I. Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm được một đoạn hoặc toàn bộ bài văn.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi tấm gương giữ gìn an toàn giao thông đường sắt và hành động dũng cảm cứu em nhỏ của Út Vịnh.
- Trả lời được các câu hỏi trong bài.
- Rèn cho HS kĩ năng ra quyết định + bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ - hình trong SGK phóng to.
31 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1282 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 32 Trường TH Cao Bá Quát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 2: 3 HS nối tiếp nhau đọc nội dung BT2. Lớp theo dõi đọc thầm.
- Cả lớp đọc thầm khổ thơ, câu văn và xác định đâu là câu dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích để đặt dấu hai chấm.
- HS làm bài vào VBT. 3 HS làm bảng phụ.
- HS trình bày, lớp nhận xét, bổ sung. Sửa bài.
a. Thằng giặc cuống cả chân
Nhăn nhó kêu rối rít:
- Đồng ý là tao chết….
b. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi…khi tha thiết cầu xin: “Bay đi, diều ơi ! Bay đi !”
c. Từ Đèo Ngang nhìn về hướng nam, ta bắt gặp một phong cảnh thiên nhiên kì vĩ: phía tây là dãy Trường Sơn trùng điệp, phía đông là…
- HS nhắc lại tác dụng của dấu hai chấm.
Bài 3: Rèn kĩ năng điền dấu hai chấm
- HS đọc nội dung mẫu chuyện. Lớp làm bài vào VBT.
- HS trình bày miệng. Lớp nhận xét, bổ sung.
+ Tin nhắn của ông khách: Xin ông làm ơn ghi them nếu còn chỗ linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng.
+ Người bán hành hiểu lầm ý của khách nên ghi trên dải băng tang: Kính viếng bác X. Nếu còn chỗ, linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng.
+ Để người bán hang khỏi hiểu làm, ông khách cần them dấu gì vào tin nhắn, dấu đó đặt sau chữ : Xin ông làm ơn ghi thêm nếu còn chỗ: linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng.
ð Để người đọc hiểu đúng nội dung cần đặt dấu hai chấm đúng vị trí.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Mở rộng vốn từ: Trẻ em.
Rút kinh nghiệm:
Thứ sáu, ngày 20 tháng 4 năm 2012
Toán ( Tiết 160 )
Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Biết tính chu vi, diện tích các hình đã học.
- Biết giải các bài toán liên quan đến tỉ lệ.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ – Bảng con
III. Hoạt động dạy học:
1.Khởi động: HS hát
Bài cũ: Ôn tập về chu vi, diện tích một số hình
- HS nhắc lại công thức tính chu vi, diện tích của hình tròn, hình vuông, hình chữ nhận, hình thang, hình tam giác.
- HS trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung.
2. Bài mới: Luyện tập.
- GV giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Củng cố về chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình vuông.
* Mục tiêu: Giúp HS biết tính chu vi, diện tích chữ nhật, hình vuông và biết giải các bài toán liên quan đến tỉ lệ.
* Cách tiến hành:
Bài 1: HS đọc đề. Lớp đọc thầm.
- Với tỉ lệ 1 : 1000 cho biết điều gì?
+ Muốn tính chu vi, diện tích hình chữ nhật ta làm như thế nào?
+ Tính chiều dài, chiều rộng thực tế như thế nào ?
HS làm bài vào nháp. 1 HS lảm bảng phụ.
HS trình bày bài làm. Lớp nhận xét, bổ sung.
HS sửa bài.
Giải
a. Chiều dài sân bóng là:
11 x 1000 = 11000 (cm) = 110 (m)
Chiều rộng sân bóng là:
9 x 1000 = 9000 (cm) = 90 (m)
Chu vi sân bóng là:
(1100 + 90) x 2 = 400 (m)
b) Diện tích sân bóng là:
110 x 90 = 9900 (m2)
Đáp số: 400 m ; b/ 9900 m2
Bài 2: Củng cố cách tính diện tích hình vuông.
- HS đọc đề, lớp đọc thầm.
- HS làm bài vào nháp.
- HS tham gia trò chơi “ Tiếp sức”
- HS sửa bài
Giải
Cạnh sân gạch hình vuông là:
48 : 4 = 12 (m)
Diện tích sân gạch hình vuông là:
12 x 12 = 144 (m2)
Đáp số: 144 m2
ð Cách tính chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình vuông.
Hoạt động 2: Củng cố diện tích hình thang.
* Mục tiêu: Giúp HS củng cố kĩ năng tính diện tích hình thang.
* Cách tiến hành:
Bài 4: HS đọc đề, xác định dạng toán.
- HS trình bày cách làm.
* Cách 1: h = S : [ ( a + b) : 2 ] ; * Cách 2: h = S x 2 : ( a + b)
+ Shình thang = h = S :
- HS thực hiện cá nhân vào vở. 1 HS làm bảng phụ.
- HS sửa bài.
Giải
Diện tích hình thang bằng diện tích hình vuông đó là:
10 x 10 = 100 (cm)
Chiều cao hình thang là:
100 : 10 = 10 (cm)
Đáp số : 10 cm
3. Củng cố, dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Ôn tập về diện tích, thể tích một số hình.
Rút kinh nghiệm:
*******************************
Chiều: Ôn Luyện toán ( Tiết 96 )
I. Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức đổi đơn vị đo.
- Rèn kĩ năng giải toán liên quan đến chuyển động.
- Rèn kĩ năng tính diện tích hình chữ nhật.
II. Chuẩn bị đồ dùng: Bảng con, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: HS hát
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức đổi đơn vị đo.
* Mục tiêu: HS có kĩ năng đổi đơn vị đo.
* Cách tiến hành:
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
a. 3,5 ngày =……giờ b. 183 phút =…giờ…phút
c. 2 năm 6 tháng =…..tháng d. 5 phút 30 giây =……phút.
e. 3 năm 6 tháng =……năm g. 2,5 giờ =…..phút.
- HS tham gia trò chơi “ Bắn tên”
Hoạt động 2: Rèn kĩ năng giải toán chuyển động.
* Mục tiêu: HS có kĩ năng giải toán chuyển động ngược chiều.
* Cách tiến hành:
Bài 2: Một ô tô và một xe máy ở cách nhau 56,7 km. Hai xe củng khởi hành lúc 9 giờ sáng và ô tô đuổi theo xe máy. Xe máy có vận tốc 35 km/giờ và ô tô có vận tốc 56 km/giờ. Hỏi ô tô đuổi kịp xe máy lúc mấy giờ ?
Giải
Thời gian ô tô phải đi để đuổi kịp xe máy là:
56,7 : ( 56 – 35 ) = 2,7 ( giờ ) hay 2 giờ 42 phút
Ô tô đuổi kịp xe máy lúc:
9 giờ + 2 giờ 42 phút = 11 giờ 42 phút.
Đáp số: 11 giờ 42 phút.
Hoạt động 3: Thực hành tính diện tích hình chữ nhật.
* Mục tiêu: HS có kĩ năng giải toán về diện tích hình chữ nhật.
* Cách tiến hành:
Bài 3: HS đọc đề bài. Lớp đọc thầm. ( Bài 3 SGK / 167 )
- HS tóm tắt bài toán. HS trình bày bài toán dựa vào tóm tắt.
Tóm tắt: 100m2 : 55kg thóc
S = ….m2 : ……?kg thóc
+ Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm như thế nào?
HS làm bài vào nháp + bảng phụ.
HS sửa bài.
Giải
Chiều rộng thửa ruộng là:
100 x = 60 (m)
Diện tích thửa ruộng là:
100 x 60 = 6000 (m2)
6000 m2 gấp 100 m2 số lần là:
6000 : 100 = 60 (lần)
Số thóc thu hoạch được trên thửa ruộng đó là:
55 x 60 = 3300 (kg)
Đáp số: 3300 kg
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm:
*******************************
Ôn Luyện Tiếng việt ( Tiết 96 )
I. Mục tiêu:
- HS có kĩ năng cảm thụ văn học.
- Nắm được tác dụng của dấu hai chấm.
- Biết viết hoa tên các cơ quan, tổ chức.
II. Chuẩn bị đồ dùng: Bảng con, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: HS hát
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Cảm thụ văn học.
* Mục tiêu: HS có kĩ năng cảm thụ văn học.
* Cách tiến hành:
- HS đọc thành tiếng bài “ Bầm ơi” SGK / 130.
+ Tìm trong bài 2 câu thơ tả hình ảnh người mẹ hiện lên trong nỗi nhớ của anh chiến sĩ.
+ Trong bài tập đọc tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?
+ Những biện pháp nghệ thuật được sử dụng có tác dụng gì?
* HSKG: Trong bài “ Bầm ơi” em thích chi tiết nào? Vì sao ?
Hoạt động 2: Củng cố kiến thức về quy tắc viết hoa.
* Mục tiêu: Biết viết hoa tên các cơ quan, tổ chức.
* Cách tiến hành:
Bài 2: Viết lại tên các cơ quan, tổ chức sau cho đúng quy tắc viết hoa.
a. hội cựu chiến binh xã nghĩa dũng.
b. Trường tiểu học tân bình.
c. Công ty diện lực hà nội.
- HS làm bảng con.
+ Khi viết tên cơ quan, tổ chức ta viết như thế nào ?
Đáp án: a. Hội Cựu chiến binh xã Nghĩa Dũng.
b. Trường Tiểu học Tân Bình.
c. Công ty Điện lực Hà Nội.
Hoạt động 3: Củng cố kiến thức về dấu hai chấm.
* Mục tiêu: HS nắm được tác dụng của dấu hai chấm.
* Cách tiến hành:
Bài 1: Xác định tác dụng của dấu hai chấm trong 2 đoạn văn sau:
a. Chiếc xuồng cuối cùng được thả xuống. Ai đó kêu lên: “Còn chỗ cho một đứa bé.”Hai đứa trẻ sực tỉnh lao ra. ( Dấu hai chấm dùng để báo hiệu lời nói trực tiếp của nhân vật )
b. Người từ khăp nơi đổ về sân đình xem hội: có người từ các làng xung quanh đến, có những người xa quê đi làm ăn xa nay trở về, có người ở tận Hà Nội cũng lên xem. ( Dấu hai chấm dung để báo hiệu lời giải thích cho bộ phận đứng trước.)
- HS làm bài vào nháp.
- HS trình bày miệng.
3. Củng cố, dặn dò:
* Hoạt động nối tiếp: Quan sát và ghi lại hình dáng ( hoạt động ) của một người bạn thân để giờ học sau viết đoạn văn tả người bạn thân.
- GV nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm:
*******************************
SINH HOẠT LỚP TUẦN 32
I. Mục tiêu:
- Ổn định nề nếp lớp.
- Tổng kết tuần 32 và phát động thi đua tuần 33.
- Giúp HS rèn kĩ năng đổi đơn vị đo.
II. Các hoạt động tổ chức:
Hoạt động 1: Tổng kết, đánh giá:
* Mục tiêu: Ổn định nề nếp lớp.Tổng kết tuần 32 và phát động thi đua tuần 33
* Cách tiến hành:
1. Tổ báo cáo.
- Nhận xét, đánh giá từng thành viên trong tổ.
Tổ 1:
Tổ 2:
Tổ 3:
2. GV nhận xét:
* Ưu điểm: ………………………………………………………………………
* Tồn tại: ……………………………………………………………………...
+ Biện pháp: ……………………………………………………………………..
+ Tuyên dương:
+ Phê bình:
3. Phát động thi đua tuần 33:
Hoạt động 2: Rung chuông vàng.
* Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức về câu, dấu câu, MRVT: Nam và nữ.
* Cách tiến hành:
- HS ghi đáp án đúng vào bảng con. HS nào trả lời đúng 10 câu hỏi thì sẽ là người thắng cuộc rung được chuông vàng.
Câu 1: Câu: “ Bác có thể chỉ đường cho cháu về Đồng Nai được không ah !” thuộc loại câu nào ?
a. Câu kể b. Câu cảm c. Câu khiến d. Câu hỏi.
Câu 2: Câu: “ Hôm nay Nam có đi học không ?” Thuộc loại câu nào?
a. Câu hỏi b. Câu cảm c. Câu kể d. Câu khiến
Câu 3: Câu: “ không may, anh bị cảm năng” thuộc loại câu nào ?
a. Câu hỏi b. Câu cảm c. Câu kể d. Câu khiến.
Câu 4: Điền dấu câu nào vào cuối câu: “ Mặt trời như một quả bóng bay mềm mại”
a. Dấu chấm b. Dấu chấm than c. Dấu chấm hỏi
Câu 5: Điền dấu nào vào cuối câu: “Tớ thì chẳng bao giờ nhờ chị giặt quần áo”?
a. Dấu chấm b. Dấu chấm hỏi c. Dấu chấm than.
Câu 6: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “ dịu dàng”?
Không gay gắt, êm xuống
Không ồn ào, không gay gắt, êm nhẹ.
Gây cảm giác dễ chịu, tác dụng êm nhẹ đến các giác quan hoặc tinh thần.
Câu 7: Dòng nào dưới đây nêu rõ nghĩa của từ “ Bất khuất” ?
Biết gánh vác, lo toan việc nhà.
Không chịu khuất phục trước kẻ thù.
Không kể, không suy đến.
Câu 8: Chọn từ phù hợp nhất để chỉ tính cách của một bạn nam:
a. Cao thượng b. Cần mẫn c. Mẫn cảm d. Dịu dàng.
Câu 9: Chọn từ phù hợp nhất để chỉ tính cách của một bạn nữ:
a. Khoan dung b. Thẳng thắn c. Mạnh mẽ d. Nóng nảy
Câu 10: Dấu phẩy trong câu văn “ Ba ngày sau, túi của Sóc rỗng không” có tác dụng gì?
Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
Ngăn cách các vế trong câu ghép.
Ngăn cách các bộ phân cùng chức vụ trong câu.
* Tổng kết – đánh giá.
File đính kèm:
- 32.doc