I. Mục tiêu:
Biết vận dụng kĩ năng cộng, trừ trong thực hành tính và giải toán.
II. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: (3 phút)
- GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học.
2. Luyện tập: (32phút)
Bài 1: HS tự làm bài rồi chữa bài.
Bài 2: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
27 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1159 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 31 Năm 2011 - 2012, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bài. Cũng cố cho HS cách tìm số hạng, số bị trừ chưa biết.
Bài 3: Cho SH tự đọc rồi giải bài toán:
Giải:
Diện tích đất trồng hoa là:
540,8 - 385,5 = 155,3 (ha)
Diện tích đất trồng lúa và đất trồng hoa là:
540,8 + 155,3 = 696,1 (ha)
Đáp số: 696,1 ha.
3. Cũng cố, dặn dò: (3phút)
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn ôn luyện ở nhà.
–––––––––––––––––––––––––––––
Tiết 3 Đạo đức
Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (T2)
I. Mục tiêu
- Kể được một vài tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và ở địa phương.
- Biết vì sao cần phảI bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Biết giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng.
* Kĩ năng sống: + Kĩ năng ra quyết định (biết ra quyết định đúng trong các tình huống để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên).
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh, ảnh, băng hình về tài nguyên thiên nhiên (Mỏ than, dầu mỏ, rừng cây ...
III.Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: (5 phút)
-Vì sao chúng ta cần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên?
-Chúng ta cần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên như thế nào?
-Các em đã làm được những công việc gì để góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên?
2. Bài mới: (25 phút)
*HĐ1: Trưng bày tranh.
- HS treo tranh của mình đã vẽ theo nhóm.
- HS đi vòng quanh xem tranh của nhau.
- HS giới thiệu bức tranh của mình trước lớp.
+ Trong tranh em vẽ gì?
+ Tại sao em vẽ như vậy?
+ Em mong muốn thực hiện điều gì,nói gì với mọi người qua bức tranh của mình?
*HĐ2: Báo cáo kết quả điều tra.
- HS báo cáo tìm hiểu về một tài nguyên thiên nhiên ở địa phương.
- Sau khi nghe bạn báo cáo về tài nguyên rừng ở địa phương,HS khác có thể hỏi bạn:
+ Rừng địa phương mình có những loại cây gì?
+ Rừng mang lại những lợi ích gì cho chúng ta?
+ Bạn có biết nhân dân ta đã biết bảo vệ rừng hay chưa?
- Chúng ta cần làm gì để góp phần bảo vệ những tài nguyên thiên nhiên ở địa phương mình?
*HĐ3: Bày tỏ thái độ.
- HS thảo luận theo cặp để hoàn thành bài tập 4,5.
- HS trình bày kết quả.Cả lớp nhận xét,bổ sung.
3. Củng cố dặn dò: (5 phút)
- Thực hiện việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên theo điều kiện và khả năng của mình
–––––––––––––––––––––––––––––
Tiết 4 Chính tả
Nghe - viết: tà áo dài việt nam
I. Mục tiêu:
- Nghe - Viết đúng chính tả bài "Tà áo dài Việt Nam".
- Viết hoa đúng tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương và kỉ niệm chương (BT2, BT3 a/b).
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ cho HS làm BT 2.
- Bảng phụ viết tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương và kỉ niệm chương ở BT3.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- HS làm lại BT 3. Đó là những huân chương như thế nào, dành tặng cho ai?
2. Bài mới: (25 phút)
a) Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu của tiết học.
b) HDHS nghe - viết:
- GV đọc bài chính tả "Tà áo dài Việt Nam". HS theo dõi SGK.
- HS đọc lại bài chính tả. Bài văn kể điều gì? (Đặc điểm của hai loại áo dài cổ truyền của phụ nữ Việt Nam. Từ những năm 30 của thế kỉ XX, chiếc áo dài cổ truyền đã được cải tiến thành chiếc áo dài tân thời).
- HS đọc thầm lại bài chính tả. GV nhắc các em những từ dễ viết sai và cách viết các chữ số (30, XX).
- GV đọc - HS chép.
- GV đọc - HS khảo bài.
- GV chấm, chữa 7 - 10 bài.
- GV nêu nhận xét chung.
c) HDHS làm bài tập chính tả:
Bài tập 2: HS đọc nội dung BT 2. Cả lớp theo dõi SGK.
- HS làm việc cá nhân, một số HS làm ở bảng phụ và lên trình bày.
- GV nhận xét xem có xếp đúng tên huy chương, danh hiệu, giải thưởng không? Viết hoa có đúng không?
a) Giải thưởng trong các kì thi văn hoá, văn nghệ, thể thao.
b) Danh hiệu dành cho các nghệ sĩ tài năng.
c) Danh hiệu dành cho cầu thủ, thủ môn bóng đá xuất sắc hàng năm.
- Giải nhất: Huy chương Vàng
- Giải nhì: Huy chương Bạc
- Giải ba: Huy chương Đồng
- Danh hiệu các quý nhất: Nghệ sĩ Nhân dân
- Danh hiệu cao quý: Nghệ sĩ Ưu tú
- Cầu thủ, thủ môn xuất sắc nhất: Đôi giày Vàng, Quả bóng Vàng.
- Cầu thủ, thủ môn xuất sắc: Đôi giày Bạc, Quả bóng Bạc
Bài tập 3: Một HS đọc nội dung BT3.
- Một HS đọc lại tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương và kỉ niệm chương được in nghiêng trong bài.
- Cả lớp sửa lại tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương và kỉ niệm chương.
- GV treo bảng phụ và mời các nhóm lên thi tiếp sức.
- GV cùng HS cả lớp nhận xét.
a) Nhà giáo Nhân dân; Nhà giáo Ưu tú; Kỉ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục; Kỉ niệm chương Vì sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam.
b) Huy chương Đồng, Giải nhất tuyệt đối; Huy chương Vàng, Giải nhất về thực nghiệm.
3. Cũng cố, dặn dò: (5 phút)
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà ghi nhớ cách viết tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương và kỉ niệm chương. HTL bài thơ Bầm ơi để viết chính tả.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Thứ ba, ngày 12tháng 04 năm 2011.
Tiết 1 Thể dục
môn thể thao tự chọn
I. Mục tiêu:
- Thực hiện được động tác tâng cầu và phát cầu bằng mu bàn chân.
- Biết cách đứng ném bóng vào rổ bằng hai tay trước ngực và bằng một tay trên vai. Các động tác có thể còn chưa ổn định.
- Biết cách chơi và tham gia trò chơi: ”Nhảy ô tiếp sứcc”
II. Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Còi, mỗi HS 1 quả cầu, kẻ sân xác định vị trí HS khi kiểm tra.
III. Nôi dung và phương pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu: 6 - 10 phút.
- Cán sự điều khiển lớp tập trung, GV nhận lớp, phổ biến nhanh nhiệm vụ, yêu cầu kiểm tra: 1 phút.
- Đi vòng tròn , hít thở sâu: 1 phút.
- Xoay các khớp cổ chân, gối, hông, vai, cổ tay: 1 - 2 phút.
* Ôn các động tác tay, chân, vặn mình, toàn thân, thăng bằng và nhảy của bài thể dục phát triển chung.
2. Phần cơ bản: 18 - 22 phút.
a) Kiểm tra môn thể thao tự chọn: 15 - 17 phút.
* Đá cầu:
* - Ôn tâng cầu bằng mu bàn chân: 2 - 3 phút. Đội hình tập theo sân.
* - Kiểm tra tâng cầu bằng mu bàn chân: 10 - 12 phút.
- HS tâng cầu và GV đánh giá theo 3 mức độ: Hoàn thành tốt, hoàn thành, chưa hoàn thành.
* Trò chơi: Nhảy ô tiếp sức: 4 - 5 phút.
3. Phần kết thúc: 4 - 6 phút.
- Đứng vỗ tay và hát một bài. GV nhắc HS hít thở sâu.
- GV cùng HS hệ thống lại bài học. 1 - 2 phút.
- Một số động tác hồi tĩnh: 1 phút.
- GV nhận xét đánh giá và giao bài về nhà: Tập đá cầu.
––––––––––––––––––––– Khoa học
ôn tập: thực vật và động vật
I. Mục tiêu:
Ôn tập về:
- Một số hoa thụ phấn nhờ gió và một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng
- Một số loài động vật đẻ trứng, một số loài động vật đẻ con.
- Một số hình thức sinh sản của thực vật và động vật thông qua một số đại diện.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình trang 124, 125, 126 SGK.
III. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: (5 phút)
- Nói những điều em biết về hổ?
- Nói những điều em biết về hươu?
- Tại sao khi hươu con mới được 20 ngày tuổi, hươu mẹ đã dạy con tập chạy?
2. Bài mới: (25 phút)
GV tổ chức dưới dạng trò chơi ai nhanh, ai đúng?
Gợi ý:
Bài 1: Đáp án đúng là: 1 - c; 2 - a; 3 - b; 4 - d.
Bài 2: Đáp án đúng là: 1 - Nhuỵ; 2 - Nhị.
Bài 3: Hình 2: Cây hoa hồng có hoa thụ phấn nhờ côn trùng.
Hình 3: Cây hoa hướng dương có hoa thụ phấn nhờ côn trùng.
Hình 4: Cây ngô có hoa thụ phấn nhờ gió.
Bài 4: Đáp án đúng là: 1 - e; 2 - d; 3 - a; 4 - b; 5 - c.
Bài 5: Những động vật đẻ con: Sư tử (H.5), hươu cao cổ (H.7).
Những động vật đẻ trứng: Chim cánh cụt (H.6), Cá vàng (H.8).
3. Cũng cố, dặn dò: (5 phút)
- GV hệ thống lại bài học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
–––––––––––––––––––––––––––––
Tiết 3 Mĩ thuật
Vẽ tranh: Đề tài Ước mơ của em.
I. Mục tiêu:
- HS hiểu nội dung đề tài.
- HS biết cách vẽ và vẽ được tranh theo ý thích.
- HS phát huy trí tưởng tượng khi vẽ tranh.
II. Đồ dùng:
- Sưu tầm tranh về đề tài ước mơ của em và các đề tài khác
- Hình gợi ý cách vẽ.
III. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: (3 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
2. Hướng dẫn HS các vẽ: (30 phút)
*HĐ1: Tìm chọn nội dung đề tài.
- GV giới thiệu một số bức tranh khác nhau ve gợi ý để HS tìm ra những tranh có nội dung về ước mơ.
- Một số HS nêu ước mơ của mình.
*HĐ2: Cách vẽ tranh.
- GV phân tích cách vẽ ở một vài bức tranh để HS thấy được sự đa dạng về cach thể hiện nội dung đề tài: cách chọn hình ảnh, cách bố cục, cách vẽ hình, cách vẽ màu...
- HS nhắc lại cách vẽ như những tiết trước.
*HĐ3: Thực hành.
*HĐ4: Nhận xét, đánh giá.
- GV cùng HS chọn một số bài vẽ, gợi ý các em nhận xét về: cách tìm chọn nội dung độc đáo, cách bố cục chặt chẽ, cân đối; cách vẽ hình ảnh chính phụ, cách vẽ màu...
- HS nhận xét,xếp loại theo cảm nhận riêng
- GV nhận xét chung tiết học.
3. Củng cố, dặn dò: (2 phút)
- Quan sát lọ hoa và quả.
- Chuẩn bị mẫu vẽ cho bài học sau.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––Tiết 1 Thể dục
môn thể thao tự chọn
Trò chơi: "Chuyển đồ vật"
I. Mục tiêu:
- Ôn tâng và phát cầu bằng mu bàn chân. Yêu cầu thực hiện tương đối đúng và nâng cao thành tích.
- Trò chơi: Chuyển đồ vật. (Lớp 3).
II. Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Còi, mỗi HS 1 quả cầu, kẻ sân, lưới cho HS đá cầu và chơi trò chơi.
III. Nôi dung và phương pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu: 6 - 10 phút.
- Cán sự điều khiển lớp tập trung, GV nhận lớp, phổ biến nhanh nhiệm vụ, yêu cầu bài học: 1 phút.
- Đi vòng tròn , hít thở sâu: 1 phút.
- Xoay các khớp cổ chân, gối, hông, vai, cổ tay: 1 - 2 phút.
* Ôn các động tác tay, chân, vặn mình, toàn thân, thăng bằng và nhảy của bài thể dục phát triển chung.
* Trò chơi khởi động: 1 - 2 phút.
* Kiểm tra những học sinh chưa hoàn thành trong giờ học trước.
2. Phần cơ bản: 18 - 22 phút.
a) Đá cầu: 14 - 16 phút.
* - Ôn tâng cầu bằng mu bàn chân: 2 - 3 phút. Đội hình tập theo sân.
* - Ôn phát cầu bằng mu bàn chân: 7 - 8 phút.
- Thi tâng cầu hoặc phát cầu bằng mu bàn chân. 4 - 5 phút.
* Trò chơi: Chuyển đồ vật: 5 - 6 phút.
3. Phần kết thúc: 4 - 6 phút.
- Đi thường theo 2 hàng dọc và hát một bài. GV nhắc HS hít thở sâu.
- GV cùng HS hệ thống lại bài học. 1 - 2 phút.
- Một số động tác hồi tĩnh: 1 phút.
- GV nhận xét đánh giá và giao bài về nhà: Tập đá cầu.
File đính kèm:
- GA lop 5 tuan 31.doc