Giáo án Lớp 5 Tuần 31 - Phạm Thị Dung Trường tiểu học Nguyệt Ấn 1

I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

 - Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung và tính cách của nhân vật

 - Hiểu các từ ngữ trong bài, diễn biến của câu chuyện .

 Hiểu nội dung bài : Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng ( TRả lời được câu hỏi SGK).

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 GV: Tranh minh họa bài đọc SGK .

 

doc18 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1306 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 31 - Phạm Thị Dung Trường tiểu học Nguyệt Ấn 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o HS yếu III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1/ Bài cũ : 2/ Bài mới: Giới thiệu bài ( Dùng lời ) * HĐ2: Hướng dẫn HS ôn tập +Bài 1: SGK. - 1HS nêu yêu cầu bài tập. - 1HS khá nêu cách thực hiện chuyển đổi thành phép nhân . - HS làm bài cá nhân, 3 HS lên bảng làm bài (GV quan tâm HS yếu ) - HS , GV nhận xét kết quả đúng . KL: Củng cố về ý nghĩa của phép nhân +Bài 2: SGK - HS nêu yêu cầu bài tập. - HS làm việc cá nhân, 2 Học sinh khá, giỏi lên bảng làm ( GV quan tâm HS yếu ). - HS , GV nhận xét chốt lại kết quả đúng . KL: Rèn kĩ năng vận dụng phép nhân ,phép cộng để tính giá trị biểu thức . +Bài 3: SGK. - HS đọc yêu cầu bài 3. - GV gợi ý cách làm cho HS - GV cho HS trao đổi theo cặp đôi để làm bài , 1 HS khá lên bảng làm bài . - HS , GV nhận xét chốt lại lời giải đúng . KL: Rèn kĩ năng giải toán cho HS . +Bài 4 : ( HS K- G) KL: Rèn kĩ năng giải toán cho HS 3/ Củng cố- dặn dò: - GV hệ thống lại kiến thức toàn bài . - Dặn HS về nhà làm BT ở vở BT. Khoa học môi trường I/ Mục tiêu: HS biết : - Khái niệm ban đầu về môi trường - Nêu một số thành phần của môi trường địa phương nơi HS sống II/ Đồ dùng dạy học GV : Thông tin và hình trang 128 , 129 SGK III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu 1/ Bài cũ: 2/ Bài mới: Giới thiệu bài(dùng lời). *HĐ1:Môi trường là gì ? Mục tiêu: Hình thành cho HS khái niệm ban đầu về môi trường Cách tiến hành: - GV chia lớp thành 6 nhóm . YC các nhóm đọc thông tin,quan sát hìnhvà làm bài tập theo yêu cầu ở mục thực hành trang 128 - Các nhóm tiến hành làm việc dưới sự điều khiển của nhóm trưởng - GV theo giõi giúp đỡ từng nhóm GV gọi đại diện các nhóm nêu kết quả . HS và GV nhận xét bổ sung KL: Môi trường là tất cả những gì có xung quanh chúng ta ; Những gì có trên Trái Đất hoặc những gì tác động trên Trái Đất này . Trong đó có những yếu tố cần thiết cho sự sống .Có thể phân biệt : Môi trường tự nhiên ( Mặt trời, khí quyển, đồi,núi, cao nguyên ...) và môi trường nhân tạo ( làng mạc, thành phố, nhà máy, công trường ...) *HĐ2: Một số thành phần của môi trường địa phương Mục tiêu: HS nêu được một số thành phần của môi trường địa phương nơi HS sống Cách tiến hành: - GV cho cả lớp thảo luận câu hỏi : + Bạn sống ở đâu, làng quê hay đô thị? + Hãy nêu một số thành phần của môi trường nơi bạn sống. - GV gọi lần lượt HS trả lời HS và GV nhận xét chung về thành phần của môi trường địa phương . KL : Để có một sức khỏe tốt mỗi chúng ta phải tham gia bảo vệ môi trường bằng cách : Giữ vệ sinh tại gia đình mình, vệ sinh đường làng ngõ xóm, không chặt phá rừng bừa bãi , tuyên truyền mọi người cùng tham gia bảo vệ môi trường ... 3/Củng cố – Dặn dò: - HS trung bình , yếu nhắc laị nội dung bài học HS khá ,giỏi liên hệ thực tế. - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau. Địa lí Địa lí địa phương ( Đã dạy lồng ở các tiết học trước ) Thứ 6 ngày 9 tháng 4 năm 2010 Toán phép chia I/ Mục tiêu: Giúp HS: -Biết thực hiện phép chia các số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng trong tính nhẩm . - Các bài tập cần làm: BT1,2,3,4( HS K-G) II/ Đồ dùng dạy học III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1/ Bài cũ : 2/ Bài mới: Giới thiệu bài ( Dùng lời ) * HĐ1: Hướng dẫn HS ôn tập về tính chia a/ Trường hợp chia hết GV viết lên bảng phép chia : a : b = c YC học sinh nêu các thành phần trong phép chia ( HS khá , giỏi nêu ) HS và GV nhận xét chốt lại : a gọi là số bị chia ; b gọi là số chia ; c gọi là thương ? Hãy nêu tính chất của phép chia ( HS khá, giỏi nêu ) GV nhận xét chỉnh sửa lại các câu trả lời của HS cho chính xác . ( a:1 = a ; a: a =1 ( a khác 0 ) ; 0 : b = 0 ( b khác 0 ) ) b/ Trường hợp phép chia có dư GV viết phép chia lên bảng : a : b = c ( dư r ) HS nêu các thành phần trong phép chia này ( a gọi là SBC ; b gọi là số chia; c gọi là thương ; r gọi là số dư ) ? Trong trường hợp phép chia có dư số dư phải NTN so với số chia . ( HS khá, giỏi nêu : Số dư phải bé hơn số chia ) YC học sinh nêu cách thử lại phép chia có dư ( HS : lấy thương vừa tìm được nhân với số chia rồi cộng với số dư bằng số bị chia ) GVnhận xét các ý trả lời của HS sau đó chốt lại ( như SGK ) * HĐ2 : Thực hành +Bài 1: SGK - 1 HS nêu yêu cầu bài tập . GV gợi ý cách làm cho HS - HS làm việc cá nhân ( GV quan tâm HS yếu ) 4 HS lên bảng làm bài và giải thích cách làm của mình - HS , GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng. +Bài 2: SGK. - 1 HS đọc yêu cầu bài 2. cả lớp theo dõi. ? Muốn chia 1 phân số cho 1 phân số ta làm NTN .( HS khá nêu ) - HS làm bài cá nhân , 2 HS lên bảng làm ( GV quan tâm giúp đỡ HS yếu ). - HS , GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng . + Bài tập 3 : - 1 HS đọc yêu cầu bài 3. cả lớp theo dõi. - HS làm việc cá nhân , 4 HS khá, giỏi lên bảng làm nêu cách làm của mình. GV quan tâm giúp đỡ HS yếu. - HS , GV nhận xét, chốt lại cách làm đúng. - KL : Rèn kĩ năng chia nhẩm 1 số tự nhiên cho 0,1; 0,01; 0,001 0,25; 0,5và nhân nhẩm với 10; 100 ,... + Bài tập 4 : SGK( HS K- G). 3/ Củng cố dặn dò: - GV hệ thống kiến thức toàn bài. - Dặn HS về nhà làm BT ở vở BT. Luyện từ và câu ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy ) I/ Mục đích, yêu cầu: Nắm được ba tác dụng của dấu phẩy( BT1), biết phân tích và sửa những dấu phẩy dùng sai( BT2,3) II/ Đồ dùng dạy học. GV: Bảng phụ ghi 3 tác dụng của dấu phẩy - Bút dạ và 5 tờ giấy khổ to kẻ nội dung bài tập 2 và 3 III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu 1/ Bài cũ: 2/ Bài mới: Giới thiệu bài ( Dùng lời) * HĐ2: Hướng dẫn ôn tập + Bài tập 1 :Một HS đọc nội dung BT 1.Cả lớp theo dõi SGK GV gọi 1HS nói lại 3 tác dụng của dấu phẩy . GV treo bảng phụ đã ghi3 tác dụng của dấu phẩy ,gọi 2-3 HS nhìn bảng đọc lại . GV cho HS trao đổi theo cặp đôi để làm bài vào vở BT ( GV quan tâm HS yếu ) Cho 4 HS khá,giỏi làm bài vào giấy khổ to (GV đã CB )làm xong dán kết quả lên bảng HS trình bày kết quả GV gọi lần lượt HS nêu kết quả của mình HS và GV nhận xét chốt lại KQ đúng KL: Củng cố cho HS kĩ năng sử dụng dấy phẩy và nắm được tác dụng của dấu phẩy . +Bài tập 2:SGK - 2 HS đọc yêu cầu của bài tập Cả lớp đọc thầm lại mẩu chuyện vui GV dán 3 tờ phiếu đã chuẩn bị lên bảng để HS dễ hiểu YC của bài tập, gọi 3 HS khá lên bảng thi làm bài , dưới lớp làm vào vở - 3 HS trình bày kết quả . - HS, GV nhận xét chốt lời giải đúng. - 2,3 HS yếu ,TB nhắc lại kết quả đúng trên bảng . GVKL :Dùng sai dấu phẩy khi viết văn bản có thể dẫn đến những hiểu lầm rất tai hại . +Bài tập 3: SGK - 1 HS đọc yêu cầu của bài tập và mẫu chuyện. - GV dán 2 tờ giấy khổ to lên bảng , mời 2 HS khá,gỏi lên bảng làm ; dưới lớp làm vào vở( GV quan tâm HS yếu.) - HS, GV nhận xét chốt kết quả đúng. - 2,3HS (TB-Y) đọc lại đoạn văn đã sử dụng đúng dấu phẩy trên bảng . KL : Rèn cho HS có kĩ năng sửa dấu phẩy lại đúng vị trí trong 1 đoạn văn. * HĐ3: Củng cố – Dặn dò: - GV hệ thống kiến thức toàn bài. - Yêu cầu HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. Tập làm văn ôn tập về tả cảnh I/ Mục tiêu - Lập được dàn ý bài vưn miêu tả. - Trình bày miệng bài văn dựa vào dàn ý đã lập tương đối rã ràng. II/ Đồ dùng dạy học. GV:- Bảng phụ ghi sẵn 4 đề văn . Bảng nhóm để HS lập dàn ý 4 bài văn . III/ Các hoạt động dạy học. 1/Kiểm tra bài cũ: 2/Dạy bài mới: Giới thiệu bài ( dùng lời ). * HĐ1 : Hướng dẫn HS ôn tập - Giáo viên treo bảng phụ ghi 4đề văn. - 1-2 HS khá đọc lại 4đề văn trên bảng Bài tập1 : - Chọn đề bài - Một HS đọc nội dung bài tập1 . - GV gợi ý cho HS chọn 1 trong 4 cảnh đã nêu , nên chọn cảnh em đã thấy ,đã ngắm nhìn hoặc đã quen thuộc . GV mời HS nói đề bài các em chọn - Lập dàn ý 2 HS đọc gợi ý 1,2 trong SGK GV nhắc nhở HS cách lập dàn ý GV chia lớp thành 4 nhóm mỗi nhóm sẽ lập một dàn ý theo YC giao việc của GV( các nhóm thảo luận ghi kết quả vào bảng nhóm ) Đại diện các nhóm treo bài lên bảng và trình bày kết quả HS và GV nhận xét bổ sung để hoàn chỉnh các dàn ý HS tự sửa dàn ý của mình trên vở bài tập . Bài tập2 : 2 HS đọc YC của BT2 . GV cho HS làm việc theo nhóm 3 Dựa vào dàn ý đã lập, từng em trình bày miệng bài văn tả cảnh của mình trong nhóm - GV nhắc HS trình bày sát theo dàn ý,trình bày ngắn gọn, diễn đạt thành câu - Đại diện các nhóm thi trình bày dàn ý bài văn trước lớp HS và GV nhận xét bình chọn người trình bày hay nhất . 3/Củng cố dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS chuẩn bị bài học cho tiết T LV tuần sau . Kĩ thuật Lắp rô - bốt (Tiết 2, 3) Hoạt động 3. HS thực hành lắp rô- bốt a)Chọn chi tiết - HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và xếp từng loại vào nắp hộp. - GV kiểm tra HS chọn các chi tiết. b) Lắp từng bộ phận + Gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK để toàn lớp nắm vững quy trình lắp rô- bốt . + Yêu cầu HS phải quan sát kĩ các hình và nội dung của từng bước lắp trong SGK. - Trong quá trình HS thực hành lắp từng bộ phận, GV nhắc HS cần lưu ý 1 số điểm sau: + Lắp chân rô- bốt là chi tiết khó lắp, vì vậy khi lắp cần chú ý vị trí trên, dưới của thanh chữ U dài. Khi lắp chân vào tấm nhỏ hoặc lắp thanh đỡ thân rô- bốt cần lắp các ốc, vít ở phía trong trước, phía ngoài sau. + Lắp tay rô- bốt phải quan sát kĩ hình 5a (SGK) và chú ý lắp hai tay đối nhau. + Lắp đầu rô- bốt cần chú ý vị trí thanh chữ U ngắn và thanh thẳng 5 lỗ phải vuông góc nhau. - GV theo dõi và uốn nắn kịp thời những HS (hoặc nhóm )lắp còn sai hoặc lúng túng. c) Lắp ráp rô- bốt (H.1-SGK) - HS lắp ráp rô- bốt theo các bước trong SGK. - Nhắc HS chú ý khi lắp thân rô- bốt vào giá đỡ thân cần phải lắp cùng với tấm tam giác. - Nhắc HS kiểm tra sự nâng lên hạ xuống của tay rô- bốt. Hoạt động 4. Đánh gía sản phẩm - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm hoặc chỉ định một số em. - GV nêu những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm theo mục III (SGK). - Cử nhóm 2-3 HS dựa vào tiêu chuẩn để đánh giá sản phẩm của bạn. - GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS (cách đánh giá như ở các bài trên). - GV nhắc HS tháo rời các chi tiết và xếp đúng vào vị trí các ngăn trong hộp. IV – nhận xét – dặn dò Sinh hoạt tập thể

File đính kèm:

  • docTuan 31 - Dung NA1.doc
Giáo án liên quan