Giáo án Lớp 5 Tuần 31 Trường TH Cao Bá Quát

I. Mục tiêu:

 - Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung và tính cách của nhân vật.

 - Hiểu nội dung : Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng.

 - Trả lời được các câu hỏi trong SGK.

 - Rèn kĩ năng sống cho HS : Kĩ năng ra quyết định.

II. Chuẩn bị: Bảng phụ - tranh trong SGK phóng to.

 

doc37 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1397 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 31 Trường TH Cao Bá Quát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
************************ Luyện từ và câu ( Tiết 62) Ôn tập về dấu câu ( Dấu phẩy) I. Mục tiêu: - Nắm được tác dụng của dấu phẩy . - Biết phân tích chỗ sai trong cách dùng dấu phẩy, biết sửa. II. Chuẩn bị: Bảng phụ - Sgk III. Hoạt động dạy học; 1. Khởi động: HS hát. + Dấu phẩy có những tác dụng gì? - HS trả lời, cho VD. Lớp nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, ghi điểm. - GV nhận xét chung. 2. Bài mới: Ôn tập về dấu câu ( Dấu phẩy). - GV giới thiệu bài. Hoạt động 1 : Củng cố tác dụng của dấu phẩy. * Mục tiêu: Nắm được tác dụng của dấu phẩy . * Cách tiến hành: Bài 1: HS nắm tác dụng của dấu phẩy - 1 HS đọc yêu cầu bài tập. Lớp đọc thầm. - HS nhắc lại tác dụng của dấu phẩy. - Lớp làm vào VBT. 1 HS làm bảng phụ. - HS trình bày bài làm. Lớp nhận xét, bổ sung. - GV chốt đáp án đúng: + Ngăn cách TN với CN và VN, Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu: Trong tà áo dài, hình ảnh người phụ nữ Việt nam như đẹp hơn, tự nhiên, mềm mại và thanh thoát hơn. + Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu: Chiếc áo dài tân thời là sự kết hợp hài hoà giữa phong cách dân tộc với phong cách phương Tây hiện đại, trẻ trung. + Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ: Từ những năm 30 của thế kỉ XX, chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến dần thành chiếc áo dài tân thời. + Ngăn cách các vế câu trong câu ghép: Những đợt sóng khủng khiếp phá thủng thân tàu, nước phun vào khoang như vòi rồng. Con tàu chìm dần, nước ngập các bao lơn ð Tác dụng của dấu phẩy: Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ, vị ngữ, các vế câu trong câu ghép, các bộ phận cùng chức vụ. Hoạt động 2: Rèn kĩ năng điền dấu phẩy. * Mục tiêu: HS biết phân tích chỗ sai trong cách dùng dấu phẩy, biết sửa lại. * Cách tiến hành: Bài 2: HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm mẫu chuyện. - HS thảo luận nhóm đôi làm vào nháp. - Đại diện nhóm trình bày bài làm, các nhóm khác nhận xét bổ sung. - GV chốt: Lời phê của xã: Bò cày không được thịt. Bò cày không không được, thịt. Bò cày, không được thịt. + Khi dùng sai dấu phẩy ảnh hưởng gì đến nội dung câu văn? ð Việc dùng sai dấu phẩy khi viết văn bản có thể dẫn đến những hiểu lầm rất tai hại như câu chuyện trên là một ví dụ. Bài 3: Rèn kĩ năng đặt dấu phẩy đúng vị trí. - HS đọc yêu câu bài tập. - HS lưu ý HS đoạn văn trên có 3 dấu phẩy bị sai vị trí, các em phải phát hiện và sửa lại 3 dấu phẩy đó. - HS đọc thầm lại đoạn văn làm vào vở. - HS lần lượt trình bày bài làm của mình. - Lớp nhận xét, bổ sung. - GV chốt đưa ra đáp án đúng. Đáp án đã sửa: Sách ghi – nét ghi nhận chị Ca – rôn là người phụ nữ nặng nhất hành tinh. ( Bỏ 1 dấu phẩy dùng thừa ) Cuối mùa hè năm 1994, chị phải đến cấp cứu tại một bệnh viện ở thành phố phơ – lin, bang Mi – chi – gân, nước Mĩ. ( đặt lại vị trí 1 dấu phẩy ) Để có thể đưa chị đến bệnh viện, người ta phải nhờ sự giúp đỡ của 22 nhân viên cứu hoả. ( đặt lại vị trí 1 dấu phẩy ) Liên hệ: Cần xác định đúng nội dung câu văn thì sẽ điền dấu đúng 3. Củng cố, dặn dò: + Nêu tác dụng của dấu phẩy? - Nhận xét tiết học. * Hoạt động nối tiếp: HS quan sát hoạt động của một người bạn trong giờ ra chơi để viết đoạn văn tả hoạt động của bạn. - Chuẩn bị bài : Ôn tập về dấu câu ( dấu phẩy ) Rút kinh nghiệm: Thứ sáu, ngày 14 tháng 4 năm 2012 Toán ( Tiết 155 ) Phép chia I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết thực hiện phép chia các số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng trong tính nhẩm. II. Chuẩn bị: Bảng phụ – Bảng con III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS hát. - HS làm bài vào nháp + bảng lớp. Bài tập: Tính bằng cách nhanh nhất. a. 1,37 x 7 + 1,37 x 2 + 1,37 b. 7,81 + 2,19 + 28,12 - GV nhận xét chung. 2. Bài mới: Phép chia. - GV giới thiệu bài. Hoạt động 1: Củng cố các tính chất của phép chia. * Mục tiêu: Củng cố các tính chất của phép chia. * Cách tiến hành: -HS lên bảng ghi công thức tổng quát của phép chia: a : b = c - HS nêu tên các thành phần trong phép chia? + Nêu các tính chất của phép chia ? - HS lấy ví dụ về các tính chất của phép chia. + Lập phép chia có dư dưới dạng tổng quát ? Nêu điều kiện của số dư ? - Lấy ví dụ – Nêu cách thử lại. ð Phép chia có các tính chất: a : 1 = a ; a : a = 1 ( a ≠ 0) ; 0 : b = 0 ( b ≠ 0) ; a : b = c ( dư r ) ( 0 < r < b) . Hoạt động 2: Thực hành. * Mục tiêu: Biết thực hiện phép chia các số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng trong tính nhẩm. * Cách tiến hành: Bài 1: Củng cố phép chia. - HS đọc yêu cầu bài. Lớp đọc thầm. - HS làm bảng con - Nêu cách thử lại Đáp án: a. 256 b. 21,7 4,5 Bài 2: Rèn cách chia phân số. - HS đọc yêu cầu bài. Lớp đọc thầm. Làm bảng vở. Nêu cách thử lại. a. b. Bài 3: Củng cố cách chia nhẩm. + Nhắc lại cách chia nhẫm với 0,1 ; 0,01; 0,5 ; 0, 25 ? + Nhắc lại cách nhân nhẫm với 10, 100, 1000, 4, 2? HS tham gia trò chơi “ Bắn tên” a) 25 : 0,1 = 250 b) 11 : 0,25 = 44 48 : 0,01 = 4800 11 x 4 = 44 25 x 10 = 250 125: 0,25 = 500 48 x 100 = 4800 75 : 0,5 = 15,0 72 : 0,01 = 7200 32 : 0,5 = 64 95 : 0,1 = 950 32 x 2 = 64 ð Cách chia nhẩm với 0,1 ; 0,01 bằng số đó nhân với 10 , 100 Một số chia cho 0,25 , 0, 5 bằng số đó nhân với 4 , 2 . Bài 4: Củng cố tính chất một tổng chia cho một số. Làm nháp . 2 HS làm bảng phụ. HS trình bày bài làm. Lớp nhận xét, bổ sung. HS sửa bài đổi vở soát bài. a) Cách 1: Cách 2: b) Cách 1: (6,24 + 1,26): 0,75 = 7,50 : 0,75 = 10 Cách 2: ( 6,24 + 1,26 ) : 0,75 = 6,24 : 0,75 + 1,26 : 0,75 = 8,32 + 1,68 = 10 ð ( a + b ) : c = a : c + b : c 3. Củng cố, dặn dò : - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài : Luyện tập. Rút kinh nghiệm: ******************************* Chiều : Ôn Luyện toán ( Tiết 93 ) I. Mục tiêu: - Rèn kĩ năng đổi đơn vị đo. - Vận dụng tính chất của phép nhân, cộng để tính nhanh. - Rèn kĩ năng giải toán có lời văn: Toán chuyển động, toán tỉ sồ phần trăm. II. Chuẩn bị đồ dùng: Bảng con, bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS hát 2. Bài mới: Hoạt động 1: Rèn kĩ năng đổi đơn vị đo. Tính nhanh * Mục tiêu: Rèn kĩ năng đổi đơn vị đo. Vận dụng tính chất để tính nhanh. * Cách tiến hành: Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm a. 5 tấn 950 kg =……..tấn b. 90 phút = …..giờ ….phút c. 2 m3 43 dm3 = …..m3 d. 12 m2 37 dm2 = …..m2 e. 7523 m =….km….m - HS làm bài vào nháp. - HS tham gia chơi trò chơi “ Đố bạn” + Hai đơn vị đo thể tích ( đo diện tích ) hơn kém nhau bao nhiêu lần ? + 2 đơn vị đo khối lượng ( đo độ dài ) hơn kém nhau bao nhiêu lần? Bài 2: Tính nhanh : 3,456 x 1,9 + 3,456 x 98,1 - HS làm bài vào vở + bảng phụ. - HS sửa bài. Hoạt động 3: Rèn kĩ năng giải toán có lời văn. * Mục tiêu: Rèn kĩ năng giải toán có lời văn: Toán chuển động, toán tỉ sồ phần trăm * Cách tiến hành: - HS làm bài theo nhóm đối tượng : HSKG làm bài 3. HSTB – Y làm bài 2 Bài 3: Một người đi xe máy từ A đến B với vận tốc 45 km/giờ. Cùng lúc đó một ô tô đi từ B đến A với vận tốc 60 km/ giờ. Hỏi: Sau mấy giờ ô tô và xe máy gặp nhau biết quãng đương AB dài 126 km. Chỗ gặp nhau cách B bao nhiêu km. - HS xác định dạng toán. - HS làm bài vào vở. Giải Thời gian ô tô và xe máy gặp nhau. 126 : ( 60 + 45 ) = 1, 2 giờ Chỗ gặp nhau cách B. 60 x 1,2 = 72 ( km ) Đáp số : a. 1,2 giờ b. 72 km => t = s : ( v1 + v2 ) Bài 4 : Một người mua một đàn gà, trong đó số gà trống bằng 75 % số gà mái. Nếu người đó mua them 36 con gà trống thì số gà trống bằng 90% số gà mái. Hỏi lúc đầu người đó nuôi bao nhiêu con gà mỗi loại. ( HSKG ) Giải Số gà trống mua thêm so với số gà mái thì bằng: 90% - 75% = 15 % ( số gà mái ) Vậy 36 con gà trống bằng 15% số gà mái. Số gà mái là: 36 : 15 x 100 = 240 ( con ) Số gà trống ban đầu là: 240 : 100 x 75 = 180 ( con ) Đáp số : 240 con, 180 con 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. Rút kinh nghiệm: ******************************* Ôn Luyện Tiếng việt ( Tiết 93 ) I. Mục tiêu: - Rèn kĩ năng viết đoạn văn tả người. II. Chuẩn bị đồ dùng: Bảng phụ. Kết quả quan sát ở nhà. III. Các hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS hát 2. Bài mới: Hoạt động 1: * Mục tiêu: * Cách tiến hành: Hoạt động 2: Rèn kĩ năng viết văn. * Mục tiêu: HS viết được đoạn văn tả người * Cách tiến hành: Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn tả hình dáng ( hoạt động ) của một cố giáo đã để lại cho em nhiều ấn tượng. - HS đọc đề, xác định yêu cầu đề. GV gạch chân những từ cần chú ý. - GV kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của HS. - HS trình bày miệng kết quả quan sát. - HS làm bài vào vở + bảng phụ. - HS trình bày bài làm. Lớp dựa vào tiêu chí đánh giá bài làm. * Tiêu chí: + Đoạn văn có câu mở đoạn, câu kết đoạn. + Đoạn văn nêu được đủ, đúng và sinh động những đặc điểm tiêu biểu về ngoại hình ( hoạt động) của cô giáo. Nhiều hình ảnh gợi tả. +Ý sắp xếp hợp lí. + Dùng từ miêu tả chính xác, phù hợp. + Câu văn đúng ngữ pháp. + Thể hiện được tình cảm của em với cô giáo. - HS dưới lớp trình bày bài làm. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. Rút kinh nghiệm: ******************************* SINH HOẠT LỚP TUẦN 31 I. Mục tiêu: - Ổn định nề nếp lớp. - Tổng kết tuần 31 và phát động thi đua tuần 32. - Giúp HS rèn kĩ năng đổi đơn vị đo. II. Các hoạt động tổ chức: Hoạt động 1: Tổng kết, đánh giá: * Mục tiêu: Ổn định nề nếp lớp.Tổng kết tuần 31 và phát động thi đua tuần 32 * Cách tiến hành: 1. Tổ báo cáo. - Nhận xét, đánh giá từng thành viên trong tổ. Tổ 1: Tổ 2: Tổ 3: 2. GV nhận xét: * Ưu điểm: ……………………………………………………………………… * Tồn tại: ……………………………………………………………………... + Biện pháp: …………………………………………………………………….. + Tuyên dương: + Phê bình: 3. Phát động thi đua tuần 32: Hoạt động 2: Vui chơi: * Mục tiêu: Giúp HS rèn kĩ năng đổi đơn vị đo. * Cách tiến hành: Bài tập: Viết số thích hợp vào chỗ chấm. a. 2,5 ngày = ……giờ = ……..phút b. 7,21 km = ……m c. 3,81m3 = ……dm3 d. hm2 = ……km2 e. 3 tấn 281 kg =……tấn g. giờ =……phút - HS thực hiện tính nhanh ra nháp. - HS tham gia trò chơi “ Tiếp sức ” * Tổng kết – đánh giá.

File đính kèm:

  • doc31.doc