1- Câu kể Ai thế nào? gồm hai bộ phận.
- VN trả lời câu hỏi: Thế nào? VN chỉ đặc điểm, tính chất, trạng thái của sự vật được nói đến ở CN. VN thường do tính từ, động từ (hoặc cụm tính từ, cụm động từ) tạo thành.
- CN trả lời câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)? CN chỉ những sự vật có đặc điểm, tính chất, trạng thái được nêu ở VN. CN thường do danh từ hoặc cụm danh từ tạo thành.
2- Câu kể Ai là gì? bao gồm hai bộ phận:
- VN trả lời câu hỏi:Là gì (là ai, là con gì)? VN được nối với CN bằng từ là.VN thường do danh từ (hoặc cụm danh từ) tạo thành.
22 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 442 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 5 - Tuần 35 - Năm học 2012 - 2013 (bản đầy đủ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng dạy học chủ yếu :
Hoạt động dạy
T
Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức :
II. Kiểm tra bài cũ : Không.
III. Bài mới :
1. Giới thiệu bài : Trực tiếp.
2. HDHS làm bài tập :
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài.
- Yêu cầu HS đọc thầm lại bài.
? Các chữ cái và dấu câu họp bàn việc gì ?
? Cuộc họp đề ra cách gì để giúp đỡ bạn Hoàng ?
? Em hãy nêu cấu tạo của một biên bản cuộc họp ?
- Gọi HS đọc lại yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi làm bài.
- Gọi 3 nhóm làm bài vào giấy khổ to cử đại diện gắn bảng và trình bày kết quả.
- Nhận xét bổ sung ý kiến.
1
0
1
35
- Hát.
- Nghe.
- 1HS đọc, lớp theo dõi sgk đọc thầm.
- Đọc thầm lại bài trong sgk.
- Họp bàn việc giúp đỡ bạn Hoàng. Bạn này không biết dùng dấu chấm câu nên đã viết những câu văn rất kì quặc.
- Giao cho anh Dấu Chấm yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn mỗi khi Hoàng định chấm câu.
- Biên bản là một văn bản ghi lại nội dung 1 cuộc họp hoặc một sự việc đã diễn ra để làm bằng chứng.
- Nội dung biên bản thường gồm 3 phần.
+ Phần mở đầu ghi quốc hiệu, tiêu ngữ (hoặc tên tổ chức) tên biên bản.
+ Phần chính ghi thời gian, địa điểm, thành phần có mặt, nội dung sự việc.
+ Phần kết thúc ghi tên, chữ kí của người có trách nhiệm.
- 1HS đọc, lớp theo dõi sgk đọc thầm.
- Thảo luận nhóm đôi làm bài vào vở, 3 nhóm làm bài vào bảng nhóm sau đó cử địa diện nhóm gắn bảng và trình bày kết quả, các nhóm khác theo dõi nhận xét bổ sung.
Ví dụ:
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BIÊN BẢN HỌP (Lớp 5B)
1. Thời gian, địa điểm :
- Thời gian : 7 giờ 30 phút, ngaỳ 16/5/2010
- Địa điểm : Lớp 5A, Trường Tiểu học Pi Toong 1.
2. Thành phần tham gia : Các chữ cái và dấu câu.
3. Chủ toạ, thư kí :
- Chủ toạ : Bác Chữ A.
- Thư kí : Chữ C.
4. Nội dung cuộc họp :
- Bác Chữ A phát biểu : Mục đích của cuộc họp – tìm cách giúp đỡ Hoàng không biết chấm câu. Tình hình hiện nay : Vì Hoàng hoàn toàn không biết chấm câu nên đã viết nhữnh câu rất ngô nghê, vô nghĩa.
- Anh dấu chấm phân tích nguyên nhân : Khi viết Hoàng không để ý đến các dấu câu, mỏi tay chỗ nào chấm chỗ ấy.
- Đề nghị Bác Chữ A về cách giải quyết, phân việc : Từ nay, mõi khi Hoàng định chấm câu, anh Dấu Chấm có trách nhiệm yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn . Anh Dấu Chấm có trạch nhiệm giám sát Hoàng thực hiện gnhiêm túc điều này.
- Tất cả các chữ cái và dấu câu tán thành ý kiến của chủ toạ.
- Cuộc họp kết thúc vào 10 giờ 30 phút, ngày 16 – 5 – 2008.
Người lập biên bản kí Chủ toạ kí
IV. Củng cố(2’):
? Em hãy nêu cấu tạo của một biên bản cuộc họp ?
V. TK - dặn dò(1’) :
- Qua nội dung bài
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét giờ học.
Tiết 3 : Kể chuyện :
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA MIỆNG (TIẾT 5)
A. Mục tiêu :
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng.
- Biết lập bảng thống kê về các loại trạng ngữ (trạng ngữ chỉ nơi chốn, thời gian, nguyên nhân, mục đích, phương tiện). Để củng cố, khắc sâu kiến thức về trạng ngữ, đặc điểm của các loại trạng ngữ.
- GDHS ý thức tự giác trong học tập.
B. Đồ dùng dạy học :
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng như tiết 1.Bảng phụ ghi vắn tắt nội dung cân ghi nhớ về trạng ngữ, đặc điểm của các loại trạng ngữ. Một bảng tổng kết chưa hoàn chỉnh trong sgk để GV giải thích yêu cầu của bài tập – HS làm.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động dạy
T
Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức :
II. Kiểm tra bài cũ : Không.
III. Bài mới :
1. Giới thiệu bài : Trực tiếp.
2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng:
- Gọi 5 em lên bốc thăm chọn bài đọc (sau khi bốc thăm, được xem lại bài khoảng 2 – 3 phút).
- Yêu cầu HS đọc trong sgk (hoặc đọc thuộc lòng) 1đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- Đặt một câu hỏi về đoạn bài vừa đọc cho điểm theo hướng dẫn của vụ giáo dục Tiểu học.
3. Bài tập 2 (162)
- Yêu cầu HS đọc bài trong sgk.
- Dán bảng tờ phiếu tổng kết trong sgk, giúp HS hiểu yêu cầu của đề, cần lập bảng tổng kết về các loại trạng ngữ đã học, nêu câu hỏi, ví dụ cho mỗi loại.
? Trạng ngữ là gì ?
? Có những loại trạng ngữ nào ? Mỗi loại trạng ngữ trả lời cho những câu hỏi nào ?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập.
- Nhận xét kết luận lời giải đúng.
1
0
1
25
10
- Hát.
- Nghe.
- 5 HS lên bảng lần lượt bốc thăm chọn bài sau đó về chỗ chuẩn bị bài.
- Đọc bài theo chỉ định của phiếu.
- Trả lời câu hỏi của giáo viên.
- Đọc bài trong sgk.
- Nghe và quan sát bảng phụ.
- Trạng ngữ là thành phần phụ của các thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích ... của sự việc nêu trong câu. Trạng ngữ có thể đứng đầu, cuối câu hoặc sen giữa chủ ngữ và vị ngữ.
- Các loại trạng ngữ :
+ Trạng ngữ chỉ nơi chốn trả lời cho câu hỏi ở đâu ?
+ Trạng ngữ chỉ thời gian trả lời cho câu hỏi : Bao giờ ? Khi nào ? Mấy giờ?
+ Trạng ngữ chỉ nguyên nhân trả lời các câu hỏi : Vì sao ? Nhờ đâu ? Tại đâu ?
+ Trạng ngữ chỉ phương diện trả lời câu hỏi : Bằng cái gì ? Với cái gì ?
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở sau đó nhận xét bài của bạn trên bảng.
Các loại trạng ngữ
Câu hỏi
Ví dụ
- Trạng ngữ chỉ nơi chốn
- Trạng ngữ chỉ thời gian.
- Trạng ngữ chỉ nguyên nhân.
- Trạng ngữ chỉ mục đích.
- Trạng ngữ chỉ phương diện.
- Ở đâu ?
- Khi nào ?
- Mấy giờ ?
- Vì sao ?
- Nhờ đâu ?
- Tại đâu ?
- Để làm gì ?
- Vì cái gì ?
- Bằng cái gì?
- Với cái gì ?
- Ngoài đường xe cộ đi lại như mắc cửi.
- Sáng sớm tinh mơ, tôi đã ra đồng.
- Nhờ siêng năng, chăm chỉ, chỉ 3 tháng sau, Nam đã đứng đầu lớp.
- Đúng 8 giờ sáng, chúng tôi lao động.
- Vì vắng tiếng cười, vương quốc nọ buồn kinh khủng.
- Tại Lan biếng học mà tổ bị phê bình.
- Để đỡ nhức đầu, người làm việc với máy vị tính phải nghỉ giải lao.
- Vì Tổ quốc, thiếu niên sẵn sàng.
- Bằng giọng nói chân tình, Hà khuyên bạn chăm học.
- Với đôi tay khéo léo, Dũng đã nặn con vật y như thật.
IV. Củng cố(2’):
? Có những loại trạng ngữ nào ? Mỗi loại trạng ngữ trả lời cho những câu hỏi nào ?
V. TK- dặn dò(1’) :
-TK: Gv chốt lại nội dung bài
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
Tiết 4 : Âm nhạc : GV chuyên dạy.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 5 : Tập làm văn
ÔN TẬP VIẾT CHÍNH TẢ - TẬP LÀM VĂN (TIẾT 6)
A. Mục tiêu :
- Nghe viết đúng chính tả 11 dòng đầu của bài thơ : Trẻ con ở Sơn Mĩ .
- Củng cố kĩ năng viết đoạn văn tả người, tả cảnh dựa vào hiểu biết của em và những hình ảnh được gợi ra từ bài thơ : Trẻ con ở Sơn Mĩ.
- GDHS ý thức tự giác trong học tập.
B. Đồ dùng dạy học :
- Một số tranh ảnh về cụ già.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động dạy
T
Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức :
II. Kiểm tra bài cũ : Không.
III. Bài mới :
1. Giới thiệu bài : Trực tiếp.
2. Nghe - viết :
- Gọi HS đọc 11 dòng đầu bài thơ Trẻ con ở Sơn Mĩ.
- Đọc cho HS viết một số từ dễ viết sai lỗi chính tả: Sơn Mĩ, chân trời, biết.
- Nhận xét chữa lỗi chính tả.
- HDHS trình bày bài thơ ở thể thơ tự do.
- Đọc cho HS viết bài.
- Đọc lại cho HS soát lỗi.
- Chấm một số bài nhận xét.
3. Bài tập 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- HDHS phân tích đề, gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng.
* Dựa vào hiểu biết của em và những hình ảnh được gợi ra từ bài thơ Trẻ con ở Sơn Mĩ, hãy viết một đoạn văn khoảng 5 câu theo 1 trong 2 đề bài sau.
a) Tả một đám trẻ đang chơi đùa hoặc đang chăn trâu, chăn bò.
b) Tả một buổi chiều tối hoặc một đêm yên tĩnh ở vùng biển hoặc ở một làng quê.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS đọc bài làm của mình.
- Nhận xét ghi điểm bài HS làm tốt.
IV. Củng cố:
? Muốn viết một đoạn văn hay em cần chọn những chi tiết , hình ảnh ntn?
V. TK- dặn dò :
- Qua nội dung chính của bài
- Về nhà xem lại bài chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét giờ học.
1
0
1
25
10
2
1
- Hát.
- Nghe.
- 1HS đọc, lớp theo dõi đọc thầm bài trong sgk.
- 1HS lên bảng viết, lớp viết nháp sau đó nhận xét chữa lỗi chính tả.
- Nghe.
- Viết bài vào vở.
- Soát lỗi chính tả.
- Một số HS nộp vở viết cho GV, còn lại các bạn đổi chéo vở cho nhau soát lỗi.
HĐCN
- 1HS đọc, lớp đọc thầm.
- Tự làm bài vào vở.
- 3 – 6 em đọc bài của mình, lớp theo dõi nhận xét.
VD về một vài câu văn :
a) Đám trẻ chăn trâu, chăn bò bạn nào bạn ấy tóc đỏ như râu ngô, da đen nhẻm vì ngâm mình trong nước sông, phơi mình trong nắng, gió. Các bạn đang thung thăng trên mình trâu, nghêu ngao hát trên đồng cỏ xanh.
b) Mới khoảng 9 giờ tối mà trong bản em đã im ắng. Đâu đó có tiếng mẹ ru con, tiếng gió thổi rì rào từ cánh rừng xa vọng lại, thỉnh thoảng quanh đay có tiếng chó sửa râm ran....
- Nêu
Ngày soạn : 4/5/2012 Thứ 6 Ngày giảng : 6/5/2012
Tiết 1 : Toán : KIỂM TRA ĐỊNH KÌ (CUỐI HỌC KÌ II)
Đề bài do Phòng Giáo dục và Đào tạo ra
Tiết 2: Thể dục: Gv chuyên dạy
Tiết 3 : Luyện từ và câu: KIỂM TRA ĐỌC ( tiết 7 )
Tiết 4 : Tập làm văn : KIỂM TRA VIẾT (tiết 8)
Đề do Phòng Giáo dục và Đào tạo ra
Sinh hoạt tuần 35
A.Mục tiêu.
- Qua tiết sinh hoạt HS thấy được ưu nhược điểm của bản thân cũng như của lớp.
- Có hướng sửa chữa nhược điểm và phát huy ưu điểm trong tuần tới.
- GDHS có ý thức tự giác trong học tập.
B. Nhận xét chung:
1. Tổ chức : Hát.
2. Bài mới:
a. Nhận định tình hình chung của lớp:
- Nề nếp : Tuần qua lớp đã thực hiện tốt nề nếp đi học đúng giờ, thực hiện tốt các nề nếp do trường lớp đề ra.
- Đạo đức : Các em ngoan, lễ phép hoà nhã, đoàn kết với bạn bè, có ý thức đạo đức tốt.
- Học tập : Các em chăm học, có ý thức tốt trong học tập, trong lớp tích cực hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. Học và làm bài tương đối đầy đủ trước khi đến lớp, nhưng hiệu quả chưa cao.
- Lao động vệ sinh : Đầu giờ các em đến lớp sớm để lao động, vệ sinh lớp học, sân trường sạch sẽ, gọn gàng.
- Thể dục : Các em ra xếp hàng tương đối nhanh nhẹn, tập đúng động tác.
b. Kết quả đạt được:
- Tuyên dương : Thu, Hà...có ý thức học bài.
- Phê bình : Tập ... chưa chú ý học bài.
c. Phương hướng :
- Thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt.
- Đạo đức : ngoan, lễ phép, đoàn kết với bạn bè.
- Lao động vệ sinh : sạch sẽ, gọn gàng.
File đính kèm:
- TUẦN 35.doc