Giáo án Lớp 5 Tuần 31, 32

I. Mục tiêu:

 Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung và tính cách nhân vật .

Hiểu nội dung : Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn đóng góp công sức cho cách mạng ( Trả lời đựoc câu hỏi trong SGK )

II. Chuẩn bị:

+ GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn một đoạn cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.

+ HS: Xem trước bài.

III. Các hoạt động:

 

doc61 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1483 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 31, 32, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: 20 = 10 (cm) Đáp số : 10 cm Rút kinh nghiệm: Địa lý DÂN CƯ VÀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ TỈNH TUYÊN QUANG (1 tiết) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức - Biết được một số đặc điểm chính về dân cư của tỉnh Tuyên Quang như: số dân, gia tăng dân số, phân bố dân cư và ảnh hưởng của đặc điểm dân cư đến sự phát triển kinh tế - xã hội. - Biết tên một số dân tộc ở tỉnh Tuyên Quang. - Biết được một số ngành nghề cơ bản của tỉnh Tuyên Quang. 2. Kĩ năng: Phân tích được bảng số liệu về số dân tỉnh Tuyên Quang. 3. Thái độ: Có tinh thần đoàn kết dân tộc, tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của người dân, có ý thức phát huy những truyền thống tốt đẹp của nhân dân địa phương. II. Đồ dùng, phương tiện - Bản đồ dân cư, dân tộc Việt Nam. - Tranh ảnh một số dân tộc ít người ở Tuyên Quang do học sinh sưu tầm. III. Hoạt động dạy học 1. Ổn định: HS hát 2. Bài cũ: - Nêu đặc điểm tự nhiên Tuyên Quang. 3. Bài mới: 3.1. Giới thiệu bài: 3.2.Hoạt động 1. Tìm hiểu đặc điểm dân cư tỉnh Tuyên Quang (10 phút). Bước 1: HS quan sát Bản đồ dân cư, bảng số liệu về dân số và thong tin, trả lời các câu hỏi sau: + Cho biết số dân từng năm ở tỉnh ta? + Nêu nhận xét về sự tăng dân số của tỉnh ta? + Hãy kể tên một số dân tộc ít người ở tỉnh ta? + Dân cư tỉnh ta tập trung đông đúc và thưa thớt ở những vùng nào? Bước 2: HS thảo luận. Bước 3: HS trình bày kết quả, GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời. - Dân số năm 2006 là 732.256 người, với 22 dân tộc. Một số dân tộc có số dân tương đối đông là: Tày, Dao, Cao Lan, HMông. Dân cư tập trung chủ yếu ở nông thôn trong các làng, bản (chiếm 90,6% dân số). Tỉ lệ dân thành thị thấp, chỉ chiếm 9,4% dân số, tập trung nhiều nhất ở thành phốTuyên Quang, sau đó là các thị trấn như Sơn Dương, Sông Lô, Tháng Mười, Tân Yên, Vĩnh Lộc, Na Hang. - GV có thể liên hệ với số dân của xã nơi HS đang sống. 3.3.Hoạt động 2. Kể tên một số ngành nghề kinh tế tỉnh Tuyên Quang (10 phút). - GV hướng dẫn học sinh hoạt động cá nhân. + Dựa vào phần thông tin, kể tên các ngành nghề có ở trong tỉnh. + Địa phương em có những ngành nghề gì? Hãy giới thiệu 1 ngành nghề mà em biết. Vì sao phát triển ngành này? GV tổ chức thảo luận chung cả lớp và kết luận. Tuyên Quang có các ngành nghề như: chăn nuôi, trồng trọt, trồng rừng, du lịch, mây giang đan, sản xuất đồ mộc… Tuyên Quang có tiềm năng để phát triển nghề trồng trọt và chăn nuôi do có địa hình đồi núi, diện tích đất rộng. Tuyên Quang cũng có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái, thủy điện... 3.4.Hoạt động 3. Trò chơi "Hướng dẫn viên du lịch nhỏ tuổi" (10 phút) - Chọn 2 HS thi làm "Hướng dẫn viên du lịch nhỏ tuổi" giới thiệu về một số đặc điểm chủ yếu về tự nhiên, thế mạnh về du lịch của tỉnh Tuyên Quang. Giới thiệu một số điểm du lịch sinh thái như: Thác Bản Ba (Chiêm Hóa), Hồ thủy điện Tuyên Quang (Na Hang)... - HS nhận xét, bình chọn "Hướng dẫn viên du lịch nhỏ tuổi" hay nhất. 4. Củng cố: - Cho HS trả lời câu hỏi đánh giá +. Năm 2006, tỉnh ta có bao nhiêu dân? Nêu tình hình tăng dân số của tỉnh, nguyên nhân? +. Tỉnh ta có bao nhiêu dân tộc? Hãy kể tên 5 dân tộc trong tỉnh mà em biết. +. Kể tên các ngành nghề có ở trong tỉnh. Địa phương em có những ngành nghề gì? Hãy giới thiệu 1 ngành nghề mà em biết. 5. Dặn dò: - Dặn ôn tập chuẩn bị cho tiết kiểm tra cuối năm. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn : 20 tháng 03 năm 2014 Ngày dạy : Thứ sáu ngày 25 tháng 04 năm 2014 Tiết : 256 K ể chuyện NHÀ VÔ ĐỊCH I Mục tiêu 1. Kiến thức: - Nắm được nội dung câu chuyện, hiểu ý nghiã câu chuyện. 2. Kĩ năng: - HS kể lại được từng đoạn câu chuyện Nhà vô địch bằng lời người kể, và bước đầu kể được toàn bộ câu chuyện bằng lời của nhân vật Tôm Chíp. Biết trao đổi với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. 3. Thái độ: - Giáo dục hs tính mạnh dạn trước mọi người . II. Đồ dùng dạy học Tranh minh họa trong SGK III. Các hoạt động dạy học 1. Ổn định: HS hát 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới 3.1, Giới thiệu bài 3.2, GV kể chuyện - GV kể lần lượt 1 lần - GV kể 2 lần ( Vùa kể vùa chỉ vào tranh minh học ) + Tranh 1: Các ban trong làng tổ chức thi nhảy xa. Chị Hà làm trọng tài, Hưng Tồ, Dũng Béo, và Tuấn Sứt đã nhày qua hố cát thành công. Tranh 2: Chị Hà gọi đến Tôm Chíp. Cậu rụt rè, bối rối. Bị các bạn trêu trọc, câu quyết định vào vị trí nhưng đến gần điểm đệm nhảy thì đứng sững lại. Tranh 3: Tôm Chíp quyết định nhảy lần thứ hai. Nhưng đến gần hổ nhảy, cậu bỗng quẹo sang bên, tiếp tục lao tới khiến mọi người cười ồ. Thì ra Tôm Chíp đã nhìn thấy một bé trai đang lăn theo bờ mương nên cậu lao đến , vọt qua kịp cứu đưa bé sắp rơi xuống nước. Tranh 4: Các ngạc nhiên vì Tôm Chíp đã nhảy được qua con mương rộng : thán phục tuyên bố chức vô địch thuộc về Tôm Chíp . 3.3, HS kể chuyện - HS kể chuyện - GV nhắc lại yêu cầu - Cho HS kể chuyện - GV nhận xét - HS kể chuyện ( bằng lời của nhân vật Tôm Chíp )+ Trao đối về ý nghĩa câu chuyện. GV giao việc : Các em phải đóng vai Tôm Chíp để kể. Khi kể phải xưng “ tôi” hoặc xưng “ mình”. - Cho HS kể chuyện - Cho HS thi kể - GV nhận xét + cùng lớp bình chọn HS kể hay + nêu đúng ý nghĩa câu chuyện. 4. Củng cố - Cho HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện. - Giáo dục hs tính mạnh dạn trước mọi người. - Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò - Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe ; đọc trước đề bài và các gợi ý của tiết kể chuyện tuần 33, nói về việc gia đình và nhà trường và xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em hoặc trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình… - Hs nghe - HS quan sát tranh + nghe. - 1 HS đọc yêu cầu 1 - HS quan sát tranh và xung phong lên kể. Mỗi em có thể kể nội dung của một tranh hoặc hai tranh. - Lớp nhận xét - 1 HS đọc lại yêu cầu 2 - HS kể chuyện theo cặp + trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - Đại diện các nhóm lên thi kể + nêu ý nghĩa câu chuyện. - Lớp nhận xét. - Câu chuyện khen ngợi Tôm Chíp dũng cảm, quên mình cứu người bị nạn; trong tình huống nguy hiểm đã bộ lộ phẩm chất đáng quý . Rút kinh nghiệm: Khoa học TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN I. Mục tiêu 1- KT: Hình thành khái niệm ban đầu về tài nguyên. 2- KN: Nêu được một số ví dụ và ích lợi của tài nguyên thiên nhiên. 3. Thái độ: - Giáo dục HS biết bảo vệ, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, năng lượng. II. Đồ dùng dạy học - Hình trang 130, 131 SGK - Phiếu học tập III. Các hoạt động dạy học 1. Ổn định: HS hát 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới 3.1. Giới thiệu bài 3.2. Hoạt động 1 : Quan sát và thảo luận * Mục tiêu : Hình thành hco HS khái niệm ban đàu về tài nguyên thiên nhiên - Cách tiến hành Bước 1: Làm việc theo nhóm + Tài nguyên thiên nhiên là gì ? + Xác định công dụng của mỗi tài nguyên đó? - Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận câu hỏi ? - Cả nhóm cùng quan sát hình trang 130, 131 SGK - Thư kí ghi vào phiếu( theo mẫu) Phiếu học tập Câu 1 : Tài nguyên thiên nhiên là gì ? ( xem mục bạn cần biết SGK) Câu 2: Hình Tài nguyên thiên nhiên Công dụng Hình 1 Gió Nước Dầu mỏ - Sử dụng năng lượng gió để chạy cối xay, máy phát điện, chạy thuyền buồm.... - Cung cấp cho hoạt động sống của người, thực vật , động vật. Năng lượng nước chảy được sử dụng trong các nhà máy thủy điện, được dùng để làm quay bánh xe nước đưa nước lên cao.... -( Xem mục dầu mỏ ở hình 3) Hình 2 Mặt trời Thực vật, động vật - Cung cấp ánh sáng và nhiệt cho sự sống trên trái đất. Cung cấp năng lượng mặt trời. - Tạo ra chuỗi thức ăn trong tự nhiên ( sự cân bằng sinh thái), duy trì sự sống trên trái đất. Hình 3 Dầu mỏ - Được dùng để chế tạo ra xăng , dầu hỏa dầu nhờn, nhựa đường, nước hoa, thuốc nhuộm , các chất làm ra tơ sợi tổng hợp. Hình 4 Vàng - Dùng để làm nguồn dự trữ cho các ngân sách của nhà nước, cá nhân... làm đồ trang sức, trang trí... Hình 5 Đất - Môi trường sống của thực vật, động vật và con người Hình 6 Than đá Cung cấp nhiên liệu cho đời sống và sản xuất điện trong các nhà máy nhiệt điện, chế tạo than cốc, khí than, nhựa đường, nước hoa, thuốc nhuộm, tơ sợi tổng hợp... Hình 7 Nước Môi trường của thực vật, động vật năng lượng nước chảy dùng cho nhà máy thủy điện.... 3.3. Hoạt động 2: Trò chơi “ Thi kể tên các tài nguyên thiên nhiên và công dụng của chúng” * Mục tiêu : HS kể được tên một số tài nguyên thiên nhiên và công dụng của chúng. Bước 1: - GV nêu tên trò chơi và hướng dẫn HS cách chơi. - Chia số HS tham gia chơi thành 2 đội có số người bằng nhau - 2 đội đứng thành 2 hàng dọc , cách bảng một khoảng cách như nhau - Khi GV hô “ bắt đầu” người đứng trên đầu của mỗi đội cầm phấn lên bảng viết tên một tài nguyên thiên nhiên , viết xong bạn đó đi xuống và đưa phấn cho bạn tiếp theo lên viết . - Trong cùng một thời gian đội nào viết được nhiều tên tài nguyên thiên nhiên và công dụng của các tài nguyên thiên nhiên đó là thắng cuộc. - HS còn lại sẽ cổ vũ cho 2 đội. Bước 2: - HS chơi như hướng dẫn - Kết thúc trò chơi GV tuyên dương đội thắng cuộc 4. Củng cố: - Cho HS đọc mục bạn cần biết. 5. Dặn dog: - học và chuẩn bị bài tới Rút kinh nghiệm: SINH HOẠT LỚP 1. Nhận xét chung hoạt động tuần 32 Lớp trưởng, tổ trưởng, chi đội trưởng nhận xét Lớp bổ sung GV nhận xét: *Ưu điểm: - Lớp duy trì được mọi nền nếp trong học tập, xếp hàng ra về ... - HS tích cực trong học tập - Trong lớp trật tự ,chú ý nghe giảng ,hăng hái phát biểu xây dựng bài . - Học bài và làm bài đầy đủ, đã tập trung vào việc chuẩn bị bài tốt . - Không có hiện tượng đánh chửi nhau, nói bậy ... - HS có ý thức giúp đỡ nhau trong học tập, mọi hoạt động khác - Khen: ............................................................................................................. *Nhược điểm: - Còn một số HS hay quên đồ dùng học tập, chuẩn bị bài chưa đầy đủ, chu đáo...lười học, trong lớp ít phát biểu xây dựng bài . Cụ thể là em .......................................................................................................... 2. Kế hoạch tuần 33 -Thực hiện tốt mọi kế hoạch nhà trường, đội đề ra - Duy trì mọi nền nếp. - Tăng cường giúp đỡ HS yếu bằng nhiều biện pháp

File đính kèm:

  • docLOP 5 TUAN 3132 CHUAN.doc