Giáo án Lớp 5 Tuần 4 - Huệ

1. Kiến thức

Hiểu ý chính của bài: tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới.

2 Kĩ năng

- Đọc đúng các tên người, tên địa lí nước ngoài(Xa-da-cô Xa –xa- ki, Hi –rô ma, Na- ga- da-ki)

- Đọc đúng các tên người, tên địa lí nước ngoài(Xa-da-cô Xa –xa- ki, Hi –rô ma, Na- ga- da-ki)

- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm, buồn; nhấn giọng những từ ngữ miêu tả hậu quả nặng nề của chiến tranh hạt nhân, khát vọng sống của cô bé Xa- da- cô, mơ uớc hoà bình của thiếu nhi.

 3. Thái độ

- Hs biết yờu hũa bỡnh, phản đối chiến tranh.

 

doc33 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1212 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 4 - Huệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thành kế hoạch đó trong số ngày là 360 : 18 = 20 ( ngày ) Đáp số: 20 ngày 3. Củng cố dặn dò: - GV củng cố lại dạng toán vừa giải, Nhận xét giờ học - Yêu cầu HS về nhà xem trước bài sau. Sinh hoạt lớp A Mục tiêu: - Sinh hoạt lớp để các em nắm được ưu nhược trong tuần, biết phát huy ưu điểm sửa chữa khuyết điểm - Đề ra phương hướng cho tuần tới B .Nội dung 1. Sinh hoạt lớp - Lớp trưởng lên nhận xét ưu nhược điểm trong tuần như: xếp hàng ra vào lớp, chuẩn bị bài, thực hiện 15 phút đầu gìơ, đồ dùng học tập - Các tổ bổ sung ý kiến, nhận xét tổ viên của tổ mình - GV nhận xét chung + ý thức của học sinh về các mặc , đi học chuyên cần, sách vở chuẩn bị đầy đủ không còn hiện tượng quên sách vở, có ý thức tham gia xây dựng bài học, trật tự trong các giờ, mặc đồng phục đúng qui định. Tham gia tốt các buổi hoạt động ngoại khóa + ý thức ăn ngủ, bán trú, ý thức bảo vệ của công tương đối tốt. - GV tuyên dương một số em ý thức tốt - Nhắc nhở phê bình trước lớp các em vi phạm thực hiện chưa tốt nền nếp theo quy định. 2. Phương hướng tuần tới -Thực hiện tốt 15phút đầu giờ, chú ý trong các giờ học, hăng hái xây dựng bài, thi đua học tốt giành nhiều điểm cao. - Đi học chuyên cần, phát huy ưu điểm đã đạt được trong tuần - Thực hiện tốt an toàn giao thông - Phòng chống tệ nạn xã hội .Phòng chống dịch cúm( H1N1) 3. Văn nghệ: - Cho học sinh biểu diễn những bài hát ca ngợi về mái trường, thầy cô. Toán Lớp: 5AB Luyện tập chung A. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Củng cố cách cộng trừ, nhân chia, phân số, Nắm cách so sánh hai phân số - Biết đổi các số đo có đơn vị là số đo độ dài 2. Kĩ năng - Giải toán về đơn vị đo thời gian, biến đổi các số có đơn vị là số đo độ dài 3. Thái độ - Yêu thích môn học. B. Đồ dùng dậy- học GV :Bảng phụ HS : bảng con C.Hoạt động dạy - học I. Bài cũ: Nêu cách so sánh hai phân số ?. II. bài mới 1. Giới thiệu bài 2 .Nội dung - Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài toán cho HS tự làm bài, nêu cách giải. - Nhận xét, chữa bài - Gọi HS nêu yêu cầu bài toán. yêu cầu HS làm trên bảng con. - HS nêu yêu cầu bài toán, làm bài vào SGK . Chọn đáp án nhanh chính xác nhất. - Nhận xét, chữa bài - HS đọc yêu cầu bài toán. Cho HS tự giải bài vào vở 1em làm bảng nhóm, gắn bài lên bảng, nêu cách làm. -Theo dõi, nhận xét, bổ sung, kết luận - HS đọc bài toán. Yêu cầu các em giải bài theo nhóm, đaị diện nhóm trình bày. - Theo dõi, nhận xét, bổ sung, kết luận - Gọi HS đọc bài toán giải bài vào vở - Chấm chữa một số bài, nhận xét chung. Bài số 34 (BTT)Tìm x - 3 em làm trên bảng lớp, các em làm bài vào vở. a) b) c) Bài số 40( BTT)Đúng ghi( Đ ) sai ghi (S ) - HS đọc bài, làm bài trên bảng con a) S b) Đ c) S Bài số 42 ( TT) Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. - HS nêu yêu cầu bài toán Số thích hợp điền vào ô trốnglà: A. 28 B . 27 C. 18 D. 9 Đáp án đúng là: B. 27 Bài số 41(BTT) 1 em nêu yêu cầu bài toán, lớp theo dõi. Bài số: 43 (BTT ) - HS đọc bài giải bài theo nhóm, Đại diện nhóm trình bày 9 m 7 dm = 9 + 11cm 3 mm = 1 cm+ 1m 85cm =1 m + Bài số: 44 ( BTT ) HS đọc bài toán, giải bài vào vở Bài giải Trong 7 giây bánh xe ấy quay được số vòng là: ( vòng) Đáp số 10 vòng 3. Củng cố dặn dò: - Nêu cách nhân, chía phân số - GV củng cố toàn bài, nhận xét đánh giá giờ học - Về ôn lại bài Địa lí Lớp: 5AB sông ngòi A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Sau bài học, HS có thể: - Biết được một số sông chính của Việt Nam và một số đặc điểm của sông ngòi của nó. - Biết được vai trò của sông ngòi đối với đời sống và sản xuất của nhân dân. - Nhận biết được mối quan hệ địa lí khí hậu - sông ngòi (một cách đơn giản). 2. Kĩ năng: - Chỉ được trên bản đồ (lược đồ) một số sông chính của Việt Nam. - Trình bày được một số đặc điểm của sông ngòi Việt Nam. 3. Thái độ: - Giáo dục HS lòng yêu quê hương, đất nước. B. Đồ dùng dạy học: GV: Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.Các hình minh hoạ trong SGK. HS: Phiếu học tập C. Các hoạt động dạy - học: I. kiểm tra bài cũ: Nêu đặc điểm khí hậu Việt Nam. - GV gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu trả lời các câu hỏi: + Hãy nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta. + Khí hậu miền Bắc và miền Nam khác nhau như thế nào? + Khí hậu có ảnh hưởng gì tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta? II. Bài mới 1. giới thiệu bài mới Hoạt động 1: Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc và sông có nhiều phù sa - 3 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau: - Yêu cầu HS quan sát lược đồ sông ngòi Việt Nam và trả lời câu hỏi: + Đây là lược đồ gì? Lược đồ này dùng để làm gì? - GV nêu yêu cầu: Hãy quan sát lược đồ sông ngòi và nhận xét về hệ thống sông ngòi của nước ta theo các câu hỏi sau: + Nước ta có nhiều hay ít sông? Chúng phân bố ở những đâu? Từ đây em rút ra được kết luận gì về hệ thống sông ngòi của Việt Nam? + Đọc tên các con sông lớn của nước ta và chi vị trí của chúng trên lược đồ. + Sông ngòi ở miền Trung có đặc điểm gì? Vì sao sông ngòi ở miền Trung có đặc điểm đó? + ở địa phương ta có những sông nào? + Về mùa mưa lũ, em thấy nước của các dòng sông ở địa phương mình có màu gì? - GV giảng giải: Màu nâu đỏ của nước sông chính là do phù sa tạo nên. Vì diện tích nước ta là đồi núi dốc, khi có mưa nhiều, mưa to, đất bị bào mòn trôi xuống lòng sông làm cho sông có nhiều phù sa. - GV yêu cầu: Hãy nêu lại các đặc điểm vừa tìm hiểu được về sông ngòi Việt Nam. * Kết luận: Mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc và phân bố rộng khắp trên cả nước. Nước sông có nhiều phù sa. Hoạt động 2: Sông ngòi nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa. - Quan sát, trả lời: + Lược đồ sông ngòi Việt Nam, được dùng để nhận xét về mạng lưới sông ngòi. + Quan sát lược đồ, đọc SGK và trả lời câu hỏi của GV. Mỗi câu hỏi 1 HS trả lời, các HS khác theo dõi và bổ xung ý kiến. + Nước ta có rất nhiều sông. Phân bố ở khắp đất nước. * Kết luận: Nước ta có hệ thống sông ngòi dày đặc và phân bố ở khắp đất nước. + Các sông lớn của nước ta là: Sông Hồng, sông Đà, sông Thái Bình,... ở miền Bắc; sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai,... ở miền Nam; sông Mã, sông Cả, sông Đà Rằng,... ở miền Trung. + Dùng que chỉ, chỉ từ nguồn theo dòng sông đi xuống biển (phải chỉ theo dòng chảy của sông, không chỉ vào 1 điểm trên sông). + Sông ngòi ở miền Trung thường ngắn và dốc, do miền Trung hẹp ngang, địa hình có độ dốc lớn. + HS trả lời theo hiểu biết. + Nước sông có màu nâu đỏ. - Một vài HS nêu trước lớp cho đủ ý: + Dày đặc, phân bố rộng khắp đất nước có nhiều phù sa. - GV chia HS thành các nhóm nhỏ, yêu cầu các nhóm kẻ và hoàn thành nội dung bảng thống kê sau (GV kẻ sẵn mẫu bảng thống kê lên bảng phụ, treo cho HS quan sát): - HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm có 4 - 6 HS, cùng đọc SGK trao đổi và hoàn thành bảng thống kê (phần in nghiêng là để HS điền). Thời gian Lượng nước ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất Mùa mưa Nước nhiều, dâng lên nhanh chóng Gây ra lũ lụt, làm thiệt hại về người và của cho nhân dân Mùa khô Nước ít, hạ thấp, trơ lòng sông Có thể gây ra hạn hán thiếu nước cho đời sống và sản xuất nông nghiệp, sản xuất thuỷ điện, giao thông đường thuỷ gặp khó khăn - GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận trước lớp. - GV sửa chữa, hoàn chỉnh câu trả lời của HS - GV hỏi HS cả lớp: Lượng nước trên sông ngòi phụ thuộc vào yếu tố nào của khí hậu? - Đại diện 1 nhóm HS báo cáo kết quả, các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến. - HS cả lớp cùng trao đổi và nêu ý kiến: lượng nước trên sông ngòi phụ thuộc vào lượng mưa. Vào mùa mưa, mưa nhiều, mưa to nên nước sông dâng lên cao; mùa khô ít mưa, nước sông dần hạ thấp, trơ ra lòng sông. - Nêu kết luận Hoạt động 3: vai trò của sông ngòi - GV tổ chức cho HS thi tiếp sức kể về vai trò của sông ngòi như sau: + Chọn 2 đội chơi, mỗi đội 5 HS Các em trong cùng đội đứng xếp thành 1 hàng dọc hướng lên bảng. + Phát phấn cho HS đứng đầu hàng của mỗi đội + Yêu cầu mỗi HS chỉ viết 1 vai trò của sông ngòi mà em biết vào phần bảng của đội mình, sau đó nhanh chóng quay về chỗ đa phấn cho bạn thứ 2 lên viết và cứ tiếp tực như thế cho đến hết thời gian thi (khi HS thứ 5 viết xong mà còn thời gian thì lại quay về bạn thứ nhất viết). + Hết thời gian, đội nào kể được nhiều vai trò đúng là đội thắng cuộc. - GV tổng kết cuộc thi, nhận xét và tuyên dương nhóm thắng cuộc. - GV gọi 1 HS tóm tắt lại các vai trò của sông ngòi. * Sự thay đổi lượng mưa theo mùa của khí hậu Việt Nam đã làm chế độ nước của các dòng sông ở Việt Nam cũng thay đổi theo mùa. Nước sông lên xuống theo mùa đã gây nhiều khó khăn cho đời sống và sản xuất của nhân dân ta như: ảnh hưởng tới giao thông đường thuỷ, ảnh hưởng tới hoạt động của các nhà máy thuỷ điện, đe doạ mùa màng và đời sống của nhân dân ở ven sông. - HS chơi theo hớng dẫn của GV. Ví dụ về một số vai trò của sông ngòi: 1. Bồi đắp lên nhiều đồng bằng. 2. Cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất. 3. Là nguồn thuỷ điện. 4. Là đường giao thông. 5. Là nơi cung cấp thuỷ sản như tôm, cá,... 6. Là nơi có thể phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản ... - 1 HS khá tóm tắt thay cho kết luận của hoạt động: Sông ngòi bù đắp phù sa, tạo nên nhiều đồng bằng. Ngoài ra, sông còn là đường thuỷ quan trọng, là nguồn cung cấp thuỷ điện, cung cấp nước, cung cấp thuỷ sản cho đời sống và sản xuất của nhân dân. 3. Củng cố, dặn dò - GV yêu cầu HS trả lời nhanh các câu hỏi: + Đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ do những con sông nào bồi đắp nên? + Kể tên và chỉ vị trí của một số nhà máy thuỷ điện của nước ta mà em biết. - GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà học bài, làm lại các bài tập thực hành của tiết học và chuẩn bị bài sau. - Một số HS thực hiện yêu cầu trước lớp. + Đồng bằng Bắc Bộ do phù sa sông Hồng bồi đắp nên. + Đồng bằng Nam Bộ do phù sa của hai con sông là sông Tiền và sông Hậu bồi đắp nên. +Vị trí của 1 số nhà máy thuỷ điện: - Thuỷ diện Hoà Bình trên sông Đà - Thuỷ điện Trị An trên sông Đồng Nai ...

File đính kèm:

  • docHuệ tuần 4.doc