I– Mục tiêu :
-Giúp HS ôn tập, củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng tính diện tích, thể tích một số hình đã học .
-Giáo dục HS tính nhanh nhẹn, tự tin ham học
II-Chuẩn bị:: Bảng phụ,bảng nhóm. SGK .Vở làm bài.
21 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1348 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 33 - Phạm Thị Tuấn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hối hận ngay về việc làm của mình. Có lẽ, chính cô là người khơi dậy lòng hăng say học tập của chúng em. Ẩn dưới vầng trán cao cao thông minh ấy là đôi lông mày vòng nguyệt cân đối tạo cho khuôn mặt vẻ thanh tú.
Cô Oanh là một giáo viên hăng say trong công việc và hết lòng thương yêu học sinh. Tâm hồn cô là cả một khoảng trời chứa chan bao tình yêu cô dành cho chúng em: Nghe cô giảng bài thì thật là thú vị. Cô giảng rất dễ hiểu, dễ nghe nên chúng em luôn tiếp thu được bài. Vào những giờ ra chơi, cô luôn ngồi lại để viết mẫu và chấm bài cho chúng em. Có những hôm cô còn trao đổi cách giảng bài với bạn bè đồng nghiệp. Nếu bạn nào đọc chưa tốt hay viết chưa đúng thì cô luôn sẵn sàng giúp đỡ. Khi cô đã giảng cho bạn nào thì bạn ấy hiểu ngay. Vào những giờ sinh hoạt lớp, cô luôn nhận xét cho từng bạn và nói cho các bạn cách sửa lỗi sai đó. Có hôm cô nhận xét rất tốt về lớp em và em rất nhớ câu: “Tuần qua, các con đã rất cố gắng để nhận cờ Đội. Cô rất vui vì không những các con được nhận cờ tốt mà còn nhận cờ xuất sắc. Cô mong tuần nào các con cũng như vậy”. Và khi đó, lớp em vỗ tay rào rào.
Giờ đây khi đã lên lớp năm, mỗi khi có việc cần đi qua lớp cô, cô lại gọi em lại hỏi han. Khi đó, em lại nhớ những giây phút khi còn học lớp 1, được cô yêu thương dạy dỗ. Trong em vang lên lời bài hát: “Mẹ của em ở trường là cô giáo mến thương...”.
Vâng! Đúng vậy em sẽ không bao giờ quên cô - người mẹ đã đưa em đón những tia nắng đầu tiên của cuộc đời.
Thứ sáu ngày 02 tháng 5 năm 2014
Toán Tiết 165: LUYỆN TẬP
I– Mục tiêu :
Ôn tập, củng cố kiến thức kĩ năng giải một số dạng toán: Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số, tổng và tỉ số, bài toán liên quan đến rút về đơn vị, bài toán về tỉ số phần trăm.
-Giáo dục HS tính nhanh nhẹn,tự tin ham học
II-Chuẩn bị:
1 - GV : Bảng phụ, bảng nhóm
2 - HS : SGK .Vở làm bài.
IIICác hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
I- Ổn định lớp : KT đồ dùng học tập của HS
II- Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HSTB nêu cách tìm số trung bình cộng; Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số.
- Gọi 1 HS làm lại bài tập 3 .
- Nhận xét, sửa chữa .
III - Bài mới :
1- Giới thiệu bài : Luyện tập
2– Hướng dẫn luyện tập :
Bài 1:Gọi 1 HS đọc đề bài và tóm tắt bài toán.
Hướng dẫn HS giải bằng hệ thống câu hỏi.
HS dưới lớp làm bài vào vở.
Gọi 1 HS lên bảng làm bài.
+ HS khác nhận xét.
+GVnhận xét kết quả và hướng dẫn làm cách khác.
Gọi 1 HS nêu lại các bước giải bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số.
Bài 2:
- HS đọc đề bài và tóm tắt.
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài, dưới lớp làm bài vào vở.
- Gọi HS nhận xét .
+ GV hướng dẫn HS cách làm khác.
- GV đánh giá, chữa bài.
Bài 3: HS đọc đề bài và tóm tắt.
Gọi 1 HS lên bảng làm bài, dưới lớp làm vào vở.
- Nhận xét, chữa bài.
IV- Củng cố, dặn dò :
- Gọi HSTB,K nhắc lại :
+ Nêu cách giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số.
+ Nêu cách tìm giá trị tỉ số phần trăm của một số.
- Nhận xét tiết học .
HD:Bài 4/SGK về nhà.
- 2 HS nêu.
- 1 HS làm bài.
- HS nghe .
- HS nghe .
HS đọc đề tóm tắt.
Trả lời.
HS làm bài.
Bài giải:
Đáp số: 68 cm2.
- HS nhận xét.
+ Bước 1: Vẽ sơ đồ tóm tắt.
+ Bước 2: Tìm hiệu số phần và tìm giá trị một phần.
+ Bước 3: Tìm số bé, số lớn..
- HS chữa bài.
HS đọc.
HS làm bài.
Bài giải:
Ô tô đi 75 km thì hết số lít xăng là:
12 : 100 x 75 = 9 (l)
Đáp số: 9 l
- Nhận xét.
+ HS nêu.
-HS hoàn chỉnh bài tập
Đáp số: 50 HS giỏi; 30 HS trung bình.
Rút kinh nghiệm:
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
Tiết 33: SINH HOẠT CUỐI TUẦN
A/ Mục tiêu:
Giúp HS biết được ưu khuyết điểm của mình trong tuần; phát huy ưu điểm và khắc phục khuyết điểm.
Rèn kĩ năng phê bình và tự phê bình, có ý thức xây dựng tập thể.
Biết được công tác của tuần đến.
Giáo dục HS ý thức chấp hành nội quy nhà trường, tính tự giác, lòng tự trọng
B/ Hoạt động trên lớp:
NỘI DUNG SINH HOẠT
I/ Khởi động : KT sự chuẩn bị của HS
II/ Kiểm điểm công tác tuần 33:
1.Các tổ họp kiểm điểm các hoạt động trong tuần.
2. Lớp trưởng điều khiển :
- Điều khiển các tổ báo cáo những ưu, khuyết điểm của các thành viên trong tổ.
- Tổng hợp những việc làm tốt, những HS đạt nhiều điểm 9,10, và những trường hợp vi phạm cụ thể.
- Bình chọn 5 HS để đề nghị tuyên dương các mặt.
.1:Thái Thị Thu Uyên- Công nhận HS giỏi cấp huyện toán
..2: Nguyễn Thị Hồng Nhung: .... Công nhận HS giỏi cấp huyện Tiếng Việt..
.3: Nguyễn Thị Yến Vân: Giải KK HS giỏi cấp huyện Tiếng Việt......
.................................................................................
- Nhận xét chung về các hoạt động của lớp trong tuần.
3.GV rút ra ưu, khuyết điểm chính:
+ Ưu điểm :
- Đa số các em thực hiện tốt nội quy nhà trường và những quy định của lớp đề ra.
- Đi học chuyên cần, đúng giờ. Thực hiện trực nhật sạch sẽ trước giờ vào lớp.
- Nhiều em phát biểu sôi nổi ,chuẩn bị tốt đồ dùng học tập
- Tác phong đội viên thực hiện tốt.
+ Tồn tại :
- Một số em chưa nghiêm túc trong giờ truy bài đầu buổi.
- Một số em trong giờ học ít tập trung ( Trường , Tùng)
III/ Kế hoạch công tác tuần 34:
- GDHS Thực hiện tốt an toàn giao thông và đi hàng một
- Thực hiện chương trình tuần 34
- Thực hiện tốt truy bài 15’ đầu buổi.
- Rèn Toán, Tiếng Việt cho HS yếu
-Ôn tập tăng cường chuẩn bị thi.
IV/ Sinh hoạt văn nghệ tập thể :
- Hát tập thể một số bài hát.
- Tổ chức cho HS chơi các trò chơi dân gian do HS sưu tầm hoặc hát các bài đồng dao, hò, vè.
V/ Nhận xét - Dặn chuẩn bị nội dung tuần sau
Mỗi tổ sưu tầm một trò chơi dân gian hoặc một bài đồng dao, hò,vè,... phù hợp với lứa tuổi các em để phổ biến trước lớp và hướng dẫn các bạn cùng chơi.
Rút kinh nghiệm :
Khoa học:Tiết 66: TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐẤT- KNS
I – Mục tiêu : Sau bài học, HS biết
-Nêu một số nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng ngày càng bị thu hẹp và thoái hoá .
-Giáo dục HS biết quý trọng đất đai.
* KNS: Kĩ năng lựa chọn, xử lí thông tin để biết được 1 trong các nguyên nhân dẫn đến đất trồng ngày càng thu hẹp là do đáp ứng những nhu cầu phục vụ con người, do những hành vi không tốt của con người đã để lại hậu quả xấu với môi trường đất.
- Kĩ năng hợp tác giữa các thành viên nhiều nhóm để hoàn thành nhiệm vụ của đội “chuyên gia”.
- Kĩ năng giao tiếp, tự tin với ông/bà, bố/mẹ, ... để thu thập thông tin, hoàn thiện phiếu điều tra về môi trường đất nơi em sinh sống.
II – Chuẩn bịHình trang 136,137 SGK .
Có thể sưu tầm thông tin về sự gia tăng dân số ở địa phương & các mục đích sử dụng đất trồng trước kia & hiện nay . SGK.
III– Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I – Ổn định lớp : KT sĩ số HS
II – Kiểm tra bài cũ :Gọi 2 HS trả lời
-Nêu những nguyên nhân dẫn đến việc rừng bị tàn phá.
-Nêu tác hại của việc phá hại rừng.
- Nhận xét, ghi điểm
III – Bài mới :
1 – Giới thiệu bài –ghi đề:
2 – Hướng dẫn :
a) Họat động 1 : - Quan sát & thảo luận .
Làm việc theo nhóm .
GV cho nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình 1, 2 trang 136 SGK để trả lời câu hỏi:
+ H1 vàH 2 cho biết con người sử dụng đất trồng vào việc gì ?
+ Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi nhu cầu sử dụng đất ?
Làm việc cả lớp .
GV theo dõi và nhận xét.
GV yêu cầu HS liên hệ thực tế.
* Kết luận: HĐ1
b) Họat động 2 :.Thảo luận .
Làm việc theo nhóm .
GV cho nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận các câu hỏi :
_ Nêu tác hại của việc sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu đối với môi trường đất ?
- Nêu tác hại của rác thải đối với môi trường đất?
Làm việc cả lớp .
GV theo dõi nhận xét.
* Kết luận: HĐ1
V – Củng cố,dặn dò :
-Gọi 2HS đọc mục Bạn cần biết trang 137 SGK.
- Nhận xét tiết học .
- HS trả lời .
- HS nghe .
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình để trả lời câu hỏi.
- H1 và H2 cho thấy: Trên cùng một dịa điểm, trước kia con người sử dụng đất để làm ruộng, ngày nay, phần động ruộng hai bên bờ sông đã sử dụng để làm đất ở, nhà cửa mọc lên san sát; hai cây câu được bắc qua sông.
- Do dân số ngày một tăng nhanh, cần phải mở rộng nôi trường đất ở, vì vậy diện tích đất trồng bị thu hẹp.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác bổ sung.
- HS liên hệ thực tế trả lời.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận các câu hỏi và trả lời.
- Việc sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hoá học … làm cho môi trường đất, nước bị ô nhiễm.
- Việc sử lí rác thải không hợp vệ sinh cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác bổ sung.
- 2 HS đọc.
- HS lắng nghe.
- HS xem bài trước .
KĨ THUẬT Tiết 33: LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN
(Tích hợp :Liên hệ)
I-Mục tiêu: HS cần phải:
-Lắp được mô hình đã chọn.Nếu chọn lắp xe phải chọn loại xe tiết kiệm năng lượng(Xăng dầu).
-Tự hào về mô hình mình đã tự lắp được.
II-Chuẩn bị:
-GV :Lắp sẵn 1-2 mô hình(máy bừa hoặc lắp băng chuyền)
-HS :Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III-Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I)Kiểm tra bài cũ:
- Cho HSTB nhắc lại ghi nhớ bài học trước
- GV nhận xét và đánh giá
II) Bài mới:
1) Giới thiệu bài-ghi đề:
2)Các hoạt động:
Hoạt động 1: HS chọn mô hình lắp ghép
-GV cho nhóm HS tự chọn mô hình lắp ghép theo gợi ý trong SGK.
-GV yêu cầu HS quan sát và nghiên cứu kĩ mô hình và hình vẽ trong SGK.
-Các nhóm tiến hành theo các bước:
a-Chọn đúng,đủ các chi tiết xếp vào nắp.
b-Lắp từng bộ phận.
-Quan sát kĩ các hình trong SGK và nội dung từng bước lắp.Phân công từng thành viên để lắp
c-Lắp ráp mô hình hoàn chỉnh mà nhóm đã chọn
+HS lắp ráp theo các bước trong SGK.
+Nhắc HS kiểm tra hoạt động của sản phẩm
III) Củng cố, dặn dò:
- Cho HS nêu các bước để lắp mô hình
- GV nhận xét tiết học.
- Tiết sau:Lắp ghép mô hình tự chọn(tt)
-HS nêu
-Lắng nghe
-HS thảo luận theo nhóm và chọn mô hình để lắp.
HS chọn các chi tiết
-HS quan sát và lắp từng bộ phận
-HS lắp ráp mô hình hoàn chỉnh mà nhóm đã chọn .
- HS kiểm tra hoạt động của sản phẩm
HS nêu
HS chuẩn bị bộ lắp ghép
Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- G A L 5 2 BUOITUAN 33 TUAN DL.doc