 HS đọc
- HS nghe
- HS đọc câu văn
+ Hai câu văn trên đều là 2 câu kể.
mỗi câu có 1 từ câu nhưng nghĩa của chúng khác nhau
+ Từ câu trong Ông ngồi câu cá là bắt cá tôm bằng móc sắt nhỏ buộc ở 2 đầu dây.
+ từ câu trong Đoạn văn này có 5 câu là đơn vị của lời nói diễn đạt một ý trọn vẹn, trên văn bản được mở đầu bằng một chữ cái viết hoa và kết thúc bằng một dấu ngắt câu.
+ hai từ câu có phát âm giống nhau nhưng có nghĩa khác nhau.
- 4 HS đọc ghi nhớ
+ ba má: ba là bố, người sinh ra và nuôi dưỡng mình.
+ ba tuổi: ba là số liên tiếp theo số 2 trong dãy số tự nhiên.
- HS đọc
- 3 HS lên bảng lớp làm cả lớp làm vào vở
- 3 HS đọc bài của mình
+ bố em mua một bộ bàn ghế rất đẹp/ họ đang bàn về việc sửa đường.
+ nhà cửa ở đây được xây dựng hình bàn cờ/ Lá cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay.
- HS đọc
+ Vì Nam nhầm lẫn nghĩa của 2 từ đồng âm là tiền tiêu
- tiền tiêu: chi tiêu
- tiền tiêu: vị trí quan trọng nơi bố trí canh gác ở phía trước khu vực trú quân hướng về phía địch
- HS đọc
- HS làm bài
Mĩ thuật
Tập nặn tạo dáng
Nặn con vật quen thuộc
I. Mục tiêu
- Hs nhận biết được hình dáng , đặc đIểm cảu con vật trong các hoạt động .
- HS biết cách nặn và nặn được con vật theo cảm nhận riêng.
- Hs yêu mến và có ý thức chăm sóc , bảo vệ con vật.
II. Chuẩn bị.
- GV : SGK,SGV
-1 số tranh ảnh về các con vật quen thuộc.
- HS :SGK, vở ghi, giấy vẽ ,vở thực hành
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài
- GV giới thiệu 1 vài bức tranh , ảnh đã chuẩn bị
Hoạt động 1: Quan sát , nhận xét
Hs quan sát
GV : giới thiệu tranh , ảnh về các con vật, đặt câu hỏi để Hs suy nghĩ trả lời:
+ Con vật trong tranh , ảnh là con gì?
+ Con vật có những bộ phận gì?
Hs quan sát
+ Hình dáng của chúng khi đi , chạy nhảy thay đổi như thế nào?
+ Em còn biết con vật nào nữa?
- GV gợi ý cho Hs chon con vật sẽ nặn
- Em thích con vật nào nhất? Vì sao?
- Em hãy miêu tả đặc điểm , hình dáng , màu sắc con vật em định nặn.
Hs chú ý và trả lời câu hỏi
Hoạt động 2: Cách nặn
GV hướng dẫn hs cách nặn như sau:
+ cho hs quan sát hình tham khảo ở SGK
+ yêu cầu hs chọn màu đất nặn cho con vật ( các bộ phận)
Hs thực hiện
+nặn tong bộ phận và các chi tiết của con vật rồi ghép, dính lại.
+ Có thể tạo dáng đi , đứng , chạy , nhảy cho sinh động.
Hoạt động 3: Thực hành
GV yêu cầu hs làm bài theo nhóm:
+ HS có thể thực hànhcá nhân: nặn theo ý thích
GV quan sát hướng dẫn thêm
Nhắc Hs không được bôi bẩn ra bàn ghế , quần , áo khi nặn xong cần rửa tay sạch sẽ
Hs thực hiện
Các em thích cùng một loài vật ngồi cùng nhau
GV : đến từng bàn quan sát hs nặn
Hoạt động 4: nhận xét đánh giá
GV nhận xét chung tiết học
Khen ngợi những nhóm, cá nhân tích cực phát biểu ý kiến XD bài
Nhắc hs quan sát hoạ tiết trong trang trí đối xứng qua trục.
Chuẩn bị bài sau
Hs lắng nghe
Tập làm văn
Trả bài văn tả cảnh
I. Mục tiêu
1. Nắm được yêu cầu của bài văn tả cảnh
2. Nhận thức được ưu khuyết điểm trong bài văn tả cảnh của mình và của bạn; biết sửa lỗi; viết được một đoạn văn cho hay hơn.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng lớp ghi các đề bài của tiết tả cảnh cuối tuần 4; một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu cần chữa chung trước lớp
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- GV chấm bảng thống kê
- Nhận xét
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học
2. Nhận xét chung và hướng dẫn HS chữa một số lỗi điển hình.
a) Nhận xét chung
+ Ưu điểm:
- HS đã hiểu đề, viết đúng yêu cầu của đề.
- xác định đúng yêu cầu của đề, bố cục rõ ràng
- Diễn đạt câu ý rõ ràng
- có sáng tạo khi làm bài
- Lỗi chính tả có tiến bộ, hình thức trình bày đẹp, khoa học
+ GV nêu một số bài văn đúng yêu cầu và sinh động giàu tình cảm, có sáng tạo cách trình bày khoa học ...
+ Nhược điểm:
GV nêu một số lỗi điển hình về ý, về dùng từ, đặt câu, cách trình bày...
+ Viết trên bảng phụ các lỗi phổ biến
- Yêu cầu HS thảo luận và tìm cách sửa
- Trả bài cho HS
b). Hướng dẫn chữa bài
- yêu cầu HS tự chữa bài của mình bằng cách trao đổi với bạn
- GV theo dõi giúp đỡ
c). Học tập những đoạn văn hay, bài văn tốt
- GV gọi HS đọc đoạn văn hay cho cả lớp nghe.
GV hỏi HS tìm ra cách dùng từ, diễn đạt hoặc ý hay.
d). Viết lại đoạn văn
- GV gợi ý viết lại đoạn văn.
3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về viết lại bài chưa đạt , quan sát một cảnh sông nước, biển, suối.
- 5 HS nộp bài chấm
- HS nghe
- 2 HS 1 nhóm trao đổi để cùng chữa bài
- HS xem lại bài của mình.
- HS chữa bài
- HS đọc
- HS trả lời
- HS viết
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu.
- Đánh giá các hoạt đã làm được trong tuần qua.
- Phương hướng tuần tới.
- Học sinh thấy được ưu điểm , khuyết điểm của mình để khắc phục , phát huy.
II. Chuẩn bị.
- Nội dung.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ổn định
2. Tiến hành
a. Nhận xét các hoạt động tuần qua.
- Cho học sinh nhận xét hoạt động tuần qua.
- Giáo viên đánh giá chung ưu điềm, khuyết điểm.
- Tuyên dương các cá nhân, tổ có nhiều thành tích.
3. Phương hướng tuần tới.
- Học chương trình tuần 6
- Tiếp tục bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu
- Lao động vệ sinh trường lớp.
- Trang hoàng lớp học.
- Nghe
- Các tổ trưởng lên nhận xét những việc đã làm được của tổ mình
- Lớp trưởng đánh giá .
File đính kèm:
- Giao an lop 5 tuan 5(1).doc