Giáo án Lớp 5 Tuần 5 - Người soạn: Lê Nguyên Khang

Tập đọc

 Tiết 9 : MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC

I. MỤC TIÊU:

- Đọc lưu loát toàn bài, đọc diễn cảm với giọng nhẹ nhàng đằm thắm về tình bạn.

- Hiểu diễn biến, ý nghĩa của bài : Tình cảm chân thành của một chuyên gia nước ngoài với một công nhân Việt Nam

- Giáo dục HS thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc

II. Chuẩn bị :

Tranh ảnh về các công trình do chuyên gia nước ngoài giúp đỡ, bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy – học

A.Kiểm tra bài cũ : (3 phút).

HS đọc thuộc lòng Bài ca về trái đất và nêu nội dung của bài

B.Dạy bài mới: (37 phút).

1, Giới thiệu bài : trực tiếp hoặc dùng tranh ảnh về các công trình do nước

ngoài giúp đỡ để giới thiệu bài

2, Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài

 

doc11 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 523 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 5 - Người soạn: Lê Nguyên Khang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁO THỐNG KÊ I. MỤC TIÊU: - Biết trình bày kết quả thống kê theo bảng biểu. - Qua bảng thống kê kết quả học tập của cá nhân và cả tổ có ý thức học tốt hơn. - Giáo dục HS ý thức học tốt bộ môn. II. Chuẩn bị: - Sổ điểm. Một số tờ phiếu đã kẻ bảng thống kê. III. Các hoạt động dạy – học A . Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút ). Kiểm tra sự chuẩn bị của HS B . Dạy bài mới : ( 37 phút ) 1, Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học 2, Hướng dẫn HS luyện tập Bài tập 1: HS đọc yêu cầu bài tập 1 - HS nhắc lại yêu cầu - HS không cần lập thành bảng chỉ cần trình bày theo hàng - Thống kê kết quả học tập của em VD điểm trong tháng 9 của : Vũ Thị Anh– Tổ 1: a- Số điểm dưới 5 : 0 b- Số điểm từ 5 đến 6 : 1 c- Số điểm từ 7 đến 8 : 5 d- Số điểm từ 9 đến 10 : 2 Bài tập 2 : HS đọc yêu cầu của bài - Nhắc lại yêu cầu của bài tập - Lập bảng thống kê kết quả học tập của các thành viên trong tổ và cả tổ GV hướng dẫn: Để lập được bảng thống kê HS cần trao đổi thống kê kết quả học tập của mình với các thành viên trong tổ để thu thập đủ số liệu về từng thành viên trong tổ. - Kẻ bảng thống kê có đủ số cột dọc và hàng ngang. - HS làm việc theo nhóm ( Theo tổ của mình ) . - Các nhóm viết vào bảng phụ. Cá nhân đọc kết quả học tập của mình để thư ký ghi vào bảng thông kê. Đại diện các tổ trình bày. - HS rút ra nhận xét: Kết quả chung của tổ, HS có kết quả tốt nhất HS tiến bộ nhất. VD về bảng thống kê STT Họ và tên Số điểm 0 - 4 5 - 6 7 - 8 9 - 10 1 Đỗ Văn Hải 0 3 4 5 2 Vũ Văn Nam 0 2 1 6 3 Nguyễn Thị Tân 0 3 4 6 3. Củng cố – dặn dò Nhận xét tiết học . Về chuẩn bị bài sau ghi nhớ cách lập bảng thống kê -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ năm ngày 25 tháng 9 năm 2008 Toán TIẾT 24 : ĐỀ-CA-MÉT VUÔNG, HÉC-TÔ-MÉT VUÔNG I. Mục tiêu: - Giúp HS hình thành biểu tượng ban đầu về Đề-ca-mét vuông, héc-tô-mét vuông, biết đọc, viết các đơn vị đó. Nắm được mối quan hệ giữa Đề-ca-mét vuông, héc-tô-mét vuông. - Rèn cho HS kĩ năng đọc, viết, đổi đơn vị chính xác. - Giáo dục HS yêu thích môn học. II. Chuẩn bị: Phấn màu, bảng phụ vẽ biểu diễn hình vuông có cạnh dài 1dam, 1hm (thu nhỏ) SGK. III. Hoạt động dạy – học: A. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu – ghi bảng. 2. Bài giảng: a. Giới thiệu đơn vị đo diện tích đề-ca-mét vuông: * Hình thành biểu tượng về đề-ca-mét vuông: - Giáo viên yêu cầu HS nhắc lại những đơn vị đo diện tích đã học: Mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài bao nhiêu? Kilômét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài là bao nhiêu? - Giáo viên hướng dẫn HS cách đọc và viết đơn vị đề-ca-mét vuông (dam2), một số HS đọc lại. * Phát hiện mối quan hệ giữa đề-ca-mét vuông và mét vuông: - Giáo viên treo bảng phụ cho HS quan sát hình vẽ và tự rút ra nhận xét: hình vuông 1dam2 gồm 100 hình vuông 1m2. HS phát hiện ra mối quan hệ giữa dam2 và m2. Cho một số HS nhắc lại: 1dam2 = 100m2. b. Giới thiệu đơn vị đo diện tích héc-tô-mét vuông.: Giáo viên giới thiệu tương tự như trên. 3. Luyện tập: Bài tập 1: - Gọi HS đọc các số. - Giáo viên nhận xét. Bài tập 2: - Gọi HS đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu. a) 271dm2 ; b) 18954dm2 ; c) 603hm2 ; d) 34620hm2 Bài tập 3: Viết vào chỗ chấm. 2dam2 = 200m2 ; 3dam2 15m2 = 315m2 ; 200m2 = 2dam2 30hm2 = 3000dam2 ; 12hm2 5dam2 = 1205dam2 ; 760m2 = 7dam2 60m2 Bài tập 4: 16dam291m2 =16dam2+m2 =16dam2 ; 32dam25m2= 32dam2+m2=32dam2 4.Dặn dò : về nàh làm ôn lại bài. --------------------------------------------------- Luyện từ và câu TIẾT 10 : TỪ ĐỒNG ÂM. I. MỤC TIÊU: - Học sinh hiểu thế nào là từ đồng âm. - Nhận diện được một số từ đòng âm trong giao tiếp. Biết phân biệt nghĩa của các từ đồng âm. - Giáo dục học sinh lòng say mê ham học bộ môn. II. Đồ dùng dạy - học: Một số tranh, ảnh về các sự vật, hiện tượng, hoạt độngcó tên gọi giống nhau. Bảng phụ. III. Hoạt động dạy - học: A.Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút ). HS đọc đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình của quê em. GV nhận xét , ghi điểm. B.Dạy bài mới : ( 37 phút ) 1. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học. 2. Hướng dẫn HS thực hiện phần nhận xét và rút ra ghi nhớ. Bài tập 1: HS đọc yêu cầu bài tập. Cả lớp theo dõi. - HS làm việc cá nhân : phát hiện từ giống nhau. - Gọi học sinh trả lời. Cả lớp và GV nhận xét, chốt ý đúng. - Từ giống nhau: Câu Bài tập 2: HS đọc nội dung bài tập. Cho các em làm việc cá nhân. - Gọi HS trình bày bài làm của mình. - HS và Gv nhận xét chốt lại ý đúng. *. Lời giải: + Câu (cá) : bắt cá, tôm,bằng móc sắt nhỏ (thường có mồi). + Câu (văn) : đơn vị của lời nói diễn đạt một ý trọn vẹn Vậy hai từ câu ở hai câu văn trên phát âm hoàn toàn giống nhau song nghĩa rất khác nhau. Những từ như thế được gọi là từ đồng âm. - GV gắn phần ghi nhớ lên bảng. Gọi HS đọc lại phần ghi nhớ 3.Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Bài tập 1. Cho HS làm việc theo cặp. + Đồng trong cánh đồng : khoảng đất rộng và bằng phẳng dùng để trồng trọt. + Đồng trong tượng đồng ; kim loại có màu đỏ, dể dát mỏng và kéo sợi + Đồng trong một nhìn đồng : đơn vị tiền Việt Nam. + Đá trong hòn đá : chất rắn tạo nên vỏ trái đất Bài tập 2: HS làm việc độc lập. Học sinh chữa bài theo lời giải đúng. VD: Nước ta có bờ biển dài hơn 3000 km. Nước con suối này rất trong. Bài tập 3: Cho học sinh làm việc cá nhân. * Lời giải : Nam nhầm lẫn từ tiền trong cụm từ tiền tiêu ( tiền để chi tiêu ) với tiếng tiền trong từ đồng âm : tiền tiêu ( vị trí quan trọng, nơi có bố trí canh gác ở phía trước khu vực trú quân, hướng về phía địch). Bài tập 4 : Cho học sinh thi giải đó nhanh. HS làm việc theo cặp. - Câu a : con chó thui. - Câu b : cây hoa súng và khẩu súng. 3.Củng cố, dặn d ò: Về nhà học thuộc hai câu đố để đố lại bạn bè và người thân.. -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ sáu ngày 26 tháng 9 năm 2008 TẬP LÀM VĂN TIẾT 10 : TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH I. MỤC TIÊU: - Nắm được yêu cầu của bài văn tả cảnh - Nhận được ưu khuyết điểm về bài văn của mình; biết sửa lỗi; viết văn hay hơn. - Giáo dục HS ý thức ham học bộ môn. II. Chuẩn bị : Chấm chữa bài III. Các hoạt động dạy - học A . Kiểm tra bài cũ : ( 3phút) B . Dạy bài mới : ( 37 phút ) 1. Giới thiệu bài : Nêu MĐYC của tiết học 2. Nhận xét chung và hướng dẫn HS chữa một số lỗi điển hình * GV nhận xét: Đây là bài văn đầu tiên nên các em đã biết cách làm bài văn song bài làm manh tính chất là viết cho xong bài văn, chưa có chất lượng. Bài có đủ ba phần, nội dung sơ sài, ý lủng củng, sai nhiều lỗi chính tả, chữ viết còn cẩu thả. Bên cạnh đó có em viết văn hay, giàu hình ảnh, chữ viết sạch đẹp như : Còn có những em làm bài chống đối như : chữ viết xấu, trình bày bài bẩn, sai nhiều lỗi. - Nêu nhận xét chung về kết quả bài làm của HS - Hướng dẫn HS chữa một số lỗi về ý về cách diễn đạt . - Chữa trên bảng HS cùng trao đổi. - GV viết lỗi sai lên bảng sau đó gọi những HS viết sai lên viết lại ở trên bảng. - Cả lớp theo dõi và chữa cùng các bạn. - GV nhận xét chung cách chữa của các bạn. 3. Trả bài và hướng dẫn HS chữa bài GV trả bài HD HS chữa theo trình tự sau: - Sửa lỗi trong bài + HS đọc lại bài làm của mình và tự sửa lỗi + HS đổi bài cho bạn bên cạnh để già soát lại việc chữa lỗi - Học tập những đoạn văn hay, bài văn hay + GV đọc một số đoạn văn, bài văn hay - HS trao đổi tìm ra ý hay cái hay đáng học tập - Viết lại một đoạn trong bài - HS tự chọn và viết lại yêu cầu HS trình bày trước lớp đoạn viết lại Củng cố – dặn dò: - GV nhận xét tiết học biểu dương những bài đạt điểm cao - Dặn dò những HS có bài chưa tốt về viết lại bài - Quan sát cảnh sông nước ghi chép những điều quan sát được --------------------------------------------------------- Toán TIẾT 25 : MI-LI-MÉT VUÔNG. BẢNG ĐƠN VỊ ĐO DIỆN TÍCH I. Mục tiêu: - Giúp HS biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của mi-li-mét vuông, quan hệ giữa mi-li-mét vuông và xăng-ti-mét vuông. Nắm được bảng đơn vị đo diện tích, mối quan hệ giữa các đơn vị, biết chuyển đổi các số đo diện tích từ đơn vị này sang ĐV khác. - Rèn cho HS kĩ năng đọc, viết, đổi đơn vị chính xác. - Giáo dục HS yêu thích môn học. II. Chuẩn bị: Phấn màu, bảng phụ. III. Hoạt động dạy – học: A. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu – ghi bảng. 2. Bài giảng: a. Giới thiệu đơn vị đo diện tích mi-li-mét vuông: - GV yêu cầu HS nêu các đơn vị đo diện tích đã học (cm2,dm2,m2,dam2,hm2,km2) - Giáo viên giới thiệu “Để đo những diện tích rất bé người ta còn dùng đơn vị mi-li-mét vuông. - Giáo viên hướng dẫn HS dựa vào những đơn vị đo diện tích đã học từ đó nêu được “Mi-ni-mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1mm”. - HS tự nêu cách viết kí hiệu mi-li-mét vuông (mm2), 1 số HS nhắc lại. - Cho HS quan sát bảng phụ có hình vẽ, từ đó HS tự rút ra nhận xét về mối quan hệ giữa mi-li-mét vuông và xăng-ti-mét vuông (1cm2=100mm2; 1mm2=cm2) b. Giới thiệu bảng đơn vị đo diện tích: - Giáo viên treo bảng phụ đã kẻ sẵn các cột như SGK yêu cầu HS nêu các đơn vị đo diện tích từ lớn đến bé. - Một số HS nêu lại, giáo viên thống nhất thứ tự các đơn vị đo. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu về mối quan hệ giữa các ĐV đo diện tích trong bảng. - Cho HS cả lớp đọc đồng thanh. 3. Luyện tập: Bài tập 1: - Gọi HS đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu. - 2 HS lên bảng viết, giáo viên nhận xét. Bài tập 2: - Gọi HS đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu. - 2 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở. Bài làm: a. 5cm2 = 500mm2 1m2 = 10000cm2 12km2 = 1200hm2 5m2 = 50000cm2 1hm2 = 10000m2 12m29dm2 = 1209dm2 7hm2 = 70000m2 37dam224m2 = 3724m2 b. 800mm2 = 8cm2 3400dm2 = 34m2 12000hm2 = 120km2 90000m2 = 9hm2 150mm2 = 1dm250cm2 2010m2 = 20dam210m2. Bài tập 3: - Gọi HS đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu. - Giáo viên chấm điểm. Bài làm: 1mm2 = cm2 1dm2 = m2 8mm2 = cm2 7dm2 = m2 29mm2 = cm2 34dm2 = m2. 4. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học, gọi HS nhắc lại nội dung bài. - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.

File đính kèm:

  • doctuan 5.doc