Giáo án Lớp 5 Tuần 4 - Trường TH Trần Quốc Toản

Tiết 1: Lịch sử:

XÃ HỘI VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX - ĐẦU THẾ KỶ XX

I - Mục tiêu

Học xong bài này, HS biết:

- Cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, nền kinh tế - xã hội nước ta có nhiều biến đổi do chính sách khai thác thuộc địa của Pháp.

- Về kinh tế; xuất iện nhà máy, hầm mỏ đồn điền, đường ô tô đường sắt.

- Về xã hội, xuất hiện các tuần lớp mới: chủ xưởng, chủ nhà buôn, công nhân.

- Bước đầu nhận biết về mối quan hệ giữa kinh tế và xã hội (kinh tế thay đổi, đồng thời xã hội cũng thay đổi theo)

II. Đồ dùng dạy học

- Hình trong SGK

- Bản đồ Hành chính Việt Nam (để giới thiệu các vùng kinh tế)

- Tranh, ảnh, tư liệu phản ánh vệ sự phát triển kinh tế, xã hội ở Việt Nam thời bấy giờ (nếu có)

 

doc15 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 729 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 4 - Trường TH Trần Quốc Toản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuổi. Hình 6: Vẽ các loại thức ăn bổ dưỡng. Hình 7: Vẽ các chất gây nghiện). - Chúng ta nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì ? Bước 2: Làm việc cả lớp - Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - Gv khuyến khích HS đưa thêm những ví dụ khác với SGK về những việc nên không nên làm để bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì nói riêng và tuổi vị thành niên nói chung. Kết luận: Củng cố, nhận xét, dặn dò: Ở tuổi dậy thì, chúng ta cần ăn uống đủ chất, tăng cường luyện tập thể dục thể thao, vui chơi giải trí lành mạnh; tuyệt đối không sử dụng các chất gây nghiện như thuốc là, rượu,; không xem phim ảnh hoặc sách báo không lành mạnh. + Thực hiện những việc nên làm của bài học. + Nếu có điều kiện, các em hãy sưu tầm tranh ảnh, sách báo nói về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý. Tiết 4 Đạo đức CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH (Tiết 2) I. Mục tiêu: - HS biết lựa chọn cách giải quyết đúng trong mỗi tình huống - Môĩ HS biết tự hệ liên kể việclàm của mình và tự rút ra bài học. - Biết thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình. - GDHS không tán thành với những hành vi trốn tránh trách nhiệm, đỗ lỗi cho người khác II. Đồ dùng dạy học: SGK – VBT III. Các hoạt động dạy học: Bài cũ: HS Nêu ghi nhớ (tiết 1) GV nhận xét ghi điểm. 2- Bài mới: Giới thiệu bài học (tt) Hoạt động 1: Xử lí tình huống (Bài tập 3, SGK) * Mục tiêu: HS biết lựa chọn cách giải quyết phù hợp trong mỗi tình huống. * Cách tiến hành 1. GV chia lớp thành các nhóm nhỏ và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm xử lí một tình huống trong bài tập 3. 2. HS thảo luận nhóm. 3. Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả (dưới hình thức đóng vai ). 4. Cả lớp trao đổi, bổ sung. 5. GV kết luận: Mỗi tình huống đều có nhiều cách giải quyết. Người có trách nhiệm cần phải chọn cách giải quyết nào thể hiện rõ trách nhiệm của mình và phù hợp với hoàn cảnh. Hoạt động 2: Tự liên hệ bản thân * Mục tiêu: Mỗi HS tự liên hệ, kể một việc làm của mình (dù rất nhỏ) và tự rút ra bài học. * Cách tiến hành: 1. Gợi ý để mỗi HS nhớ lại một việc làm (dù rất nhỏ) chứng tỏ mình đã có trách nhiệm hoặc thiếu tránh nhiệm: - Chuyện xảy ra như thế nào và lúc đó em đã làm gì? - Bây giờ nghĩ lại em thấy thế nào? 2. HS trao đổi với bạn bên cạnh về câu chuyện của mình. 3. GV yêu cầu một số HS trình bày trước lớp. 4. Sau phần trình bày mỗi HS , GV gợi ý cho các em tự rút ra bài học. 5. GV kết luận: Khi giải quyết công việc hay xử lý tình huống một cách có trách nhiệm, chúng ta thấy vui và thanh thản. Ngược lại, khi làm một việc thiếu trách nhiệm, dù không ai biết, tự chúng ta cũng thấy áy náy trong lòng. Người có trách nhiệm là người trước khi làm việc gì cũng suy nghĩ cẩn thận nhằm mục đích tốt đẹp và với cách thức phù hợp: khi làm hỏng việc hoặc có lỗi, họ dám nhận trách nhiệm và sẵn sàng làm lại cho tốt. 6. GV yêu cầu 1-2 HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK IV/ Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học, tuyên dương, nhắc nhở. Dặn chuẩn bị bài mới:Có chí thì nên. Buổi chiều: Tiết 1 Thể dục : ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ, TRÒ CHƠI “ MÈO ĐUỔI CHUỘT ” I. Mục tiêu : - Ôn tập, củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác quay phải, quay trái, quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp. - Học sinh thực hiện động tác đúng kĩ thuật, tập hợp hàng ngang, dóng hàng ngang, đúng khẩu lệnh. - Chơi trò chơi “ Mèo đuổi chuột”, “ Hoàng Anh, Hoàng Yến “ đúng luật, tập trung chú ý, nhanh nhẹn, khéo léo, hào hứng trong khi chơi. - GDHS tính nhanh nhẹn, khéo léo. II. Địa điểm và phương tiện: - Sân trường. - Chuẩn bị 1 chiếc còi, kẻ sân chơi trò chơi. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Mở đầu (6-10 phút). - Giáo viên yêu cầu học sinh tập hợp lớp, điểm số báo cáo. - Giáo viên phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học chấn chỉnh đội ngũ trang phục tập luyện. - Xoay khớp cổ tay, cổ, chân, khớp gối, vai hông (2-3 phút). - Giậm chân tại chỗ đếm to theo nhịp 1,2 - 1,2... - Chơi trò chơi : Làm theo tín hiệu. - Kiểm tra bài cũ: Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số. Hoạt động 2: Đội hình đội ngũ: 10-12 phút. Ôn tập quay phải, quay trái, quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp. - Giáo viên điều khiển lớp tập 2 lần. - Tổ trưởng điều khiển tổ tập theo tổ. Giáo viên quan sát, sửa chữa sai sót cho các tổ. - Tập hợp cả lớp: Các tổ thi đua trình diễn. Giáo viên quan sát, nhận xét biểu dương các tổ tập tốt, 1- 2 lần. - Tập hợp cả lớp dưới sự chỉ huy của cán sự lớp, để củng cố 1-2 lần. Hoạt động 3 : Chơi trò chơi “ Mèo đuổi chuột ”: 7-8 phút. - Giáo viên nêu tên trò chơi, tập hợp theo vòng tròn, giải thích cách chơi và qui định chơi. Cả lớp cùng chơi. Giáo viên quan sát nhận xét, biểu dương học sinh hoàn thành vai chơi của mình. Hoạt động 4 : Kết thúc: 4-6 phút. - Cho học sinh chạy thuờng theo địa hình sân trường, thành vòng tròn lớn, sau khép lại thành vòng tròn nhỏ chuyển thành đi chậm, vừa đi vừa làm động tác thả lỏng rồi dừng lại, quay mặt vào tâm vòng tròn: 2-3 phút. - Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài học:1-2 phút. - Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả bài học và giao bài về nhà. Tiết 2 Luyện khoa học TỪ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN ĐẾN TUỔI GIÀ- VỆ SINH Ở TUỔI DẬY THÌ I/ Mục tiêu: Ôn lại một số đặc điểm chung của tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già. Xác định bản thân đang ở giai đoạn nào của cuộc đời Xác định những việc nên và không nên làm để bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần. II/ Chuẩn bị: - SGK, vở bài tập. 1. Lên lớp : * Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già: Hướng dẫn HS làm bài tập vào vở: Bài 1: HS nêu miệng các đặc điêm nổi bật của các giai đoạn sau: Tuổi vị thành niên Tuổi trưởng thành Tuổi già Thực hành ghi chép vào vở Bài 2: (M): Bạn đang ở giai đoạn nào của cuộc đời ? (Vị thành niên) Bài 3: (M): Biết được chúng ta đang ở giai đoạn nào của cuộc đời có lợi gì? (Sẵn sàng đón nhận những thay đổi của cơ thể về thể chất và tinh thần...) * Vệ sinh ở tuổi dậy thì Bài 1: Viết chữ “Đ” vào trước câu đúng, chữ “S” vào trước câu sai. ( HS làm việc cá nhân, báo cáo kết quả trước lớp) a. Cần rửa cơ quan sinh dục 2 ngày 1 lần. b. Khi rửa cơ quan sinh dục cần chú ý dùng nước sạch. c. Dùng quần lót cần chú ý giặt và phơi ngoài nắng. d. Đối với nữ, khi hành kinh cần sử dụng và thay băng vệ sinh ít nhất 2 lần trong ngày. Bài 2: Đánh dấu nhân vào trước câu trả lời đúng nhất. (Làm việc cá nhân rồi báo cáo trước lớp): Nên làm gì giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì? (Tất cả các ý) Bài 3,4. HS nêu những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh ở tuổi dậy thì. 2. Tổng kết dặn dò: - T liên hệ những việc HS cần làm để giữ sức khoẻ cho bản thân các em. -T nhận xét giờ học.Dặn về nhà hoàn thành các bài tập trong vở và học các mục bóng đèn toả sáng. ------------------------------------------- Tiết 3 Luyện:Luyện từ và câu LUYỆN TÂP VỀ TỪ TRÁI NGHĨA. I - Mục tiêu: - HS biết vận dụng những hiểu biết đã có về từ trái nghĩa để làm đúng các bài tập thực hành tìm từ trái nghĩa, đặt câu với một số cặp tự trái nghĩa tìm được. II- Đồ dùng dạy - học - VBT Tiếng Việt 5, tập một ,từ điển học sinh (nếu có) III. Các hoạt động dạy - học Hoạt động 1 - Kiểm tra bài cũ HS đọc thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ ở BT 1, 2 và làm miệng BT3, 4 (phần luyện tập, tiết LTVC trước) -Giới thiệu bài: Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài tập 1 - HS đọc yêu cầu BT1, làm bài vào VBT. 2 - 3 HS lên bảng thi làm bài - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng; 1 - 2 HS đọc lại - Lời giải: + Ăn ít ngon nhiều: ăn ngon, có chất lượng tốt hơn ăn nhiều mà không ngon. + Ba chìm bảy nổi: cuộc đời vất vả + Nắng chống trưa, mưa chóng tối: trời nắng có cảm giác chóng đến trưa, trời mưa có cảm giác tối đến nhanh. + Yêu trẻ, trẻ đến nhà; kính già, già để tuổi cho; yêu quý trẻ em thì trẻ em hay đến nhà chơi, nhà lúc nào cũng vui vẻ; kính trọng tuổi già thì mình cũng được thọ như người già. - HS học thuộc 4 thành ngữ, tục ngữ. Bài tập 2 - HS đọc YC BT - HS làm vào VBT- 4 HS làm trên bảng - HS khác NX - GV chốt ý đúng : Các từ trái nghĩa với từ in đậm: lớn, già, dưới, sống Bài tập 3 - HS đọc YC BT - HS làm vào VBT- 3 HS làm trên bảng - HS khác NX - GV chốt ý đúng : - Các từ trái nghĩa thích hợp với mỗi ô trống: nhỏ, vụng, khuya - HS học thuộc 3 thành ngữ, tục ngữ. Bài tập 4 - HS đọc YC BT - HS làm vào VBT- 4 HS làm trên bảng - HS khác NX - GV chốt ý đúng : Lưu ý: (Để HS hiểu đúng yêu cầu của BT và tìm được nhiều cặp từ trái nghĩa, GV gợi ý; những từ trái nghĩa có cấu tạo giống nhau (cùng là từ đơn hay từ phức, cùng là từ ghép hay từ láy) sẽ tạo ra những cặp đối xứng đẹp hơn. VD: cao/thấp; cao kều/lùn tịt; cao cao/ thâm thấp.) a) Tả hình dáng b) Tả hành động d) Tả phẩm chất - cao/thấp; cao/lùn; cao vống/lùn tịt; - to/bé; to/nhỏ; to xù/bé tí; to kềnh/bé tẹo - béo/gầy; mập/ốm; béo múp/gầy tong - khóc/cười; đứng/ngồi; lên/xuống; vào/ra - buồn/vui; lạc quan/bi quan; phấn chấn/ỉu xìu -sướng/khổ: vui sướng/đau khổ; hạnh phúc/bất hạnh.. - khỏe/yếu; khoẻ mạnh/ốm đau; sung sức/mệt mỏi.. - Tốt/xấu; hiền/dữ; lành/ác; ngoan/hư; khiêm tốn/kiêu căng; hèn nhát/dũng cảm; thật thà/dối trá; trung thành/phản bội; cao thượng/hèn hạ; tế nhị/thô lỗ. Bài tập 5 - GV giải thích: có thể đặt 1 câu chứa cả cặp từ trái nghĩa; có thể đặt 2 câu, mỗi câu chứa 1 từ. - HS đặt câu mình đặt, GV nhận xét. - HS làm bài vào vở - Trường hợp mỗi câu chứa 1 từ trái nghĩa: + Chú chó Cún nhà em béo múp. Chú Vàng nhà Hương thì gầy nhom + Hoa hớn hở vì được điểm mười. Mai ỉu xìu vì không được điểm tốt. - Trường hợp một câu chứa một hoặc nhiều căp từ trái nghĩa: + Na cao lêu đêu, còn Hà thì lùn tịt + Bác xan-trô vừa thấp vừa béo đi bên ngài Đôn Ki-hô-tê vừa cao vừa gầy trông rất buồn cười. + Bọn tí nhau đang trêu chọc nhau, đứa khóc, đứa cười inh ỏi cả nhà trẻ. + Đáng quý nhất là trung thực, còn dối trá thì chẳng ai ưa. Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò GV nhận xét tiết học; nhắc HS học thuộc các thành ngữ, tục ngữ ở BT1, 3

File đính kèm:

  • docGiao an 5Tuan 4 CKT.doc
Giáo án liên quan