I. MỤC TIÊU:
Đọc đúng, rõ ráng, rành mạch toàn bài. Đọc đúng: chềnh ềnh, giục giã, mát rượi, chuyển thể, thả diều. Biết đọc diễn cảm được một đoạn hoặc toàn bộ bài văn.
Hiểu nghĩa của các từ: sự cố, thanh ray, thuyết phục, chuyền thẻ. Hiểu ND: Ca ngợi tấm gương giữ gìn an toàn giao thông đường sắt và hành động dung cảm cứu em nhỏ của út Vịnh. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK ).
GDHS có ý thức của một chủ nhân tương lai, thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Tranh minh họa bài đọc trong SGK. Bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc.
Học sinh: Tìm hiểu trước bài.
34 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1182 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 32 - Trương Dũng Sĩ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ổ, bổ sung (nếu có).
+ HS lắng nghe, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
+ Cán bộ lớp điều khiển. Cá nhân, nhóm, cả lớp tham gia thực hiện theo yêu cầu.
- Lắng nghe, trao đổi, phân công thực hiện.
+ Tiếp tục thực hiện khảo sát hàng tuần để tăng cường phụ đạo HS yếu và bồi dưỡng HS khá giỏi.
+ Tiếp tục thực hiện phong trào “Tiết kiệm nuôi heo đất”.
+ Tham gia tốt rèn luyện thân thể qua thể dục buổi sáng, thể dục chính khoá.
+ Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, vệ sinh răng miệng, vệ sinh phòng bệnh theo mùa.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Lắng nghe để thực hiện
* Tổng kết đánh giá tiết học : + Phát huy những thành tích trong tuần 32 . Thực hiện tốt kế hoạch đã nêu trong tuần 33.
KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn : ÂM NHẠC Tuần : 32
ò Ngày soạn : 05/04/2014 Tiết : 32
ò Ngày dạy : 23/04/2010 Giáo viên : Trương Dũng Sĩ
ò Tên bài dạy : HỌC HÁT BÀI: MỸ THO – NHẠC: VĂN LƯU
I. MỤC TIÊU: Giúp HS :
- Hát đúng giai điệu, lời ca bài Mỹ Tho.
- Hát đúng những chỗ có luyến hai nốt nhạc.
- Góp phần giáo dục HS biết yêu quí và bảo vệ thiên nhiên địa phương.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Máy nghe, đĩa nhạc bài Mỹ Tho. Tranh ảnh minh họa về Thành phố Mỹ Tho. Tập hát bài Mỹ Tho.
- Học sinh: Nhạc cụ gõ (song loan, thanh phách, …).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
* Hoạt động 1 : Khởi động: Ổn định : Hát
- Kiểm tra kiến thức cũ :
+ Yêu cầu cả lớp hát lại bài Dàn đồng ca mùa hạ.
- Bài mới :
* Hoạt động 2 : Cung cấp kiến thức mới
- Mục đích : Học hát
- Hình thức tổ chức : Cá nhân , nhóm, cả lớp .
+ Giới thiệu tranh minh họa, xuất xứ bài hát: Từ bài thơ của tác giả Việt Ánh, nhạc sĩ Văn Lưu đã phổ nhạc và tạo nên bài hát Mỹ Tho.
+ Đệm đàn, tự mình trình bày bài hát hoặc dùng băng đĩa nhạc sau đó cho HS đọc lời ca (Ai bảo Mỹ tho … với Mỹ Tho).
+ Hướng dẫn HS tập hát từng câu.
+ Đàn và hát giai điệu 1 câu khoảng 2-3 lần. Bắt nhịp (2-1) và đàn giai điệu để HS hát . Yêu cầu HS lấy hơi ở đầu câu hát . Cho HS khá hát mẫu .
+ Cho cả lớp hát, GV lắng nghe để phát hiện chỗ sai rồi h/d HS sửa lại (hát mẫu lại những chỗ cần thiết).
+ Hướng dẫn HS tập các câu tiếp theo tương tự.
+ Yêu cầu HS hát nối các câu hát và toàn bộ bài hát.
+ Hướng dẫn HS sửa những chỗ hát còn chưa đạt.
* Hoạt động 3 : Hát kết hợp gõ đệm
+ Hát mẫu kết hợp gõ đệm theo nhịp (L1), phách (L2).
Lời 1: Ai bảo Mỹ Tho là cô gái đẹp, hay bảo Mỹ Tho ấy lại là nàg tiên. Đẹp vì sông nước cây xanh, đẹp vì phong cảnh hữu tình, nên thơ. Trai gái sống bên nhau đang đong tràn mơ ước rẽ sóng thuyền ai buông câu lý điệu hò. Lý sao ta lý lúa vàng trĩu bông. Hò sao ta hò mến thương. Đợi chờ.
+ Yêu cầu HS hát kết hợp gõ đệm.
+ Hướng dẫn HS tập hát đúng nhịp độ. Thể hiện nhịp điệu sôi nổi, tươi vui và tha thiết của bài hát.
+ Yêu cầu HS trình bày bài hát theo nhóm.
- Cả lớp .
ÔN: DÀN ĐỒNG CA MÙA HẠ-NGHE NHẠC
- Cả lớp hát kết hợp gõ đệm.
HỌC HÁT BÀI: MỸ THO
- Quan sát, lắng nghe.
- Lắng nghe .
- Cả lớp đọc theo tiết tấu.
- Thực hiện theo yêu cầu của gv .
- Hát hoà theo. Tập lấy hơi .
- 1, 2 HS thực hiện .
- Thực hiện sửa chỗ sai .
- Thực hiện theo yêu cầu của gv .
- Cả lớp cùng hát .
- Cả lớp thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- Lắng nghe và thực hiện theo.
Lời 2: Ai bảo Mỹ Tho là cô gái đẹp, hay bảo Mỹ Tho ấy lại là nàg tiên. Đẹp ngàn gương sáng trung trinh, giữ gìn cuộc sống cho đời đơm hoa. Sông nước Cửu Long Giang nuôi bao nguồn tôm cá rẽ sóng thuyền ai đang tung lưới sớm chiều. Sóng ru em bé giấc ngủ bình yên. Lời ca ân tình lứa đôi. Hẹn hò. Ngàn phương khách đến rồi đi không nỡ. Như vương vấn duyên tình với Mỹ Tho.
- Hát cả bài kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách .
- Thực hiện theo yêu cầu của GV .
- Từng nhóm tiếp nối lên trình bày kết hợp gõ đệm.
* Hoạt động 4 : Củng cố:
- Bài hát có hình ảnh,âm thanh nào em thấy quen thuộc? Em thích câu hát, nét nhạc nào?
- Trình bày bài hát theo nhóm + gõ đệm: Lần 1 (nhịp), Lần 2 (phách).
*Tổng kết đánh giá tiết học: - Nhận xét – Tuyên dương. Học thuộc lời ca, tìm động tác vận động.- Chuẩn bị bài sau: Ôn tập và kiểm tra 2 bài hát: Tre ngà bên Lăng Bác, Màu xanh quê hương – Ôn TĐN số 6
KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn: MĨ THUẬT Tuần: 32
ò Ngày soạn: 05/04/2014 Tiết: 32
ò Ngày dạy : 23/04/2010 Giáo viên : Trương Dũng Sĩ
ò Tên bài dạy: VẼ THEO MẪU: VẼ TĨNH VẬT (Vẽ màu )
I. MỤC TIÊU:
- HS biết cách quan sát, so sánh và nhận ra đặc điểm của mẫu.
- Rèn luyện kĩ năng vẽ theo mẫu, vẽ được hình và màu theo cảm nhận riêng.
- HS yêu thích và cảm nhận vẻ đẹp của tranh tĩnh vật.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Một số mẫu lọ, hoa và quả ; một số tranh vẽ tĩnh vật của các hoạ sĩ và HS năm trước.
- Học sinh: Sưu tầm tranh vẽ tĩnh vật của hoạ sĩ, của thiếu nhi ; giấy vẽ, dụng cụ vẽ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
* Họat động 1: Khởi động
- Ổn định: Hát “Dàn đồng ca mùa hạ”
- Kiểm tra kiến thức cũ:
+ Kiểm tra vở thực hành vẽ đề tài Ước mơ và nhận xét: các bố cục ; cách vẽ các mảng, hình ; cách vẽ màu, xếp loại.+ Nhận xét – xếp loại.
- Bài mới:
* Họat động 2: Cung cấp kiến thức mới.
- Mục đích 1: Quan sát – nhận xét.
- Hình thức tổ chức: Cá nhân, cả lớp.
- Nội dung:
+ Cho HS quan sát một số tranh tĩnh vật đã chuẩn bị sẵn. Phân tích để HS nhận biết thế nào là tranh tĩnh vật:
Tranh vẽ các đồ vật ở trạng thái tĩnh.
Tĩnh vật màu.
Tĩnh vật đen trắng.
+ Cho HS bày mẫu theo nhóm, chọn cách bố cục đẹp và nhận xét. Hướng HS tập trung quan sát cách vẽ màu của khung hình chung và từng vật mẫu. Lưu ý HS: Khi quan sát vật mẫu ở các góc độ khác nhau thì hình vẽ sẽ thay đổi theo hướng quan sát.
- Mục đích 2: Cách vẽ.
- Hình thức tổ chức: Cá nhân, cả lớp.
- Nội dung:
+ Cho HS quan sát hình gợi ý.
+ Gọi vài HS nhắc cách vẽ đã học ở bài trước.
+ Lưu ý HS: Bài vẽ màu cuối cùng của bài VTM nên cần QS kĩ cách vẽ màu của từng mảng, của từng vật mẫu.
- Mục đích 3: Thực hành.
- Hình thức tổ chức: Cá nhân, nhóm, cả lớp.
- Nội dung:
+ Cho HS thực hành theo nhóm hoặc cá nhân.
+ QS chung HS và nhắc nhở các nhóm cách vẽ màu (hoặc chọn màu giấy xé dán) cho bức tranh của mình cho phù hợp và đẹp.
+ Yêu cầu HS kết thúc bài thực hành.
* Họat động 3: Củng cố -Đánh giá sản phẩm
+ Cho HS trưng bày sản phẩm
+ Gợi ý HS đánh giá theo các mặt: các bố cục ; cách vẽ các mảng, hình ; cách , vẽ màuxếp loại.
- Cả lớp.
VẼ TRANH: ĐỀ TÀI ƯỚC MƠ
-Nộp bài tập về nhà và lắng nghe nhận xét của GV.
VẼ THEO MẪU: VẼ TĨNH VẬT (Vẽ màu )
- Quan sát (vị trí, chiều cao, hình dáng, màu sắc riêng và chung của vật mẫu).
+ Vẽ lọ, hoa và quả,… ở trạng thái không chuyển động.
+ Vẽ bằng các màu sắc phong phú.
+ Vẽ với hai màu đen trắng.
- Chọn cách trình bày mẫu đẹp và nhận xét theo cảm nhận riêng.
- Lắng nghe để thực hiện.
- QS hình vẽ gợi ý. Trả lời các bước tiến hành: Xác định khung hình chung và khung hình riêng của từng vật mẫu. Tìm tỉ lệ của vật mẫu và phác khung hình. Vẽ màu.
- 1 nhóm vẽ bảng, 1 – 2 nhóm xé dán tranh, các nhóm còn lại vẽ vào khổ giấy A 4 (hoặc vẽ cá nhân).
- Hoàn thành bài vẽ hoặc xé dán.
- Trưng bày sản phẩm của cá nhân, nhóm.
- Tham gia nhận xét, xếp loại bài vẽ.
* Tổng kết đánh giá tiết học: Nhận xét – Tuyên dương. Dặn dò:Hoàn thành tiếp bài vẽ, sưu tầm tranh ảnh về các trại hè. CB : VTT: Trang trí cổng trại hoặc lều trại thiếu nhi.
KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn: KĨ THUẬT Tuần: 32
ò Ngày soạn: 05/04/2014 Tiết: 32
ò Ngày dạy : 22/04/2010 Giáo viên : Trương Dũng Sĩ
ò Tên bài dạy: LẮP RÔ – BỐT (TIẾT 3)
I. MỤC TIÊU:
Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp rô-bốt.
Lắp từng bộ phận và lắp ráp rô-bốt đúng kĩ thuật, đúng qui trình.
Rèn luyện tính cẩn thận khi thao tác lắp, tháo các chi tiết của rô-bốt.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Mẫu rô-bốt đã lắp sẵn, bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
Học sinh: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật, xem trước bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
* Hoạt động 1: Khởi động - Ổn định: Hát.
- Kiểm tra kiến thức cũ:
+ Để lắp được rô-bốt, em cần mấy bộ phận ? Hãy kể tên các bộ phận đó?
+ Nêu cách tháo rời các chi tiết và sau khi tháo em cần phải làm gì ?
+ Nhận xét , khen ngợi HS trả lời đúng .
- Bài mới:
* Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới.
- Mục đích : Lắp được rô-bốt đúng kĩ thuật
- Hình thức tổ chức: Cá nhân, nhóm, cả lớp.
- Nội dung: Thực hành lắp rô-bốt
a) Chọn chi tiết .
+ Y/c HS chọn đúng, đủ các chi tiết và để riêng từng loại.
+ Theo dõi, kiểm tra các nhóm.
b) Lắp từng bộ phận.
- Yêu cầu HS đọc nội dung ghi nhớ ở SGK.
- Yêu cầu HS quan sát kĩ các hình và đọc nội dung từng bước lắp trong SGK.
- Yêu cầu HS thực hành lắp rô-bốt. Lưu ý :
+ Lắp chân rô-bốt là chi tiết khó lắp, vì vậy khi lắp cần chú ý vị trí trên, dưới của thanh chữ U dài. Khi lắp chấn vào tấm nhỏ hoặc lắp thanh đỡ thân rô-bốt cần lắp các ốc, vít ở phía trong trước, phía ngoài sau.
+ Lắp tay rô-bốt phải quan sát kĩ H5a, chú ý lắp 2 tay đối nhau. Lắp đầu rô-bốt cần chú ý vị trí thanh chữ U ngắn và thanh thẳng 5 lỗ phải vuông góc nhau.
- Theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng.
c) Lắp ráp rô-bốt: (H.1-SGK)
- Yêu cầu HS lắp ráp theo các bước trong SGK . Lưu ý :
+ Khi lắp thân rô-bốt vào giá đỡ thân cần phải lắp cùng với tấm tam giác.
- Theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng.
* Hoạt động 3: Củng cố - Đánh giá sản phẩm.
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm .
- Nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm theo mục III SGK
- Nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS theo các mức :
Hoàn thành (A+)
Hoàn thành (A)
Chưa hoàn thành (B) .
- Nhắc HS tháo các chi tiết, xếp đúng vào vị trí các ngăn .
- Cả lớp.
LẮP RÔ – BỐT (TIẾT 2)
- Trả lời
- Lớp nhận xét
LẮP RÔ – BỐT (TIẾT 3)
- HS chọn và xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chi tiết.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi.
- HS quan sát và chọn các chi tiết để lắp.
- HS thực hành.
- HS thực hành theo các bước lắp.
- Các nhóm trưng bày sản phẩm.
- Cả lớp tham gia đánh giá sản phẩm.
- HS tháo rời các chi tiết, xếp gọn vào hộp.
* Tổng kết đánh giá tiết học: Nhận xét tiết học, khen ngợi HS hoàn thành sản phẩm đảm bảo yêu cầu kĩ thuật . Tổng kết môn học.
File đính kèm:
- GA 5 TUAN 32 DS.doc