Toán
$ 21. ÔN TẬP: BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI.
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Củng cố các đơn vị đo độ dài và bảng đơn vị đo độ dài.
- Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo độ dài và giải các bài toán có liên quan.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ kẻ sẵn bảng đơn vị đo độ dài.
29 trang |
Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 917 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 5 tuần 5 - Trường Tiểu học Kim Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
biến nội dung , yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ , trang phục luyện tập .
- Chạy theo một hàng dọc quanh sân.
*Trò chơi: “Diệt các con vật có hại”
2. Phần cơ bản:
a) Đội hình đội ngũ:
- Ôn tập hợp hàng ngang dóng hàng, điểm số,đi đều vòng phải,vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp.
- Cán sự điều khiển lớp tập 1 lần.
- Chia tổ tập luyện.
- Tập hợp cả lớp các tổ thi trình diễn.
* GV điều khiển lớp tập ôn lại 1 lần.
b) Chơi trò chơi “Nhảy đúng, nhảy nhanh”
- GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và quy định chơi.
- Cho cả lớp cùng chơi.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Phần kết thúc:
- Cho HS vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp .
- GV và HS cùng hệ thống bài.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả bài học và giao BTVN.
6- 10 phút
1- 2 phút
1- 2 phút
2- 3 phút
18- 22 phút
10- 12 phút
7- 8 phút
4- 6 phút
1-2 phút
1-2 phút
1-2 phút
ĐH nhận lớp:
* * * * * * * * *
GV * * * * * * * * *
* * * * * * * * *
ĐH tập luyện theo tổ:
@ @ @
* * * * * *
* * * * * *
* * * * * *
* * * * * *
Đội hình kết thúc:
GV
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
Ngày soạn: 22/ 9/ 2009
Ngày giảng: T6/ 25/ 9/ 2009
Toán
$25: Mi- li- mét vuông.
Bảng đơn vị đo diện tích
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của mi – li – mét vuông. Quan hệ của mi – li – mét vuông với xăng ti mét vuông.
- Biết tên gọi , ký hiệu, mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích trong bảng đơn vị đo diện tích.
- Biết chuyển đổi các số đo diện tíchtừ đon vị này sang đơn vị khác.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình vẽ biểu diễn hình vuông có cạnh dài 1cm như trong phần a(SGK).
- Một bảng có kẻ sẵn các dòng, các cột như trong phần b.
III. Các hoạt dộng dạy học:
1 - Kiểm tra bài cũ (5’).
- Cho HS nhắc lại đơn vị đo diện tích: Héc-tô-mét vuông; Đề-ca- mét vuông.
- Gọi HS lên bảng làm bài tập 4 trong SGK- 27.
2 – Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài (1’).
2.2. Giới thiệu đơn vị đo diện tích mi- li mét vuông (7’).
- Các em đã được học đơn vị đo diện tích nào?
- Để đo diện tích rất bé người ta còn dùng đơn vị mi-li-mét vuông.
- Mi-li-mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài bao nhiêu?
- GV cho HS quan sát hình vuông đã chuẩn bị .
+ Một xăng ti mét vuông bằng bao nhiêu mi-li- mét vuông?
+ Một mi-li-mét vuông bằng một phần bao nhiêu xăng-ti-mét vuông?
2.3.Giới thiệu bảng đơn vị đo diện tích (8’).
- Để đo diện tích thông thường người ta hay sử dụng đơn vị nào?
- Những đơn vị đo diện tích nào bé hơn m2?
- Những đơn vị đo diện tích nào lớn hơn m2?
- Cho HS nêu mối quan hệ giữa mỗi đơn vị với đơn vị kế tiếp nó rồi điền tiếp vào bảng kẻ sẵn để cuối cùng có bảng đơn vị đo diện tích.
- Em có nhận xét gì về mối quan giữa 2 đơn vị đo diện tích liền kề?
- Cho HS đọc lại bảng đo diện tích.
2.4. Thực hành (15’).
* Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó đọc kết quả bài làm trước lớp.
- Nhận xét, chữa bài.
* Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Cho HS làm bài vào vở, 3 HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét, chữa bài.
* Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Cho HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét, chữa bài.
3- Củng cố dặn dò (4’):
- GV nhận xét giờ học.
- Nhắc HS về học thuộc bảng ĐV đo diện tích và chuẩn bị cho bài sau.
- HS lên bảng làm bài.
- km2, hm2, dam2 , m2, dm2, cm2.
- HS nêu cách đọc và viết mi-li-mét vuông.
- có cạnh 1mm.
- 1cm2 = 100mm2
- 1mm2 = cm2
- Sử dụng đơn vị mét vuông.
- Những ĐV bé hơn m2: dm2, cm2, mm2
- Những ĐV lớn hơn m2: km2, hm2, dam2.
- Đơn vị lớn bằng 100 lần đơn vị bé.
- Đơn vị bé bằng 1/ 100 đơn vị lớn.
- HS nối tiếp nhau đọc bảng đơn vị đo diên tích
* Kết quả:
- Tám trăm linh lăm mi- li- mét vuông.
- Một nghìn không trăm hai mươi mốt mi- li- mét vuông.
* Kết quả:
a) 7 cm2 = 700 mm2
30 km2 = 3000 hm2
b) 200 mm2 = 2 cm2
5000dm2 = 50 m2
c) 260cm2 = 2dm2 60cm2
* Kết quả:
a) 1mm2 = cm2
5mm2 = cm2
b)1cm2 = dm2
8cm2 = dm2
Luyện từ và câu
$ 9: Từ đồng âm
I. Mục đích yêu cầu:
Giúp HS:
- Hiểu thế nào là từ đồng âm.
- Nhận diện được một số từ đồng âm trong giao tiếp. Biết phân biệt được nghĩa của các từ đồng âm.
II. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ (5’):
- Gọi HS đọc đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình của một miền quê hoặc thành phố.
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài (1’).
2.2. Phần nhận xét (12’):
- Mời 1 HS nêu yêu cầu bài 1,2.
- Cho HS làm việc cá nhân.
- Mời một số HS nêu kết quả bài làm.
- Các HS khác nhận xét.
- GV chốt lại: Hai từ câu ở 2 câu văn trên phát âm hoàn toàn giống nhau (đồng âm) song nghĩa rất khác nhau. Những từ như thế được gọi là từ đồng âm.
2.3. Phần ghi nhớ (5’):
- Cho HS nối tiếp đọc phần ghi nhớ, HS khác đọc thầm.
- Mời một số HS nhắc lại ND ghi nhớ (không nhìn sách).
2.4. Luyện tập (14’):
*Bài tập 1:
- Cho 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn và yêu cầu HS làm bài theo nhóm 4
- Mời đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
*Bài tập 2:
- Cho 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm vào vở rồi đọc bài làm
- Nhận xét, chữa bài.
*Bài tập 3:
- Cho HS trao đổi theo nhóm 2.
- Đại diện các nhóm trình bày .
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
*Bài tập 4:
- Gọi HS đọc câu đố.
- Cho HS thi giải câu đố nhanh.
- Nhận xét, khen ngợi những HS hiểu bài.
3. Củng cố-dặn dò (3’):
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về học bài và học thuộc 2 câu đố để đố bạn bèvà chuẩn bị cho bài sau.
- HS nối tiếp nhau đọc.
- HS làm bài.
- HS nêu kết quả:
+Câu (cá): bắt cá, tôm,bằng móc sắt nhỏ (thường có mồi)
+Câu (văn): đơn vị của lời nói diễn đạt một ý trọn vẹn
- HS đọc.
- HS đọc thuộc.
*Lời giải:
- Đồng trong cánh đồng: Khoảng đất rộng và bằng phẳng; Đồng trong tượng đồng: Kim loại có màu đỏ. Đồng trong một nghìn đồng:Đơn vị tiền Việt Nam.
- Đá trong hòn đá: Chất rắn tạo nên vỏ trái đất kết thành từng tảng, từng hòn. Đá trong bóng đá: Đưa chân nhanh và hất mạnh bóng...
- Ba trong ba và má: Bố ( cha, thầy). Ba trong ba tuổi: Số tiếp theo trong số 2
*Lời giải: Nam nhầm lẫn giữa từ tiêu trong cụm từ tiền tiêu(tiền để chi tiêu)với tiếng tiêu trong tiền tiêu (vị trí quan trọng, nơi có bố trí canh gác ở phía trước
*Lời giải: a) Con chó thui.
b) Cây hoa súng và khẩu súng.
Tập làm văn
$10: Trả bài văn tả cảnh
I. Mục đích yêu cầu:
Giúp HS:
- Nắm được yêu cầu của bài văn tả cảnh.
- Nhận thức được ưu, khuyết điểm trong bài làm của mình và của bạn; biết sửa lỗi; viết lại được một đoạn cho hay hơn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng lớp ghi đầu bài; một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu cần chữa chung trước lớp.
- Phấn màu.
III. Các hoạt động dạy-học:
1. Kiểm tra bài cũ (5’):
- Chấm điểm bảng thống kê kết quả học tập ở tổ của HS.
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài (1’): GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.2. Nhận xét chung và hướng dẫn HS chữa một số lỗi điển hình (14’).
GV sử dụng bảng lớp đã viết sẵn các đề bài và một số lỗi điển hình để:
- Nêu nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp.
- Hướng dẫn HS chữa một số lỗi điển hình về ý và cách diễn đạt:
+ Mời một số HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi.
+ Cho cả lớp tự chữa trên nháp.
+ Cho cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng.
+ GV chữa lại cho đúng bằng phấn mầu.
2.3 Trả bài và hướng dẫn HS chữa bài (16’).
GV trả bài cho HS và hướng dẫn các em chữa lỗi:
- Sửa lỗi trong bài:
+ Cho HS đọc lại bài làm của mình và tự sửa lỗi.
+ Yêu cầu HS đổi bài cho nhau để rà soát lỗi.
- Học tập những đoạn văn hay bài văn hay:
+ GV đọc một số đoạn văn hay, bài văn hay.
+ Cho HS trao đổi, thảo luận tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn.
- Viết lại một đoạn văn trong bài làm:
+ Yêu cầu mỗi em tự chọn một đoạn văn viết chưa đạt trong bài làm cùa mình để viết lại cho hay hơn.
+ Mời một số HS trình bày đoạn văn đã viết lại
- GV nhận xét, đánh giá.
3- Củng cố – dặn dò (4’):
- GV nhận xét giờ học, tuyên dương những HS viết bài được điểm cao.
- Dặn những HS viết chưa đạt về nhà viết lại. Yêu cầu HS về quan sát một cảnh sông nướcvà ghi lại những đặc điểm của cảnh đó để chuẩn bị cho tiết học sau.
*Những lỗi điển hình:
+Phần kết luận của Quỳnh.
+Phần thân bài của Tảo.
+Đoạn đầu miêu tả cơn mưa của Doãn Mai.
+Câu miêu tả những bông hoadướimưa(Nam)
- HS trao đổi về bài các bạn đã chữa trên bảng.
- HS đọc lại bài của mình và tự chữa lỗi.
- HS đổi bài soát lỗi.
- HS nghe.
- HS trao đổi, thảo luận.
- HS viết lại đoạn văn mà các em thấy chưa hài lòng.
- Một số HS trình bày.
Sinh hoạt tuần 5
I. Mục tiêu:
- Đánh giá tình hình của lớp trong tuần, nhận xét ưu khuyết điểm của lớp. Tuyên dương những học sinh có tiến bộ, nhắc nhở những học sinh còn yếu, nhắc nhở học sinh vệ sinh cá nhân.
II. Các hoạt động dạy học:
A. ổn định tổ chức (5’):
- Sinh hoạt văn nghệ.
B. Nhận xét (30’):
- Lớp trưởng điều khiển lớp.
1- Bốn tổ trưởng lên nhận xét ưu khuyết điểm của tổ mình.
2- Lớp trưởng nhận xét chung ưu khuyết điểm của lớp.
3- Giáo viên nhận xét chung hoạt động trong tuần.
a) ưu điểm:
- Lớp đi học đều, đúng giờ, ra vào lớp xếp hàng nghiêm túc, hát đầu giờ đều, thực hiện truy bài đầu giờ nghiêm túc.
- Không khí học tập sôi nổi, các em đã chuẩn bị bài trớc khi đến lớp.
- Trong lớp hăng hái giơ tay phát biểu như: Huy, Chiến, Quỳnh,
- Các bạn tham gia vào các hoạt động ngoài giờ sôi nổi, nghiêm túc khi tập thể dục.
- HS tham gia đóng góp các quỹ đầu năm.
- Tham gia phòng chống dịch cúm A- H1N1.
b) Nhược điểm:
- Duy trì 15 phút truy bài đầu giờ cha nghiêm túc.
- Một số bạn cha nghiêm túc trong khi hoạt động ngoài giờ.
- Trong lớp vẫn còn một số bạn nói chuyện riêng.
c) ý kiến phát biểu của học sinh.
4- Xếp loại phương hướng:
Tổ 1: 1
Tổ 2: 3
Tổ 3: 2
Tổ 4: 4
- Đi học chuyên cần, chuẩn bị bài trước khi đi học.
- Không được ăn quà vặt vứt rác ra trường lớp.
- Vệ sinh sạch sẽ.
- Phát huy phong trào thi đua giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
- Phòng chống dịch cúm A- H1N1.
- Thực hiện tốt Tháng an toàn giao thông.
- Cả lớp hát.
- Lớp lắng nghe để đóng góp ý kiến.
- HS thảo luận và phát biểu ý kiến.
File đính kèm:
- Giao an(10).doc