I. Mục tiêu:
-Biết đọc bài văn rõ ràng, rành mạch và phù hợp với giọng đọc một văn bản luật.
-Hiểu ND: 4 điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. Đồ dùng dạy học:
- Văn bản luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của nước cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt
- Tranh, ảnh gắn với chủ điểm: Nhà nước, các địa phương, các tổ chức, đoàn thể hoạt động để thực hiện luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
III. Các hoạt động:
35 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 958 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 34 Năm học 2010-2011, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
). Diện tích toàn phần của HLP là:
20 x 20 x 6 = 2400 (cm2)
Đáp số: a. 8000 cm3
b. 2400 cm2
HS nhận xét.
*************************************************
Thứ tư ngày 27 tháng 4 năm 2011
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
Biết thực hành tính diện tích và thể tích các hình đã học
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Luyện tập:
Bài 1: Bài toán.
-Bài toán hỏi gì?
-Bài toán yêu cầu ta tìm gì?
- Hướng dẫn HS cách tính.
GV chữa bài nhận xét.
Bài 2: Bài toán.
Yêu cầu học sinh đọc đề.
- Hướng dẫn HS cách tính.
GVnhận xét chữa bài.
Bài 3: Bài toán.
C.Kết luận:
Làm lạibài tập ở nhà.
Nhận xét tiết học.
1HS đọc yêu cầu bài tập.
-Học sinh trả lời.
1Học sinh lên bảng làm, lớp làm vào vở.
Giải
Nửa chu vi mảnh vườn:
140 : 2 = 70 (m)
Chiều rộng mảnh vườn:
70 – 50 = 20 (m)
Diện tích mảnh vườn:
50 ´ 20 = 1000 (m2)
Cả mảnh vườn thu hoạch:
1000 ´ 1,5 : 10 = 15(kg)
Đáp số: 15 kg
HS nhận xét bài.
HS đọc bài toán2.
1Học sinh lên bảng làm, lớp làm vào vở.
Giải.
Độ dài thật cạnh AB là:
5 x 1000 = 5000(cm) hay 50m
Độ dài thật cạnh AC là:
3 x 1000 = 3000(cm) hay 30m
Độ dài thật cạnh BC- CD là:
3 x 1000 = 3000(cm) hay 30m
Độ dài thật cạnh DE là:
4x 1000 = 4000(cm) hay 40m
Chu vi mảnh đất là:
50 + 30 + 30 + 40 + 30= 180(m)
Diện tích mảnh đất ABCE là:
50 x 30 = 1500(m2)
Diện tích mảnh đất HTGCDE là;
30 x 40 : 2 = 600(m2 )
Diện tích mảnh đất là:
1500 + 600 = 2100(m2 )
HS chữa bài nhận xét
1 học sinh đọc bài toán.
1Học sinh lên bảng làm, lớp làm vào vở.
Giải
Chu vi đáy hình hộp chữ nhật là:
(50 + 30) x 2 = 160(cm)
Chiều cao hình hppọ chữ nhật là:
3200 : 160 = 20(cm)
Đáp số: 20 cm
HS chữa bài nhận xét.
***************************************************
TẬPLÀM VĂN:
LUYỆN TẬP VỀ TẢ NGƯỜI
I. Mục tiêu:
-Lập được dàn ý về bài văn tả người theo đề bài gợi ý trong SGK.
-Trình bày miệng được đoạn văn một cách rõ ràng, rành mạch dựa trên dàn ýđã
lập.
II.Đồ dùng dạy học:
- Vở bài tập.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Luyện tập
1. Hướng dẫn HS luyện tập.
Đề bài:
Tả cô giáo (hoặc thầy giáo) đã từng dạy dỗ em và để lại cho em nhiều ấn tượng và tình cảm tốt đẹp.
Tả một người ở địa phương em sinh sống (chú công an phường, chú dân phòng, bác tổ trưởng dân phố, bà cụ bán hàng...)
Tả một người em mới gặp một lần nhưng để lai cho em những ấn tượng sâu sắc.
Giáo viên viết bảng các đề văn, cùng học sinh phân tích đề – gạch chân những từ ngữ quan trọng. Cụ thể:
- Hướng dẫn HS lập dàn ý.
-Giáo viên nhận xét.
Giáo viên nhận xét. Hoàn chỉnh dàn ý.
* Giáo viên nhắc học sinh chú ý: dàn ý trên bảng là của bạn. Em có thể tham khảo dàn ý của bạn nhưng không nên bắt chước máy móc vì mỗi người phải có dàn ý cho bài văn của mình – một dàn ý với những ý tự em đã quan sát, suy nghĩ – những ý riêng của em.
2. Dựa theo dàn ý đã lập, trình bày miệng một đoạn trong bài văn(MB, TB, KL)
Hd nói từng đoạn của bài văn.
.
-Giáo viên nhận xét, bình chọn người làm văn nói hấp dẫn nhất.
Gv giới thiệu một số đoạn văn tiêu biểu.
C. Kết luận:
Nhận xét chung tiết học.
-1 hs đọc 3 đề bài đã cho trên bảng
Cả lớp đọc thầm lại các đề văn: mỗi em suy nghĩ, lựa chọn đề văn.
Học sinh đọc thành tiếng gợi ý 1
(Tìm ý cho bài văn) trong SGK.
Cả lớp đọc thầm lại.
Cả lớp đọc thầm theo để học cách viết các đoạn, cách tả xen lẫn lời nhận xét, bộc lộ cảm xúc…
Học sinh lập dàn ý cho bài viết của mình – viết vào vở bài tập.
Các em trình bày trước nhóm dàn ý của mình để các bạn góp ý, hoàn chỉnh.
-Cả lớp nhận xét.
Từng hs chọn trình bày miệng (trong nhóm) một đoạn trong dàn ý đã lập.
Cả nhóm chọn đại diện sẽ trình bày trước lớp.
Đại diện từng nhóm trình bày miệng đoạn văn trước lớp.
Cả lớp nhận xét.
**********************************************
Thứ năm ngày 28 tháng 4 năm 2011
TOÁN:
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
Biết một số dạng toán đã học
-Biết giải bài toán có liên quan đến tìm số trung bình cộng, tìm 2 số biết tổng và hiệu của 2 số đó.
II. Chuẩn bị:
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Luyện tập
Ôn lại các dạng toán đã học.
Bài toán 1:Bài toán (SGK)
- Bài toán này thuộc dạng nào?
-Muốn tìm số trung bình cộng ta làm như thế nào?
Hướng dẫn HS cách thực hiện.
GV nhận xét bổ sung
Bài toán 2: Bài toán
Giáo viên gợi ý.
Hướng dẫn HS đưa về dạng “Tìm hai số biết Tổng và Hiệu của hai số đó”.
GV nhận xét chữa bài.
Bài toán 3: Bài toán.
Giáo viên gợi ý.
Bài toán này là bài toán về quan hệ tỉ lệ. Có thể giải bằng cách rút về đơn vị.
GV nhận xét bổ sung.
B. Kết luận:
Ôn lại các dạng toán điển hình đã học.
Nhận xét chung tiết học.
2HS đọc yêu cầu bài tập.
Tìm số trung bình cộng (TBC)
HS trả lời.
1Học sinh lên bảng giải, lớp giải vào vở.
Giải
Quãng đường 2 giờ đầu đi được:
40 + 45 = 85 (km)
Quãng đường giờ thứ 3 đi được:
85 : 2 = 42,5 (km)
Trung bình mỗi giờ, người đó đi được:
(40 + 45 + 42,5) : 3 = 42,5 (km)
ĐS: 42,5 km
HS chữa bài nhận xét.
2HS đọc yêu cầu bài tập.
1Học sinh lên bảng giải, lớp làm vào vở.
Giải
Nửa chu vi mảnh đất:
60 : 2 = 30 (m)
Chiều dài mảnh đất:
(30 + 8) : 2 = 19 (m)
Chiều rộng mảnh đất:
30 – 19 = 11 (m)
Diện tích mảnh đất:
19 ´ 11 = 209 (m2)
ĐS: 209 m2
HS nhận xét
HS đọc yêu cầu bài toán.
1Học sinh lên bảng giải, lớp làm vào vở.
Giải
1 cm3 kim loại cân nặng là :
45,5 : 3,5 = 13(g)
5,5 cm3 kim loại cân nặng là :
13 x 5,5 = 71,5 (g)
ĐS: 71,5 g
Lớp nhận xét chữa bài.
**************&&&&&&&&&&&&&&&&&***************
CHÍNH TẢ:(Nghe – viết )
Trong lời mẹ hát
I. Mục tiêu:
-Nhớ-viết đúng bài CT; không mắc quá 5 lỗi chính tả trong bài ; trình bày đúng bài thơ 6 tiếng.
-Viết hoa đúng tên các cơ quan, tổ chức trong đoạn văn Công ước về quyền trẻ em (BT2)
II. Chuẩn bị:
- Vở bài tập
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Mở bài:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên đọc tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Giáo viên nhận xét.
2. Giới thiệu bài : Nêu MĐ-YC tiết học.
B. Bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs nghe – viết.
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một số từ dể sai: ngọt ngào, chòng chành, nôn nao, lời ru.
-Nội dung bài thơ nói gì?
Hoạt động 2: Nghe- viết.
Giáo viên đọc từng dòng thơ cho học sinh viết, mỗi dòng đọc 2, 3 lần.
Giáo viên đọc cả bài thơ cho học sinh soát lỗi.
Thu bài viết của HS
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài 2: Chép lại tên các cơ quan, tổ chức trong đoạn văn sau. Tên cơ quan tổ chức ấy đực viết như thế nào?
Giáo viên lưu ý các chữ về (dòng 4), của (dòng 7) không viết hoa vì chúng là quan hệ từ.
Giáo viên chốt, nhận xét lời giải đúng.
Giáo viên lưu ý học sinh đề chỉ yêu cầu nêu tên tổ chức quốc tế, tổ chức nước ngoài đặc trách về trẻ em không yêu cầu giới thiệu cơ cấu hoạt động của các tổ chức.
Trò chơi: Ai nhiều hơn? Ai chính xác hơn?
Tìm và viết hoa tên các cơ quan, đơn vị, tổ chức.
C. Kết luận:
Chuẩn bị bài sau .
Nhận xét tiết học.
Hát
-2, 3 học sinh ghi bảng. Nhận xét.
- 1 Học sinh đọc bài.
- Học sinh nghe.
HS luyện viết từ khó vào nháp
Lớp đọc thầm bài thơ.
Ca ngợi lời hát, lời ru của mẹ có ý nghĩa rất quan trọng đối với cuộc đời đứa trẻ.
-Học sinh nghe - viết.
Học sinh đổi vở soát và sữa lỗi cho nhau.
2 học sinh đọc yêu cầu bài.
Học sinh làm việc theo nhóm. Làm bài vào vở bài tập
Đại diện mỗi nhóm trình bày, lớp nhận xét.
Học sinh thi đua 2 dãy.
****************************
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
Mở rộng vốn từ : Trẻ em
I. Mục tiêu:
-Biết và hiểu thêm một số từ về trẻ em (BT1,2).
-Tìm được hình ảnh so sánh đẹp về trẻ em (BT3); hiểu nghĩa các thành ngữ, tục ngữ nêu ở BT4.
II. Chuẩn bị:
- Từ điển học sinh, từ điển thành ngữ tiếng Việt (nếu có).
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Mở bài:
1. Ổn định tổ chức:
2. Giới thiệu bài mới:
-Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
B. Bài giảng:
Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài 1: Em hiểu nghĩa của từ trẻ em như thế nào? Chọn ý đúng:
-Em hãy giải thích vì sao em xem đó là câu trả lời đúng.
Giáo viên chốt lại ý kiến đúng.
Bài 2:Tìm các từ đồng nghĩa với từ trẻ em? Đặt câu với một từ mà em tìm được.
Hướng dẫn HS hoạt đôngj nhóm bàn .
-Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng, kết luận nhóm thắng cuộc.
GV nêu một số từ đồng nghĩa: Trẻ con, trẻ thơ, thiếu nhi, nhi đồng, con nít, ranh con, nhái con, nhóc con...
Đặt câu: Thiếu nhi là măng non đất nước...
Bài 3: Tìm những hình ảnh so sánh đẹp về trẻ em.
Giáo viên gợi ý để học sinh tìm ra, tạo được những hình ảnh so sánh đúng và đẹp về trẻ em.
Giáo viên nhận xét, kết luận, bình chọn nhóm giỏi nhất
Bài 4: Chọn thành ngữ, tục ngữ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống:
-Giáo viên chốt lại lời giải đúng.
a). Tre già măng mọc.
b). Tre non dễ uốn.
c). Trẻ người non dạ.
d). Trẻ lên ba cả nhà học nói.
C .Kết luận:
Yêu cầu học sinh về nhà làm lại vào vở BT3, học thuộc lòng các câu thành ngữ, tục ngữ ở BT4.
Chuẩn bị: “Ôn tập về dấu ngoặc kép”.
Nhận xét tiết học
- Học sinh đọc yêu cầu BT1.
Cả lớp đọc thầm theo, suy nghĩ.
Học sinh nêu câu trả lời,
Ýc. Người dưới 16 tuổi.
Vì người dưới 18 tuổi là (17, 18 tuổi) đã là thanh niên.
-Học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
Trao đổi để tìm hiểu nhưng từ đồng nghĩa với trẻ em, ghi vào giấy đặt câu với các từ đồng nghĩa vừa tìm được.
Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
Học sinh đọc yêu cầu của bài.
-Học sinh trao đổi nhóm, ghi lại những hình ảnh so sánh vào vở.
-1HS lên bảng làm lớp, trình bày kết quả.
VD: Trẻ em như tờ giấy trắng.
Trẻ em như nụ hoa mới nở...
Trẻ em như búp trên cành...
Học sinh đọc yêu cầu của bài.
Cả lớp đọc thầm lại nội dung bài, làm việc cá nhân – các em điền vào chỗ trống trong SGK.
Học sinh đọc kết quả làm bài.
Lớp nhận xét bổ sung.
-HS nhẩm thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ .Thi đọc thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ trên.
File đính kèm:
- GIAO AN 5 TUAN 33(1).doc