Giáo án Lớp 5 Tuần 30 Trường TH Cao Bá Quát

I. Mục tiêu

- HS đọc trôi chảy, biết ngắt nghỉ câu trong bài.

- Đọc diễn cảm toàn bài với giọng đọc phù hợp với nội dung mỗi đoạn.

 - HS có kĩ năng phát hiện các chi tiết, hình ảnh hay trong bài.

II. Chuẩn bị

- Tranh minh hoạ SGK.

 

doc50 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1040 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 30 Trường TH Cao Bá Quát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ể trường hợp đặc biệt) 2 con trở lên. C. Củng cố – dặn dò. + Giáo dục bảo vệ môi trường:Em phải làm gì để bảo vệ các loài thú? - Nhận xét tiết học. - Khen ngợi những HS tích cực tham gia xây dựng bài. - Về nhà học thuộc mục bạn cần biết và chuẩn bị bài : Sự nuôi và dạy con của một số loài thú. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………… ….................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Lịch sử (tiết 30) XÂY DỰNG NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN HÒA BÌNH I. Mục tiêu Sau bài học HS nêu được: - Việc xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng đất nước sau ngày giải phóng. - Nhà máy Thủy điện Hòa Bình là một trong những thành tựu nổi bật của công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta sau năm 1975. II. Chuẩn bị - Các hình minh họa SGK. - Bản đồ hành chính Việt Nam. - Tranh ảnh thông tin về Nhà máy Thủy điện Hòa Bình. - Phiếu học tập của HS. III. Các hoạt động dạy học A. Khởi động + Hãy thuật lại sự kiện lịch sử diễn ra vào ngày 25-4-1976 ở nước ta? + Quốc hội khóa VI đã có những quyết định trọng đại gì ? - GV nhận xét ghi điểm. B. Dạy bài mới 1. Hoạt động 1: Yêu cầu cần thiết xây dựng nhà máy Thủy điện Hòa Bình. Mục tiêu: HS biết được hoàn cảnh ra đời của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình CTH: HS làm việc theo nhóm 2 câu hỏi: + Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam sau khi thống nhất đất nước là gì? Đại diện một số nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung. Đàm thoại: + Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình được xây dựng vào năm nào? Ở đâu? + Hãy chỉ vị trí nhà máy thuỷ điện Hoà Bình trên bản đồ. + Ai là những người cộng tác với chúng ta xây dựng nhà máy này? - GV kết luận: Điện giữ vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất và đời sống của nhân dân. Chính vì thế sau khi hoàn thành thống nhất đất nước, Đảng và nhà nước quyết định xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình. 2. Hoạt động 2: Tinh thần lao động khẩn trương, dũng cảm trên công trường xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình. Mục tiêu: HS biết tinh thần lao động của những công nhân và chuyên gia trên công trường CTH: - Giáo viên chia lớp thành các nhóm 6 thảo luận : + Hãy cho biết trên công trường xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình công nhân Việt Nam và các chuyên gia Liên Xô đã làm việc như thế nào? - Đại diện các nhóm trình bày – Nhận xét, bổ sung - GV nhận xét kết quả làm việc của HS. - GV yêu cầu HS quan sát hình 1 và hỏi: Em có nhận xét gì về hình 1? - GV chốt lại ý chính: Suốt ngày đêm có 35000 người và hàng ngàn xe cơ giới làm việc hối hả trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn cho ta thấy tinh thần thi đua lao động, sự hy sinh quên mình của những người công nhân xây dựng 3. Hoạt động 3: Đóng góp lớn lao của Nhà máy Thủy điện Hòa Bình vào sự nghiệp xây dựng đất nước. Mục tiêu: HS biết được những đóng góp của nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình CTH: - GV tổ chức cho HS cả lớp cùng trao đổi để tìm hiểu các vấn đề sau: + Việc làm hồ, đắp đập, ngăn nước sông Đà để xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình tác động thế nào với việc chống lũ lụt hằng năm của nhân dân ta? + Điện của Nhà máy Thủy điện Hòa Bình đã đóng góp vào sản xuất và đời sống của nhân dân như thế nào? - GV kết luận. - HS đọc ghi nhớ SGK C. Củng cố – dặn dò + Kể tên các Nhà máy Thủy điện hiện có ở nước ta? - Liên hệ nhà máy thủy điện Trị An. - Nhận xét tiết học. - Về nhà học bài và chuẩn bị bài Ôn tập. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………. ….............................................................................................................................................................................................................................................................................................. Địa lí (tiết 30) CÁC ĐẠI DƯƠNG TRÊN THẾ GIỚI I. Mục tiêu Học xong bài này, HS : - Nhớ tên và xác định được vị trí 4 đại dương trên bản đồ thế giới và Quả địa cầu. - Mô tả được một số đặc điểm của các đại dương (vị trí địa lí, diện tích). - Biết phân tích bảng số liệu và bản đồ để tìm một số đặc điểm nổi bật của các đại dương. II. Chuẩn bị - Bản đồ các nước trên thế giới. III. Các hoạt động dạy học A. Khởi động + Tìm trên bản đồ thế giới vị trí châu Đại Dương và châu Nam Cực. + Em biết gì về châu Đại Dương? + Nêu những đặc điểm nổi bật của châu Nam Cực. - Nhận xét, ghi điểm. B. Dạy bài mới 1. Hoạt động 1: Vị trí của các đại dương Mục tiêu: Nhớ tên và xác định được vị trí 4 đại dương trên bản đồ thế giới và Quả địa cầu. CTH: - GV quan sát H1/130 và hoàn thành bảng thống kê về vị trí, giới hạn các đại dương Tên đại dương Vị trí (nằm ở bán cầu nào?) Tiếp giáp với châu lục, đại dương Thái Bình Dương Đại Tây Dương Ấn Độ Dương Bắc Băng Dương - HS trình bày, nhận xét. - GV kết luận. 2. Hoạt động 2: Một số đặc điểm của đại dương Mục tiêu: HS biết được một số đặc điểm của các đại dương (vị trí địa lí, diện tích). CTH: - HS đọc bảng số liệu SGK/131 và trả lời câu hỏi : + Xếp các đại dương theo thứ tự từ bé đến lớn. + Cho biết độ sâu lớn nhất thuộc về đại dương nào ? - HS trình bày, nhận xét. - GV nhận xét – kết luận: Trên bề mặt trái đất có 4 đại dương, trong đó Thái Bình Dương là đại dương có diện tích lớn nhất và cũng là đại dương có độ sâu trung bình lớn nhất. C. Củng cố – dặn dò. - GV tổng kết – nhận xét. - Về học bài và xem trước bài ôn tập cuối năm. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………………………………………………………… ….............................................................................................................................................................................................................................................................................................. Khoa học (tiết 60) SỰ NUÔI VÀ DẠY CON CỦA MỘT SỐ LOÀI THÚ I. Mục tiêu Giúp HS: - Hiểu được sự sinh sản, nuôi con của hổ và hươu. - GDBVMT:Yêu quý và bảo vệ các loài động vật. II. Chuẩn bị - Thông tin và hình trang 122, 123 SGK. - Tranh ảnh về cảnh hổ, hươu nuôi dạy con . III. Các hoạt động dạy học A. Khởi động + Thú sinh sản như thế nào? + Thú nuôi con như thế nào? + Sự sinh sản của thú khác sự sinh sản của chim ở điểm nào? - GV nhận xét ghi điểm. B. Dạy bài mới. 1. Hoạt động 1: Sự nuôi dạy con của hổ Mục tiêu: Hiểu được sự sinh sản, nuôi con của hổ. CTH: - GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm, mỗi nhóm 4 HS. - Yêu cầu HS quan sát hình minh họa, đọc thông tin trang 122 và trả lời các câu hỏi SGK. Hổ thường sinh sản vào mùa nào? Hổ mẹ đẻ mỗi lứa bao nhiêu con? Vì sao hổ mẹ không rời hổ con suốt tuần đầu sau khi sinh? Khi nào hổ mẹ dạy hổ con săn mồi? Khi nào hổ con có thể sống độc lập? Hình 1a chụp cảnh gì? Hình 2a chụp cảnh gì? - Nhận xét kết quả làm việc trong nhóm. - Gv cho HS xem cảnh hổ dạy con săn mồi. => GV kết luận: Khi hổ con được hai tháng tuổi hổ mẹ bắt đầu dạy chúng săn mồi . Thời gian đầu, hổ con chỉ đi theo và từ nơi ẩn nấp theo dõi cách săn mồi của hổ mẹ. Sau đó chúng săn mồi cùng hổ mẹvà cuối cùng nó tự săn mồi dưới sự theo dõi của bố mẹ. Khi đã tự săn mồi hổ con có thể sống độc lập. 2. Hoạt động 2: Sự nuôi dạy con của hươu Mục tiêu: Hiểu được sự sinh sản, nuôi con của hươu. CTH: - GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm, mỗi nhóm 4 HS. - Yêu cầu HS quan sát hình minh họa, đọc thông tin trang 123 và TLCH SGK. + Hươu ăn gì để sống? + Hươu sống theo bầy đàn hay theo cặp? + Hươu đẻ mỗi lứa mấy con? + Hươu con mới sinh ra đã biết làm gì? + Tại sao mới khoảng 20 ngày tuổi, hươu mẹ đã dạy con chạy? + Hình 2 chụp ảnh gì? - Nhận xét kết quả làm việc trong nhóm. - GV cho HS xem ảnh hươu con đang chạy cùng đàn. - GV kết luận: Hươu, nai dạy con tập chạy để trốn kẻ thù. 3. Hoạt động 3: Trò chơi thú săn mồi và con mồi Mục tiêu: Khắc sâu cho HS kiến thức về tập tính dạy con của 1 số loài thú. CTH: - GV hướng dẫn cách chơi dựa vào hoạt động 1 và 2 phần tìm hiểu về cách dạy con săn mồi và dạy con tập chạy - Tổ chức cho HS chơi thử - HS chơi thật. - Bình chọn đôi bạn đóng vai đạt nhất. - Nhận xét chung về trò chơi. C. Củng cố – dặn dò. - GDBVMT: Em làm gì để bảo vệ các loài động vật? - Nhận xét tiết học. - Khen ngợi những HS tích cực tham gia xây dựng bài. - Về nhà học thuộc mục bạn cần biết và chuẩn bị bài : Ôn tập : Thực vật và động vật. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………. …..............................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doc30.doc
Giáo án liên quan