Giáo án Lớp 5 Tuần 33 - Trường Tiểu học số 2 Nam Phước

TẬP ĐỌC : LUẬT BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM

I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

- Đọc chuẩn : bảo vệ, sáu tuổi, văn hoá, khả năng, tài sản.

- Đọc bài văn rõ ràng, rành mạch và phù hợp với giọng đọc một văn bản luật.

- Hiểu nội dung 4 điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc14 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 428 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 33 - Trường Tiểu học số 2 Nam Phước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ý nghĩa quan trọng đối với cuộc đời đứa trẻ. - Đánh vần - Trực giác từ khó. - HS đọc từ khó (cá nhân - đồng thanh) - TL, nêu - Viết bảng con : nhịp võng, thời gian, dải đồng xanh. - Viết bài vào vở, 1 HS viết bảng lớp. - Soát lỗi - Nhận xét, chấm bài trên bảng. - Đổi vở chấm chéo - làm BT vào vở BT ĐỊA LÍ : ÔN TẬP CUỐI NĂM I. MỤC TIÊU : - Tìm được các châu lục, đại dương và nước VN trên Bản đồ Thế giới. - Hệ thống một số đặc điểm chính về điều kiện tự nhiên (ví trí địa lí, đặc điểm tự nhiên), dân cư, hoạt động kinh tế (một số sản phẩm công nghiệp, sản phẩm nông nghiệp) của các châu lục : châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương, châu Nam Cực. II. ĐỒ DÙNG : Bản đồ Tự nhiên Thế giới. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1. Bài cũ : - Nêu đặc điểm Tự nhiên của huyện Duy Xuyên - Kể một số hoạt động kinh tế của huyện Duy Xuyên. - Nhận xét, ghi điểm 2.Bài mới : a) GTB b) Tìm hiểu bài HĐ1 : Chỉ bản đồ * Mục tiêu : HS tìm các châu lục, các đại dương và nước VN trên bản đồ Tự nhiên Thế giới. HĐ2 : Hái hoa dân chủ * Mục tiêu : Hệ thống lại các kiến thức đã học. - Nêu vị trí của châu Á. - Vì sao khu vực ĐNam Á lại sản xuất nhiều lúa gạo ? - Nêu vị trí, thủ đô Liên Bang Nga. - Nêu hoạt động kinh tế của Liên Bang Nga. - Em biết gì về đất nước Hoa Kì. HĐ3 : * Mục tiêu : Thực hành BTTNghiệm - Chốt lại lời giải đúng. 3. Củng cố : - Ôn lại đề cương môn Địa lí. 4. Dặn dò : Dặn HS về ôn tập để kiểm tra đạt kết quả tốt. - - - Nghe - Làm việc cả lớp - Một số em lên chỉ các châu lục, các đại dương và nước VN trên bản đồ Tự nhiên Thế giới. - Nhận xét, bổ sung. - Chia lớp thành 4 đội. HS hái hoa dân chủ và trả lời câu hỏi trong hoa, nếu không trả lời được thì đội khác sẽ giơ tay giành quyền trả lời. Tổ nào nhiều điểm hơn sẽ thắng cuộc. - Làm việc cá nhân, ghi ý đúng vào bảng con. - Một số em trình bày kết quả. - HS khác nhận xét, bổ sung - Hai em một nhóm ôn lại đề cương ôn tập môn Địa lí. Ngày soạn: 22/4/2012 Thứ sáu ngày 27 tháng 4 năm 2012 Luyện từ và câu : ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (Dấu ngoặc kép) I/ MỤC TIÊU : - Nêu được tác dụng của dấu ngoặc kép và làm được bài tập thực hành về dấu ngoặc kép. - Viết được đoạn văn khoảng 5 câu có dùng dấu ngoặc kép. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 2/ Kiểm tra bài cũ : - Em hiểu từ trẻ em như thế nào? - Tìm hình ảnh so sánh đẹp về trẻ em. - Nhận xét, ghi điểm 3/ Bài mới : HĐ1: GTB HĐ2: HD luyện tập : * Bài 1/ 95 VBT : Làm cá nhân - Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép. - Đánh dấu ngoặc kép vào chỗ nào trong câu văn. * Bài 2/ 96 VBT : Chia nhóm đôi - Đặt dấu ngoặc kép vào chỗ nào trong đoạn văn. * Bài 3/ 96 VBT : Làm cá nhân : - Theo dõi, giúp đỡ - Nhận xét, ghi điểm 5/ Dặn dò : Về nhà nắm lại dấu câu : (Dấu chấm, phẩy, chấm hỏi, chấm than) - - Nghe - 1 HS đọc đề bài - 1 HS nhắc lại tác dụng của dấu ngoặc kép. -Em nghĩ : “Phải nói ngay điều này để thầy biết”(Đánh dấu ý nghĩ của nhân vật) -ra vẻ người lớn : “Thưa thầy, sau này lớn lên, em muốn làm nghề dạy học. Em sẽ dạy học ở trường này” (Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật) - 1HS đọc đề bài - HS thảo luận cặp, trình bày : - Lớp chúng tôi tổ chức cuộc bình chọn “Người giàu có nhất”. Đoạt danh hiệu cuộc thi này là cậu Long, bạn thân nhất của tôi Cậu ta có cả một “gia tài” khổng lồ về sách các loại. (Đánh dấu từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.) - HS đọc đề bài. HS làm bài vào vở. * Đoạn văn mẫu : Hôm nay, lớp em tổ chức cuộc họp sơ kết tháng tư. Mở đầu cuộc họp, bạn Ngân đưa ra thông báo “cực kì đặc biệt” : “Bạn nào đạt điểm cao nhất trong kì thi cuối kì này sẽ nhận một phần thưởng.” Ai nấy đều vui mừng hớn hở. Tiếp đó, Ngân tuyên dương Lê Thảo đã có thành tích nổi trội trong tuần, Dân “béo” giúp Vĩ tiến bộ hơn. Cả tổ vỗ tay hò reo vì vui mừng. - Vài em đọc đoạn văn, nói rõ chỗ dùng dấu ngoặc kép và tác dụng - HS lắng nghe. Toán LUYỆN TẬP I. Mục tiêu - Biết giải một số bài toán có dạng đã học. - Bài tập 1; 2; 3. II.Đồ dùng dạy học - Bảng phụ, bảng nhóm II. Các hoạt động dạy học. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi 1 HS lên bảng làm các bài tập HD luyện tập thêm của tiết trước - Nhận xét, ghi điểm 2. Dạy bài mới HĐ1: GTB HĐ2 : HD luyện tập Bài 1: - Yêu cầu HS đọc đề bài và tóm tắt cách giải - Để tính được diện tích của tứ giác ABCD ta cần biết những gì? - Có thể tính diên tích ABED và BCE theo bài toán điển hình nào? - HS vẽ sơ đồ và giải - GV nhận xét cho điểm * Giao bài 34,5 vở BTTH cho HSG Bài 2: - GV mời HS đọc đề bài và tóm tắt bài toán - Bài toán thuộc dạng toán gì? vì sao em biết? - HS vẽ sơ đồ và giải - GV nhận xét và cho điểm HS Bài 3: - GV gọi hs đọc bài toán - HS tự làm bài - GV chấm vở Bài 4: HS khá giỏi làm thêm 3. Củng cố : - Nhắc lại cách thưc hiện từng dạng toán đã học - Gv chố lại các cách giải của từng bài toán 4.Dặn dò - GV nhận xét tiết học - Dặn dò về nhà làm bài tập tiết trước - 2 HS lên bảng làm bài - Nghe - 1 HS đọc đề - 1 HS lên bảng tóm tắt và giải - Dưới lớp làm VBt - Nhận xét, chũa bài Bài 1 Theo sơ đồ: Diện tích tam giác BEC là: 13,6 : (3-2) x2 = 27,2 (cm/2) Diện tích tứ giác ABED là: 27,2 + 13,6 = 40,8( cm/2) Diện tích tứ giác ABCD là: 40,8 + 27,2 = 68 (cm/2) ĐS: 68 cm/2 - HS* làm vở BTTH Bài 2 - 1 HS đọc đề - Dưới làm VBt - 1 HS làm bảng nhóm dán lên bảng - Nhận xét, chũa bài Theo sơ đồ , số HS Nam lớp 5A 35 : ( 4+3) x 3 = 21 (HS) Số HS nữ của lớp 5A là: 35 - 15 = 20 (HS) Số HS nữ nhiều hơn số HS nam là: 20 - 15 = 5 (HS) ĐS: 5 HS Bài 3: Ô tô đi 75 km thì tiêu thụ hết số lít xăng là: 12 : 100 x 75 = 9 (lít) ĐS: 9 lít. - HS trình bày - Lắng nghe Khoa học TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐẤT. I. Mục tiêu - Nêu nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng ngày càng bị thu hẹp và thoái hoá. II. Đồ dùng dạy học - Hình trang 136, 137 SGK III. Các hoạt động dạy học HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1. Kiểm tra bài cũ - Nêu những hậu quả do viẹc phá rừng gây ra? - Nhận xét chữa bài. 2. Dạy bài mới a) GTB b) Tìm hiểu bài HĐ1: Quan sát và thảo luận - Mục tiêu: HS nêu được một số nguyên nhân dẫn đến đất trồng ngày càng bị thu hẹp - Tổ chức làm việc nhóm. + H 1,2 cho biết con người sử dụng đất trồng vào việc gì? + Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi nhu cầu sử dụng đó.? - Yêu cầu HS liên hệ thực tế địa phương mình HĐ2: Thảo luận - Mục tiêu: HS biết phân tích những nguyên nhân dẫn đến đất trồng ngày càng bị suy thoái. - Tiến hành làm việc nhóm: + Nêu tác hại của việc sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu,.. đến môi trường đất. + Nêu tác hại của rác thải đối với môi trường đất.? - Đai diện nhóm trình bày kết quả, - Cùng cả lớp nhận xét bổ sung 3. Củng cố - Cho HS làm bài tập trắc nghiệm VBT 4.Dặn dò - Nhận xét tiết học - Dặn về nhà sưu tầm thông tin tranh ảnh về tác động của con người đến môi trường đất. - 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi - HS thảo luận nhóm 4 - Đại diện nhóm trình bày - Nhận xét, Bs - Hình 1,2 cho thấy ruộng đất trước kia để cày cấy thì nay được sử dụng làm đất ở. - HS thảo luận nhóm 4 - Đại diện nhóm trình bày + Nguyên nhân chính là do dân số ngày một tăng nhanh, cần phải có nhu cầu sử dụng vì vậy dt đất trồng bị thu hẹp. - Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đất trồng ngày càng bị thu hẹp và suy thoái. - Dân số gia tăng, nhu cầu chỗ ở tăng, nhu cầu lương thực tăng, đất trồng bị thu hẹp. Vì vậy con người tìm cách tăng năng suất cây trồng, sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, làm cho môi trường đất bị ô nhiễm. - Dân số tăng, lượng rác thải tăng cũng là nguyên nhân ô nhiễm môi trường đất. - Hs nêu kết quả - Nhận xét - Nghe Kể chuyện : KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC Đề bài : Kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về việc gia đình, nhà trường và xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em hoặc trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường và xã hội. I/ MỤC TIÊU : - Kể được một câu chuyện đã nghe, đã đọc đọc về việc gia đình, nhà trường và xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em hoặc trẻ em với việc thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường và xã hội. - Hiểu nội dung và biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1/ Kiểm tra bài cũ : Gọi 3 HS kể lại câu chuyện Nhà vô địch. 2/ Bài mới : HĐ1. Hướng dẫn tìm hiểu đề : - Yêu cầu HS đọc đề bài - Gạch dưới những từ : nghe, đọc, gia đình, nhà trường, xã hội, chăm sóc, giáo dục trẻ em, trẻ em thực hiện bổn phận. - Kiểm tra mạng từ chốt của HS. HĐ2. Thực hành kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện : - Em kể câu chuyện gì ? a) Kể trong nhóm : - Gợi ý để HS hỏi bạn về ý nghĩa và hạnh động của nhân vật trong truyện . b) Kể trước lớp : - Tổ chức cho HS kể cả lớp. - Tổ chức cho HS kể theo nhóm. - Tổ chức cho HS thi kể trước lớp - Hỏi : + Nhân vật trong truyện ? + Ý nghĩa câu chuyện : - Tổ chức cho HS bình chọn câu chuyện hay nhất, bạn kể hấp dẫn nhất. 3. Củng cố, dặn dò : - Nhận xét tiết học. - Lập mạng từ chốt cho câu chuyện chứng kiến hoặc tham gia theo yêu cầu của đề bài tuần 34. - 3 HS nối tiếp kể 3 đoạn, cả lớp theo dõi. - 2 HS đọc đề bài. - HS theo dõi. - 3 HS đọc phần gợi ý (Nối tiếp) - HS để vở có mạng từ chốt đã chuẩn bị. - Lần lượt giới thiệu câu chuyện em kể. - 2 em ngồi cùng bàn kể cho nhau nghe và trao đổi về ý nghĩa. - HS làm việc theo yêu cầu - HS kể theo nhóm. - HS thi kể trước lớp. - Trả lời theo câu hỏi - HS bình chọn câu chuyện hay nhất, bạn kể hấp dẫn nhất. - Nghe. SINH HOẠT LỚP I. Nhận xét tuần qua : Lớp trưởng nhận xét tuần qua. Học sinh cả lớp phát biểu, đóng góp xây dựng. GV nhận xét chung Nhắc học ôn tập tốt để chuẩn bị kiểm tra cuối năm. Chọn 5 em dự thi Rung chuông vàng vào sáng thứ hai tuần 34. II. Tuần đến : Vệ sinh trường, lớp sạch sẽ. Trực nhật tốt hơn. Đem đầy đủ dụng cụ học tập. Kiểm tra các môn Khoa – Sử - Địa; Toán và Tiếng Việt cuối năm. Chăm sóc công trình măng non : tưới nước, nhổ cỏ trong bồn hoa.

File đính kèm:

  • docGiao an tong hop lop 5 tuan 33.doc
Giáo án liên quan