I. Mục tiêu:
- Biết đọc bài văn rõ ràng, rành mạch và phù hợp với giọng đọc một văn bản luật.
- Hiểu nội dung 4 điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGk )
- Rèn cho HS kĩ năng giao tiếp. Kĩ năng xác định giá trị.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ - Một số hình ảnh có nội dung nói về luật bảo vệ,
chăm sóc, giáo dục trẻ em.
35 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1136 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 33 Trường TH Cao Bá Quát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i”
Hoạt động 2 : Rèn kĩ năng viết văn.
* Mục tiêu: Viết được đoạn văn khoảng 5 câu có dùng dấu ngoặc kép
* Cách tiến hành:
Bài 3: HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.
- GV giúp HS hiểu yêu cầu bài: HS viết đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép thuật lại 1 phần cuộc họp tổ em; Trình bày bài làm nói rõ tác dụng của dấu ngoặc kép được dùng trong đoạn văn.
- HS làm bài vào nháp + bảng phụ.
- HS sửa bài.
- HS dưới lớp nối nhau đọc đoạn văn nói rõ những chỗ dùng dấu ngoặc kép, tác dụng của dấu ngoặc kép.
3. Củng cố, dặn dò:
+ Nhắc lại tác dụng của dấu ngoặc kép?
- HS về nhà hoàn thành đoạn văn vào vở.
- Chuẩn bị: Mở rộng vốn từ: Quyền và bổn phận.
- Nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm:
Thứ sáu, ngày 25 tháng 4 năm 2012
Toán ( Tiết 165)
Luyện tập
I. Mục tiêu: - Giúp HS :
- Biết giải một số bài toán có dạng đã học.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học:
1. Khởi động: HS hát.
2. Bài mới: Luyện tập.
- GV giới thiệu bài, ghi tựa bài.
Hoạt động 1: Củng cố dạng toán tổng tỉ, hiệu tỉ.
* Mục tiêu: Giúp HS củng cố dạng toán tổng tỉ, hiệu tỉ.
* Cách tiến hành:
Bài 1: Rèn kĩ năng giải toán hiệu tỉ .
- HS đọc yều cầu đề.
- HS nhận dạng bài toán. Trình bày cách làm.
- 1 HS làm bàng phụ. Lớp làm bài vào vở.
- HS trình bày bài làm. Lớp nhận xét, bổ sung. HS sửa bài.
Giải
Theo đề bài ta có sơ đồ:
Theo sơ đồ diện tích của tam gic BEC là: 13,6 : ( 3-2 ) 2 = 27,2 (cm3).
Diện tích tứ giác ABDE là: 27,2 + 13,6 = 40,8 (cm2).
Diện tích tứ gic ABCD là: 40,8 + 27,2 = 68 ( cm2).
Đáp số: 68 cm2
Bài 2: Rèn kĩ năng giải toán tổng tỉ.
- HS đọc yêu cầu bài toán. Lớp đọc thầm.
- HS nhận diện dạng toán. HS trình bày cách làm.
- HS làm vở vào nháp + bảng phụ.
- HS trình bày bài làm. Lớp nhận xét, bổ sung. HS sửa bài.
Giải
Theo đề bài ta có sơ đồ:
Lớp học đó có số học sinh nam là:
35 : ( 3 + 4 ) x 3 = 15 (học sinh)
Lớp học đó có số học sinh nữ là:
35 - 15 = 20 (học sinh)
Số học sinh nữ nhiều hơn số học sinh nam là:
20 -15 = 5 (học sinh)
Đáp số: 5 học sinh.
Hoạt động 2: Củng cố quan hệ tỉ lệ, tỉ số phần trăm.
* Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức về quan hệ tỉ lệ, tỉ số phần trăm.
* Cách tiến hành:
- Tổ chức cho HS làm bài theo nhóm đối tượng: HSTB – Y làm bài 3 còn HSKG làm bài 4.
Bài 3 : HS đọc, nêu yêu cầu đề bài.
- HS làm bảng con.* Cách 1: 12 : 100 x 75 ; * Cách 2: x 12
- HS tham gia trò chơi “ Tiếp sức”
Giải
Ô tô đi 75 km thì tiêu thụ hết số lít xăng là:
12 : 100 x 75 = 9 (lít)
Đáp số: 9 lít
Bài 4: HS đọc yêu cầu bài, quan sát hình trên bảng. Lớp đọc thầm.
+ Bài này thuộc dạng toán thứ mấy của tỉ số phần trăm?
- HS làm nháp. 1 HS bảng phụ.
- HS nhận xét, bổ sung, sửa bài.
Giải
Tỉ số phần trăm của HS khá là:
100% - ( 25% + 15% ) = 60%
Số HS khối 5 của trường là:
120 x 100 : 60 = 200 (học sinh)
Số HS giỏi của trường là:
200 x 25 : 100 = 50 (học sinh)
Số HS trung bình là:
200 x 15 : 100 = 30 (học sinh)
Đáp số: a/ HS khá: 60% ; b/ HS giỏi: 50 HS ;
c/ HSTB: 30 HS
ð Cách giải dạng toán tìm 1 số biết % của nó là 1 số ( Biết % của một số)
3. Củng cố, dặn dò :
+ Muốn tìm 1 số biết % của nó ta làm sao ?
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập.
Rút kinh nghiệm:
*******************************
Chiều: Ôn Luyện toán ( Tiết 99 )
I. Mục tiêu: - Củng cố kiến thức về đổi đơn vị đo thời gian.
- Giải toán về chuyển động đều.
II. Chuẩn bị đồ dùng: Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: HS hát
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức về đổi đơn vị đo.
* Mục tiêu: Củng cố kiến thức về đổi đơn vị đo.
* Cách tiến hành:
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
a. 28 giờ = ……ngày ….giờ b. 4,15 giờ = ….giờ …..phút
c. ngày =……giờ d. 2giờ =………phút.
- HS chơi trò chơi “ Truyền điện”
Bài 2: Tính
Hoạt động 2: Thực hành giải toán chuyển động.
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng giải toán về chuyển động
* Cách tiến hành:
Bài 2: Một xe máy bắt đầu chạy ở A lúc 1 giờ, đến B cách A 120 km lúc 3 giờ. Tính vận tốc của xe máy đó.
+ Muốn tính vận tốc của chuyển động ta làm như thế nào ?
- HS làm bài vào vở + bảng phụ.
- HS sửa bài:
Giải
Thời gian xe máy đã đi:
3 giờ - 1 giờ = 2 giờ
Vận tốc của xe máy là:
120 : 2 = 60 ( km / giờ )
Đáp số: 60 km / giờ
=> Muốn tính vận tốc ta lấy quãng đường chia cho thời gian.
* HS làm bài theo nhóm đối tượng: HSKG làm bài 4 ; HSTB – Y làm bài 3.
Bài 3: Một xe máy đi từ A đến B với vận tốc 36 km / giờ thì mất 3 giờ 30 phút. Cũng trên quãng đường đó, một ô tô đi từ A với vận tốc 52,5 km / giờ thì sau bao lâu sẽ đến B.
+ Độ dài quãng đướng AB biết chưa ?
+ Muốn tính thời gian ta làm như thế nào ?
- HS làm bài vào nháp + bảng phụ.
Giải
Đổi 3 giờ 30 phút = 3,5 giờ
Độ dài quãng đường AB là:
36 x 3,5 = 126 ( km )
Thời gian ô tô đi từ A đến B mất:
126 : 52,5 = 2,4 ( giờ )
Đồi 2,4 giờ = 2 giờ 24 phút
Đáp số: 2 giờ 24 phút
=> Muốn tính thời gian của một chuyển động ta lấy quãng đường chia cho vận tốc.
Bài 4: Lúc 6 giờ 20 phút một người đi xe máy từ A với vận tốc 42 km /giờ. Đến 9 giờ 20 phút một ô tô cũng đi từ A với vận tốc 56 km / giờ và đi cùng chiều với người đi xe máy. Hỏi:
a. Ô tô đuổi kịp xe máy lúc mấy giờ?
b. Chỗ gặp nhau cách A bao nhiêu km ?
- HS làm bài vào nháp + bảng phụ.
Giải
a. Thời gian xe máy đi trước ô tô là.
9 giờ 20 phút – 6 giờ 20 phút = 3 giờ
3 giờ xe máy đi được quãng đường là:
3 x 42 = 126 ( km )
Thời gian 2 xe gặp nhau là:
126 : ( 56 – 42 ) = 9 giờ
Thời điểm 2 xe gặp nhau là:
9 giờ + 9 giờ 20 phút = 18 giờ 20 phút
b. Chỗ gặp nhau cách A:
9 x 42 = 378 ( km )
Đáp số: a. 18 giờ 20 phút b. 378 ( km )
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm:
*******************************
Ôn Luyện Tiếng việt ( Tiết 99 )
I. Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng viết hoa tên các tổ chức, cơ quan..
- Củng cố kiến thức MRVT: Trẻ em.
- Củng cố kiến thức về dấu ngoặc kép.
II. Chuẩn bị đồ dùng: Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: HS hát
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Rèn kĩ năng viết hoa tên các tổ chức, cơ quan.
* Mục tiêu: Củng cố kiến thức về cách viết hoa tên các tổ chức, cơ quan.
* Cách tiến hành:
Bài 1: Viết tên các cơ quan, tổ chức sau cho đúng quy tắc viết hoa.
uy ban nhân quyền liên hợp quốc
tổ chức nhi đồng liên hợp quốc.
trường trung học cơ sở lê quý đôn
tổ chức ân xá quốc tế.
- HS làm bài vào bảng con.
Đáp án: a. Uy ban Nhân quyền Liên hợp quốc
b. Tổ chức Nhi đồng Liên hợp quốc.
c. Trường Trung học cơ sở Lê Quý Đôn
d. Tổ chức Ân xá Quốc tế.
+ Khi viết tên các cơ quan, tổ chức ta viết như thế nào ?
=> Khi viết tên các cơ quan, tổ chức ta viết hoa chữ caci1 dầu của mỗi bộ phân tạo thành tên đó.
Hoạt động 2: MRVT: Trẻ em
* Mục tiêu: Củng cố kiến thức về MRVT: Trẻ em.
* Cách tiến hành:
Bài 2: ( Bài 3 SGK / 148 )
- HS đọc yêu cầu bài.
- GV gợi ý để HS tìm ra, tạo được những hình ảnh so sánh đúng và đẹp về trẻ em.
- HS thảo luận theo nhóm đôi.
- HS chơi trò chơi “ Bắn tên”
VD: Trẻ em là tương lai của đất nước.
Thiếu nhi là măng non của đất nước.
Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai.
Lũ trẻ ríu rít như bầy chim non….
Tâm hồn bọn trẻ trong sáng như tờ giấy trắng.
Ánh mắt trẻ em trong veo như giọt nước.
Hoạt động 3: Củng cố kiến thức về dấu ngoặc kép.
* Mục tiêu: Củng cố kiến thức về dấu ngoặc kép.
* Cách tiến hành:
- HS làm bài theo nhóm đối tượng: HSTB –Y làm bài 3 ; HSKG làm bài 4.
Bài 3: Xác định ý nghĩa của việc dùng dấu ngoặc kép trong đoạn văn sau.
Cuộc họp dang đến hồi “ gây cấn ”. Bạn nào cũng hăng hái phát biểu để đưa ra ý kiến của mình. Được mệnh danh là “ Thỏ đế ” nhưng hôm nay, Tùng cũng nói năng ra trò. Cậu ta đứng dậy, mắt nhìn về phía lớp trưởng, dõng dạc nói: “ Theo tôi, tình hình mất trật tự của lớp cần phải được khắc phục ngay .”
- HS làm bài vào vở + bảng phụ.
Bài 4: Có thế đặt dấu ngoặc kép vào những chỗ nào trong các câu sau:
a. Điểm nóng của tuyến đập ngăn sông là chỗ này, và những giàn cốp – pha để bê tong là điểm nóng nhất, nóng theo cả nghĩa bong, lẫn nghĩa đen.
b. Thầy giáo phải gọi đến lần thứ hai, cô mới có thể lí nhí trả lời: Chín ạ !
- HS làm bài vào vở + bảng phụ.
Đáp án:
a. Điểm “ nóng ” của tuyến đập ngăn sông là chỗ này, và những giàn cốp – pha để bê tong là điểm “ nóng nhất ”, nóng theo cả nghĩa bong, lẫn nghĩa đen.
b. Thầy giáo phải gọi đến lần thứ hai, cô mới có thể lí nhí trả lời: “Chín ạ !”
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm:
*******************************
SINH HOẠT LỚP TUẦN 33
I. Mục tiêu:
- Ổn định nề nếp lớp.
- Tổng kết tuần 33 và phát động thi đua tuần 34.
- Giúp HS rèn kĩ năng đổi đơn vị đo.
II. Các hoạt động tổ chức:
Hoạt động 1: Tổng kết, đánh giá:
* Mục tiêu: Ổn định nề nếp lớp.Tổng kết tuần 33 và phát động thi đua tuần 34
* Cách tiến hành:
1. Tổ báo cáo.
- Nhận xét, đánh giá từng thành viên trong tổ.
* Nề nếp hoc tập:
* Tác phong :
* Nề nếp xếp hành ra vào lớp:
* Nề nếp thể dục giữa giờ:
* Nói tục, chửi thề:
* Vệ sinh:
2. GV nhận xét:
* Ưu điểm: ………………………………………………………………………
* Tồn tại: ……………………………………………………………………...
+ Biện pháp: ……………………………………………………………………..
+ Tuyên dương:
+ Phê bình:
3. Phát động thi đua tuần 34:
Hoạt động 2: Củng cố kiến thức về toán chuyển động.
* Mục tiêu: Củng cố kiến thức về toán chuyển động.
* Cách tiến hành:
Bài 1: Củng cố kiến thức về công thức liên quan đến giải toán chuyển động.
- HS trình bay công thức tính thời gian, tính quãng đường, vận tốc của chuyển động, cách tính thời gian của hai chuyển động cùng chiều, ngược chiều.
- HS tham gia trò chơi “ Truyền điện ”.
Bài 2: Một người đi xe máy từ 7 giờ, đến nơi lúc 10 giờ, có vận tốc là 40 km / giờ và nghỉ ở giữa đường 30 phút. Tính quãng đường người đó đi được.
- HS làm bài vào nháp.
- HS tham gia giải toán dưới hình thức trò chơi “ Tiếp sức”.
Giải
Thời gian xe máy thực đi là:
10 giờ - 7 giờ - 30 phút = 2 giờ 30 phút
Đổi 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ
Quãng đường người đó đi được là:
40 x 2,5 = 100 ( km )
Đáp số: 100 km
* Tổng kết – đánh giá:
File đính kèm:
- 33.doc