Giáo án Lớp 5 Tuần 4 - Trường Tiểu học số 2 Nam Phước

TẬP ĐỌC : NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY

I/ MỤC TIÊU :

- Đọc đúng tên người tên địa lí nước ngoài trong bài ; bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.

- Hiểu ý chính : Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân ; thể hiện khát vọng sống, khát vọng hòa bình của trẻ em. (Trả lời được cáccâu hỏi 1,2.3)

II/ CHUẨN BỊ :

 - GV : Tranh minh hoạ trong SGK.

 - Bảng phụ viết đoạn thư học sinh cần luyện đọc .

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

 

doc19 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 663 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 4 - Trường Tiểu học số 2 Nam Phước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Thi đọc đề - Mua 25 quyển vở, giá 3000 đồng một quyển thì vừa hết số tiền. - Cũng với số tiền dó, nếu mua vở với giá 1500 đồng thì được bao nhiêu quyển. - Giải vào vở, 1 em giải bảng lớp Giải : 3000 đồng gấp 1500 đồng số lần là : 3 000 : 1500 = 2 (lần) Số vở mua với giá 1500 đồng là : 25 x 2 = 50 (quyển) ĐS; 50 quyển - Long đọc - Cấc nhóm giải và trình bày, cả lớp nhận xét Giải Tổng thu nhập của g đình khi có 3 người là 800 000 x 3 = 2 400 000 (đồng) Bình quân thu nhập của mỗi người khi gia đình có 4 người là : 2 400 000 : 4 = 600 000 (đồng) Bình quân thu nhập của mỗi giảm đi là: 800 000 – 600 000 = 200 000 (đồng) Đáp số : 200 000 đồng HSG làm bài bên. - đúng Chính tả : ANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ GỐC BỈ (Nghe - viết) I/MỤC TIÊU : - Nghe - viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Nắm được mô hình cấu tạo vần và quy tắc dấu thanh trong tiếng có ia, iê (BT2, BT3) II/ CHUẨN BỊ : - GV : Bảng phụ có ghi sẵn nội dung bài tập 2-3. - HS vở viết chính tả. III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA THÀY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 2/ Kiểm tra bài cũ : - Đàm thoại: hoàn cầu. kiến thiết, trông mong, 80 năm giời, sánh vai. 3/ Bài mới : HĐ1: Giới thiệu bài và ghi bảng HĐ2: Hướng dẫn nghe viết chính tả : - Thịnh, Huy đánh vần - Nghe - Đọc mẫu. - Hỏi : Vì sao Phrăng Đơ Bô-en chạy sang hàng ngũ của quân đội ta ? - Đàm thoại từ khó: Phrăng Đơ Bô-en, Phan Lăng, xâm lược, chính nghĩa. - Thảo luận bài tập: + bài 2: Gọi Huyền đọc yêu cầu bảng phụ, tổ chức thi điền nhanh + Bài 3: TL nhóm 2 và trả lời - Yêu cầu viết bảng con: đọc Phrăng Đơ Bô-en, Phan Lăng, xâm lược, chính nghĩa. HĐ3:Viết chính tả- Yêu cầu mở vở, cầm bút, ngồi đúng tư thế - Đọc từng câu cho HS viết. - Đọc chậm từng câu để HS soát lỗi - Hướng dẫn HS chấm bài trên bảng. - Hướng dẫn HS chấm chéo bài - Thu từ 4 đến 5 bài chấm 4/ Củng cố, dặn dò : - Dặn HS sửa lỗi - Theo dõi SGK - Vì ông nhận rõ tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. - Thịnh, Huỳnh, Giang, Tuấn đánh vần - Đọc yêu cầu, 2 em thi điền nhanh ở bảng phụ - TL và trả lời - Viết bảng con - Làm theo yêu cầu - Viết bài vào vở, 1 em viết bảng lớp. - Soát lỗi - Lớp nhận xét, chấm bài trên bảng. - Đổi vở chấm chéo - Làm bài tập Ngày soạn: 16 .9.2012 Thứ sáu ngày 21 tháng 9 năm 2012 SINH HOẠT ĐỘI I. Nhận xét công tác tuần qua : (chi đội trưởng đánh giá). Bổ sung : - HS đi học chuyên cần, nghỉ học có phép. - Chuẩn bị bài ở nhà rất tốt : Ly, Tú, Linh, Thanh Binh, Ngân, Duyên, Trang, Huyền, Hằng - Xây dựng và duy trì đảm bảo các nề nếp * Tồn tại : - Một số em chưa chuẩn bị bài tốt: Tuấn, Thịnh, Huỳnh, Giang, Huy - Em Tuấn đi học chưa mang đầy đủ sách vở, dụng cụ học tập. II. Công tác tuần đến : Khắc phục các tồn tại trong tuần qua. - Phân công đôi bạn học tập III. Sinh hoạt ngoài trời : Ôn lại nghi thức đội, củng cố đội hình chữ U. Ôn bài múa : “Khăn quàng thắp sáng bình minh Luyện từ và câu : LUYỆN TẬP VỀ TỪ TRÁI NGHĨA I/ Mục tiêu : Giúp HS : - Tìm được các từ trái nghĩa theo yêu cầu của BT1, BT2 (3 trong số 4 câu), BT3. - Biết tìm được những từ trái nghĩa để miêu tả theo yêu cầu của BT4 (chọn 2 hoặc 3 trong số 4 ý : a, b, c, d) ; đặt được câu để phân biệt 1 cặp từ trái nghĩa tìm được ở BT4 (BT5). * Đọc thuộc 4 câu thành ngữ, TN ; làm được toàn bộ bài 4 II/ Đồ dùng dạy học : + Bảng phụ viết sẵn bài tập 1, 2/ 25 VBT III/ Các hoạt động dạy và học : HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 2/ Kiểm tra bài cũ : + Thế nào là từ trái nghĩa? Cho VD minh họa. - 2 em trả lời miệng. - Nhận xét, ghi điểm 3/ Bài mới : HĐ1:GTB và ghi bảng .HĐ2: HD luyện tập Bài 1 : Cá nhân - Gọi 1 em nêu yêu cầu - Yêu cầu làm vào vở - Chú ý : Chỉ gạch chân các từ trái nghĩa có trong mỗi câu. * Em hiểu nghĩa các câu thành ngữ, tục ngữ trên như thế nào ? => gdục HS. Bài 2 : Nhóm 2 - Gọi Long nêu yêu cầu - Tổ chức trò chơi - Chú ý : Chỉ tìm từ trái nghĩa với từ in đậm có trong câu. Bài 3: - Gọi 1 em nêu yêu cầu - Yêu cầu làm bảng con Bài 4: Nhóm 5 - Gọi 1 em nêu yêu cầu - Yêu cầu TL và ghi bảng nhóm - Chú ý HS : Từ trái nghĩa thường có cấu tạo giống nhau, cùng là từ đơn, từ ghép hoặc cùng là từ láy. * Làm được toàn bộ bài 4 Bài 5 : Cá nhân - Gọi Thảo nêu yêu cầu - Yêu cầu làm vào vở - Chú ý HS : Có thể đặt 1 câu chứa cả cặp từ trái nghĩa, hoặc đặt 2 câu với 2 từ trái nghĩa ở bài tập 4/ Củng cố : - Đọc lại bài 1, 2 đã hoàn chỉnh. 5/ Dặn dò : - Về nhà làm bài 3/ 25 VBT. - Nghe - 1 em nêu - Làm bài VBT, Nhi làm bảng phụ. - Đáp án : ít / nhiều ; chìm / nổi ; trưa / tối. - HSG trả lời. + Ăn ít ngon nhiều: ăn ngon, chất lượng tốt hơn ăn nhiều mà không ngon + Ba chìm bảy nổi: cuộc đời vất vả, gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống + Nắng... tối: trới nắng có cảm giác nhanh trưa, trời mưa có cảm giác nhanh tối + Yêu... cho: yêu quý trẻ em thì trẻ em hay đến nhà chơi, kính trọng người gìa thì mình cũng được thọ như người già - HSG đọc thuộc lòng 4 câu thành ngữ, TN. - Long nêu - Tham gia trò chơi : “Điền nhanh, điền đúng” - Đáp án : Thứ tự cần điền : lớn, già, dưới, sống - 1 em nêu - Ghi bảng con từ cần điền - 1 em nêu - Mỗi nhóm 1 câu. 4 nhóm làm bảng 4 câu + Tả hình dáng : to/ bé, mập/ ốm, béo/ gầy,.. + Tả hành động : đi/ đứng, nằm/ ngồi,... + Tả trạng thái : khỏe/ yếu, sướng/ khổ,...+ Tả phẩm chất : thật thà/ dối trá, giỏi/ yếu, - HS tự làm VBT - Thảo nêu - Làm bài, một số em nêu + Thật thà là một đức tính tốt, dối trá là hành vi xấu. + Lan và Mai là hai chị em sinh đôi mà Lan thì mập còn Mai thì ốm. - 2 em TOÁN : LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU : - Biết giải bài toán liên quan đến tỉ lệ bằng hai cách : “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”. - Làm bài tập 1,2,3 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1. Bài cũ: - Gọi 2 HS lên giải bài 3 và 4 - Nhận xét, ghi điểm 2. Bài mới; HĐ1: GTB và ghi bảng HĐ2: HD luyện tập Bài 1/22 : - Gọi Bình đề - Yêu cầu học sinh tóm tắt bằng sơ đồ và giải vào vở - HD cho học sinh yếu : - Bài toán thuộc dạng nào ? - Muốn giải bài toán dạng tổng và tỉ, em làm như thế nào ? Bài 2/22 : Tiến hành tương tự bài 1 - Củng cố cách giải bài toán dạng : hiệu - tỉ. - Củng cố cách tìm chu vi hình chữ nhật. - Tổ chức thi giải nhanh ( mỗi tổ 1 em) * Giao bài HSG Bài 3/22 : - Gọi Huy đọc đề - Củng cố cách giải bài toán quan hệ tỉ lệ. - Yêu cầu TL và giải vào bảng nhóm 4. Củng cố : Một hình chữ nhật có chiều dài 15m, chiều rông bằng 1/3 chiều dài. Vậy chu vi HCN đó là: a. 20m b. 40m c. 45m d. 5m 5. Dặn dò : Về nhà làm BT 4 SGK 2 em lên bảng, cả lớp ghi bảng con phép tính bài 3 - Nghe - Bình đọc đề - Làm bài, bảng lớp: Khánh - Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó. - Thịnh 1 em tóm tắt và giải ở bảng lớp CD : CR : 15m P : ? Giải : Hiệu số phần bằng nhau là : 2 – 1 = 1 (phần) Chiều rộng của mảnh đất hình chữ nhật là : 15 x 1 = 15 (m) Chiều dài của mảnh đất hình chữ nhật là : 15 x 2 = 30 (m) Chu vi của mảnh đất hình chữ nhật là : (30 + 15) x 2 = 90 (m) ĐS: 90m - HSG giải bài - Huy đọc - Các nhóm giải và trình bày 100km gấp 50km số lần là : 100 : 50 = 2 (lần) Ô tô đó đi QĐ 50km thì tiêu thụ số lít xăng : 12 : 2 = 6 (lít) ĐS : 6 lít - Bảng con : b Khoa học: VỆ SINH Ở TUỔI DẬY THÌ I. MỤC TIÊU : Sau bài học, học sinh có khả năng - Nêu những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ ở tuổi dậy thì. - Thực hiện vệ sinh cá nhân ở tuổi dậy thì. II. ĐỒ DÙNG : Học sinh : thẻ màu III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1. KTBC: Nêu CH, gọi HS trả lời 1.Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già chia làm mấy giai đoạn 2. Nêu đặc điểm của tuổi trưởng thành. - 3 em trả lời 3. Nêu đặc điểm của tuổi già. - Nhận xét, ghi điểm 2. Bài mới: a. GTB: Hỏi: Các em đang ở giai đoạn nào của cuộc đời? Hằng ngày ai giúp em lựa chọn quần áo và vệ sinh cá nhân? - Nêu: Tuổi đậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời của mỗi con người. Nó đánh dấu một bước trưởng thành của con người. Sức khỏe, thể chất và tinh thần ở giai đoạn này đặc biệt quan trọng. Các em phải làm gì để bảo vệ sức khỏe và thể chất của mình ở giai doạn này? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó. b. Tìm hiểu bài: HĐ1:: Động não * Mục tiêu : HS biết dược những việc nên làm và những việc lhông nên làm .- Nêu những việc nên làm để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì ? - Giáo dục học sinh phải tắm gội bằng xà phòng, rửa sạch bộ phận sinh dục. Phơi quần áo lót ngoài nắng để diệt sạch vi trùng. Đ2 : Những việc nên làm - Yêu cầu TL nhóm 5, ghi vào bảng nhóm - Nêu những việc làm và không nên làm để bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì ? - Giáo dục HS không chơi trò chơi điện tử nhiều, không hút thuốc và uống rượu bia. HĐ3 : Luyện tập - Xác định đúng sai bằng thẻ màu - Đọc phần bóng đèn toả sáng. 3. Củng cố : - HDHS cách chơi trò chơi tập làm diễn giả như hướng dẫn ở sách GV. 4. Dặn dò : Sưu tầm sách , báo nói về tác hại của rượu, bia. - Trả lời: Ở giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên + Tự làm vệ sinh cá nhân - Nghe - Làm việc cá nhân, quan sát các hình SGK trang 18, nêu những việc nên làm để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổii dậy thì.. - Tắm gội hằng ngày bằng nước sạch và xà phòng, rửa sạch bộ phận sinh dục, chải tóc gọn gàng, giặt và phơi quần áo ngoài nắng, nhất là quần áo lót. - Các nhóm TL và trình bày - Những việc nên làm là : Tập thể dục, thể thao hằng ngày; ăn uống đầy đủ chất. - Những việc không nên làm là : Không xem các loại phim không lành mạnh; không hút thuốc lá; không uống cà phê, các loại bia, rượu và các chất gây nghiện - Dùng thẻ màu để xác định câu trả lời đúng. - 3 em đọc phần bóng đèn sáng SGK/ 19, lớp đọc thầm. Cả lớp đồng thanh một lần - Chơi trò chơi tập làm diễn giả. - Vài em lên tập làm diễn giả, nói về những việc nên làm và những việc không nên làm để giữ vệ sinh ở tuổi dậy thì. Nêu những tác dụng hoặc tác hại của những việc làm đó.

File đính kèm:

  • docGiao an tong hop lop 5 tuan 4.doc
Giáo án liên quan