Giáo án Lớp 5 Tuần 34 Năm 2012

Kiến thức: Hiểu nội dung: Sự quan tâm tới trẻ em của cụ Vi-ta-li và sự hiếu học của Rê-mi.(Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).

Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc đúng các tên riêng nước ngoài

Thái độ: Hs khá, giỏi phát biểu được những suy nghĩ về quyền học tập của trẻ em (Câu hỏi 4).

 

doc22 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1114 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 34 Năm 2012, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dung cần ghi nhớ về dấu gạch ngang(Tiếng Việt 4, tập hai, tr. 45) - Bút dạ và 1 vài tờ phiếu khổ to ghi bảng tổng kết về 3 tác dụng của dấu gạch ngang để HS làm BT1: - Một tờ phiếu khổ to viết những câu văn có dấu gạch ngang ở BT2. iii-phương pháp dạy học: Luyện tập IV. các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ Hai, ba HS đọc đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về nhân vật út Vịnh – tiết LTVC trước. B. Bài mới: Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học Hoạt động 1. Hướng dẫn HS làm bài *Lập được bảng tổng kết về tác dụng của gạch ngang (BT1) ; tìm được các dấu gạch ngang và nêu được tác dụng của chúng(BT2).* * Bảng phụ * Luyện tập Cách tiến hành Bài tập 1 - Một HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài. - GV mời 1-2 HS giỏi nói nội dung cần ghi nhớ về dấu gạch ngang: Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu: Chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại. Phần chú thích trong câu. Các ý trong một đoạn liệt kê. - HS đọc từng câu văn, làm bài vào VBT, nhắc HS chú ý xếp câu có dấu gạch ngang vào ô thích hợp sao cho nói đúng tác dụng của dấu gạch ngang trong câu đó. - HS phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét nhanh. - HS trình bày kết quả. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng Tác dụng của dấu gạch ngang 1) Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại. 2) Đánh dấu phần chú thích trong câu. 3) Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê Ví dụ Đoạn a - Tất nhiên rồi. - Mặt trăng cũng như vậy, mọi thứ đều như vậy… Đoạn a - Mặt trăng cũng như vậy, mọi thứ đều như vậy…Giọng công chúa nhỏ dần, nhỏ dần.(đ chú thích đồng thời miêu tả giọng công chúa nhỏ dần, nhỏ dần) Đoạn b Bên trái là đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương – con gái vua Hùng Vương thứ 18- theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao. (chú thích Mị Nương là con gái vua Hùng thứ 18) Đoạn c Thiếu nhi tham gia công tác xã hội: - Tham gia tuyên truyền, cổ động… - Tham gia Tết trồng cây, làm vệ sinh… - Chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ; giúp đỡ… Bài tập 2 - Một HS đọc yêu cầu của bài (lệnh bài tập và mẩu chuyện Cái bếp lò) - GV nhắc HS chú ý 2 yêu cầu của bài tập: + Tìm dấu gạch ngang trong mẩu chuyện Cái bếp lò + Nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong từng trường hợp. - GV mời 1 HS đọc đoạn văn có sử dụng dấu gạch ngang trong mẩu chuyện Cái bếp lò - Cả lớp đọc thầm mẩu chuyện Cái bếp lò, suy nghĩ, làm bài vào VBT- các em xác định tác dụng của dấu gạch ngang dùng trong trường hợp. Cả lớp và GV nhận xét nhanh, chốt lại lời giải đúng: -Tác dụng(2) (đánh dấu phần chú thích trong câu): Trong truyện, chỉ có 2 chỗ dấu gạch ngang được dùng với tác dụng (2) Chào bác- Em bé nói với tôi. (đchú thích lời chào ấy là của em bé, em chào “tôi”) Cháu đi đâu vậy?- Tôi hỏi em (đchú thích lời hỏi đó là lời của “tôi”) - Tác dụng(1)(đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại): Trong tất cả các trường hợp còn lại, dấu gạch ngang được sử dụng với tác dụng (1). - Tác dụng (3)(đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê): không có trường hợp nào. *Hoạt động nối tiếp: Củng cố, dặn dò - HS nói lại 3 tác dụng của dấu gạch ngang. Dăn HS ghi nhớ kiến thức về dấu gạch ngang để dùng đúng dấu câu này khi viết bài. - GV nhận xét tiết học. Kể chuyện Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia I- Mục tiêu: KT: Kể được một câu chuyện về việc gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc, bảo vệ thiếu nhi hoặc kể được câu chuyện một lần em cùng các bạn tham gia công tác xã hội. KN:Biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. TĐ: Yêu thích môn học II .chuẩn bị: - Bảng lớp viết 2 đề bài của tiết KC. iii-phương pháp dạy học: Luyện tập IV. các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ - Một HS kể lại câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về gia đình, nhà trường và xã hội chăm sóc giáo dục trẻ em hoặc trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường và xã hội. 2. Bài mới: Giới thiệu bài GV nêu MĐ, YC của tiết học * Hoạt động 1. Hướng dẫn HS kể chuyện * Kể được một câu chuyện về việc gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc, bảo vệ thiếu nhi hoặc kể được câu chuyện một lần em cùng các bạn tham gia công tác xã hội * Luyện tập Cách tiến hành - Một HS đọc 2 đề bài. - GV yêu cầu HS phân tích đề – gạch dưới những từ ngữ quan trọng trong 2 đề bài đã viết trên bảng lớp: 1) Kể một câu chuyện mà em biết về việc gia đình, nhà trường hoặc xã hội chăm sóc, bảo vệ thiếu nhi. 2) Kể về một lần em cùng các bạn trong lớp hoặc trong chi đội tham gia độ tham gia gia công tác xã hội. - HS tiếp nối nhau đọc gợi ý 1, 2. Cả lớp theo dõi trong SGK để hiểu rõ những hành động, hoạt động nào thể hiện sự chăm sóc, bảo vệ thiếu nhi của gia đình nhà trường và xã hội; những công tác xã hội nào thiếu nhi thường tham gia. - GV nhắc HS: Gợi ý trong SGK giúp các em rất nhiều khả năng tìm được câu chuyện; hỏi HS đã tìm câu chuyện như thế nào theo lời dặn của thầy (cô); mời một số HS tiếp nối nhau nói tên câu chuyện mình chọn kể. - Mỗi HS lập nhanh (theo cách gạch đầu dòng) dàn ý cho câu chuyên. Hoạt động 2. Hướng dẫn HS thực hành KC và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện ( 29 phút ) * HS thực hành KC và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện * Luyện tập Cách tiến hành a) KC theo nhóm Từng cặp HS dựa vào dàn ý đã lập, kể cho nhau nghe câu chuyện của mình, cùng trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. b) Thi KC trước lớp - HS thi KC trước lớp. Mỗi em kể xong sẽ cùng các bạn đối thoại về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. - Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện ý nghĩa nhất, bạn KC hấp dẫn nhất trong tiết học. * Hoạt động nối tiếp. Củng cố, dặn dò GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện vừa kể ở lớp cho người thân. Thứ sáu, ngày 4 tháng 4năm 2012 TOáN Luyện tập chung I. Mục tiêu: KT: Biết thực hiện phép nhân phép chia ; biết vận dụng để tìm thành phần chưa biết của phép tính và giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm. KN: Luyện kĩ năng thực hiện phép nhân phép chia TĐ: Yêu thích môn học II.phương pháp dạy học: Luyện tập III.Các hoạt động dạy học : * Ôn cách tính giá trị biểu thức. - Cho HS nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong 1 biểu thức. - HS làm bài 1 - Gọi HS lên chữa bài - HS ở dưới đổi vở soát kết quả Bài 1: Cho HS tư thực hiện lần lượt các phép tính. HS làm cột 1. *Hoạt động 1 Ôn cách tìm thành phần chưa biết trong phép tính *Biết cách tìm thành phần chưa biết trong phép tính * Luyện tập Cách tiến hành Bài 2: cho HS tự làm bài rồi chữa bài.( Còn thời gian cho HS làm ý b, d). a) 0,12 x x = 6 b) x : 2,5 = 4 x = 6 : 0,12 x = 4 x 2,5 x = 50 x = 10 c) 5,6 : x = 4 d) x x 0,1 = x = 5,6 : 4 x = : 0.1 x = 1,4 x = 4 *Hoạt động 3: (20’)Ôn giải toán *Luyện cách giảI toán * Luyện tập Cách tiến hành Bài 3: Cho HS đọc đề toán tóm tắt đề lên bảng. Gọi HS chữa bài. Bài giải: Số ki- lô- gam đường của cửa hàng đó bán trong ngày đầu là: 2400 : 100 x 35 = 840 (kg) Số ki- lô- gam đường cửa hàng đó bán trong ngày thứ hai là: 2400 : 100 x 40 = 960(kg) Số ki- lô- gam cửa hàng đó đã bán trong hai ngày đầu là: 840 + 960 = 1800 (kg) Số ki- lô- gam đường cửa hàng đó đã bán trong ngày thứ ba là: 2400- 1800= 600(kg) Đáp số : 600 kg. Bài 4: (Nếu còn thời gian cho HS làm thêm) Cho HS làm bài rồi chữa bài. Chẳng hạn: Bài giải: Vì số tiền lãi bằng 20% tiền vốn, nên tiền vốn là 100% và 1 800 000 đồng bao gồm: 100% + 20% = 120%( tiền vốn) Tiền vốn để mua số hoa quả đó là: 1 800 000 : 120 x 100 = 1 500 000 (đồng) Đáp số: 1 500 000 đồng. * Hoạt động nối tiếp: Củng cố, dặn dò. Nhận xét tiết học. Làm BT về nhà Tập làm văn Trả bài văn tả người I- Mục tiêu: KT: Biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả người ; nhận biết và sửa được lỗi trong bài ; viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn. KN: Luyện kĩ năng viết văn tả người TĐ: Yêu thích môn học II. chuẩn bị: - Bảng ghi ba đề bài của tiết Kiểm tra viết (tả người) - Vở bài tập Tiếng Việt 5, tập hai iii-phương pháp dạy học: Luyện tập IV. các hoạt động dạy học * Giới thiệu bài *Hoạt động 1. GV nhận xét chung về kết quả làm bài cuả cả lớp. * Biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả người ; nhận biết và sửa được lỗi trong bài ; viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn. * Vở bài tập Tiếng Việt 5, tập hai * Luyện tập Cách tiến hành - GVghi bảng 3 đề bài của tiết Kiểm tra viết(tả người) ; a) Nhận xét về kết quả làm bài của cả lớp - Những ưu điểm chính: Xác định đề bài : Bố cục : Diễn đạt : Trình tự miêu tả: - Những thiếu sót, hạn chế.: b) Thông báo điểm số cụ thể Hoạt động 3. Hướng dẫn HS chữa bài. - GV trả bài cho từng HS. a) Hướng dẫn HS chữa lỗi chung - Một số HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi. Cả lớp tự chữa trên nháp. - HS cả lớp trao đổi về chữa bài trên bảng.GV chữa lại cho đúng (nếu sai) b) Hướng dãn HS sửa lỗi trong bài.- Hai HS tiếp nối nhau đọc nhiệm vụ 2 và 3 của tiết Trả bài văn tả người (Chú ý yêu cầu về nội dung miêu tả - Chú ý nêu yêu cầu về cách diễn đạt). - HS viết lại các lỗi và sửa lỗi trên VBT– các em đọc lời nhận xét của thầy (cô) giáo, đọc những chỗ thầy (cô) chỉ lỗi trong bài; phát hiện thêm lỗi trong bài làm của mình; viết lại các lỗi theo từng loại (lỗi chính tả, dùng từ, câu, diễn đạt,…); sửa lỗi. Đổi bài cho bạn bên cạnh để rà soát lại việc sửa lỗi. - GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc. c) Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn, bài văn hay - GV đọc những đoạn văn, bài văn hay có ý riêng, sáng tạo - HS trao đổi, thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn. d) HS chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn - Mỗi HS chọn một đoạn văn viết chưa đạt viết lại cho hay hơn – viết lại đoạn mở bài, kết bài hoặc viết lại một đoạn thân bài (đoạn tả ngoại hình hoặc đoạn tả hoạt động của nhân vật) - HS tiếp nối nhau đọc lại đoạn văn viết lại. GV chấm điểm đoạn viết của một số HS. Hoạt động nối tiếp. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết trả bài. - Dặn HS luyện đọc lại các bài tập đọc, HTL; xem lại kiến thức về chủ ngữ và vị ngữ trong các kiểu câu kể Ai là gì ? Ai làm gì? Ai thế nào?(đã học ở lớp 4) để chuẩn bị tốt cho tuần ôn tập và kiểm tra cuối năm.

File đính kèm:

  • docTUAN 34 NAM 2012.doc