Giáo án Lớp 5 Tuần 3 - Trường TH Trần Quốc Toản

Tiết 1: Toán:

LUYỆN TẬP

 I.Mục tiêu: -Biết cộng ,trừ,nhân chia hỗn số và biết so sánh các hỗn số.Chú ý làm bài 1( 2 ý đầu),Bài 2(a,d),Bài 3

II.Chuẩn bị :Bảng con.

III.Lên lớp:

1. Bài cũ:kiểm tra HS làm bài tập 3 (chuyển hỗn số thành PS rồi thực hiện phép tính)

2. Bài mới:HD HS luyện tập :

3. Bài 1:Chuyển các hỗn số sau thành PS:

 

doc25 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 510 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 3 - Trường TH Trần Quốc Toản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghi nhớ trong tiết TLV Cấu tạo của bài văn tả cảnh - Nhắc lại cấu tạo của bài Nắng trưa - Giới thiệu bài GV nêu MĐ, YC của tiết học Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh làm Bài tập. Bài tập 1 - Một HS đọc nội dung BT 1. - HS cả lớp đọc thầm lại đoạn văn Buổi sớm trên cánh đồng, trao đổi cùng bạn bên cạnh để trả lời lần lượt các câu hỏi (không cần viết lại) - Một số HS tiếp nối nhau thi trình bày ý kiến (các em nhìn vào đoạn văn Buổi sớm trên cánh đồng để phát biểu). Cả lớp và GV nhận xét. - GV nhấn mạnh nghệ thuật quan sát và chọn lọc chi tiết tả cảnh của tác giả bài văn. Câu trả lời: a) Tác giả tả những sự vật gì trong buổi sớm mùa thu? b) Tác giả quan sát sự vật bằng những giác quan nào? c) Tìm một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả? Tả cánh đồng buổi sớm: vòm trời; những giọt mưa; những sợi cỏ; những gánh rau; những bó huệ của người bán hàng; bầy sáo liệng trên cánh đồng lúa đang kết dòng; mặt trời mọc. - Bằng cảm giác của làn da (xúc giác): thấy sớm đầu thu mát lạnh; một vài giọt mưa loáng thoáng rơi trên khăn và tóc; những sợi cỏ ướt đẫm nước làm ướt lạnh bạn chân. - Bằng mắt (thị giác): thấy mây xám đục, vòm trời xanh vòi vọi; vài giọt mưa loáng thoáng rơi; người gánh rau và những bó huệ trắng muốt; bầy sáo liệng chấp chới trên cánh đồng lúa đang kết dòng; mặt trời mọc trên những ngọn cây xanh tươi. HS có thể thích một chi tiết bất kì (VD: giữa những đám mây xám đục, vòm trời hiện ra như những khoảng vực xanh vòi vọi; một vài giọt mưa loáng thoáng rơi) Nếu các em nói được lý do vì sao mình thích chi tiết đó thì càng đáng khen Bài tập 2 - Một HS đọc yêu cầu của BT. - GV (và HS ) giới thiệu một vài tranh, ảnh minh hoạ cảnh vườn cây, công viên, đường phố, nương rẫy(GV và HS sưu tầm - nếu có). - GV kiểm tra kết quả quan sát, mỗi HS tự lập dàn ý (vàoVBT) cho bài văn tả cảnh một buổi trong ngày. GV phát riêng giấy khổ to và bút dạ cho 2 - 3 HS khá, giỏi. - Một số HS (dựa vào dàn ý đã viết) tiếp nối nhau trình bày. Cả lớp và GV nhận xét, đánh giá cao những HS có khả năng quan sát tinh tế, phát hiện được nét độc đáo của cảnh vật; biết trình bày theo một dàn ý hợp lí những gì mình đã quan sát được một cách rõ ràng, gây ấn tượng. GV chấm điểm những dàn ý tốt. - GV chốt lại bằng cách mời 1 HS làm bài tốt nhất trên giấy khổ to dán bài lên bảng lớp, trình bày kết quả để cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, xem như là một mẫu để HS cả lớp tham khảo. - Sau khi nghe các bạn trình bày và đóng góp ý kiến, mỗi HS tự sửa lại dàn ý của mình. VD về dàn ý sơ lược tả một buổi sáng trong một công viên Mở bài: giới thiệu bao quát cảnh yên tĩnh của công viên vào buổi sớm. Thân bài (tả các bộ phận của cảnh vật); - Cây cối, chim chóc, những con đường.. - Mặt hồ. - Người tập thể dục, thể thao. Kết bài: Em rất thích đến công viên vào những buổi sớm mai. Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò ( 2 phút ) - GV nhận xét tiết học - yêu cầu HS về nhà tiếp tục hoàn chỉnh dàn ý đã viết, viết lại vào vở; chuẩn bị cho tiết TLV tới (viết một đoạn văn tả cảnh một buổi trong ngày) .......................................................... Tiết 4: Địa lý KHÍ HẬU I.Mục tiêu : - Nêu được đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta. - Chỉ được trên bản đồ (lược đồ) ranh giới giữa hai miền khí hậu Bắc và Nam. - Biết sự khác nhau giữa hai miền khí hậu Bắc và Nam - Nhận biết được ảnh hưởng của khí hậu tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta. -Nhận xét được bảng số liệu khí hậu ở mức đọ đơn giản. II. Đồ dùng dạy học - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam - Bản đồ khí hậu Việt Nam hoặc hình 1 trong SGK (phóng to) - Quả Địa cầu III. Các hoạt động dạy - học 1. Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa * Hoạt động 1 (làm việc theo nhóm) Bước 1: HS trong nhóm quan sát quả Địa cầu, hình 1 và đọc nội dung SGK, rồi thuận lợi nhóm theo các gợi ý sau: + Chỉ vị trí của Việt Nam trên quả Địa cầu và cho biết nước ta nằm ở đới khí hậu nào ?, ở đới khí hậu đó, nước ta có khí hậu nóng hay lạnh ? + Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta. + Hoàn thành bảng sau: Thời gian Gió mùa thổi Hướng gió chính Tháng 1 Tháng 7 (Lưu ý: Tháng 1: đại diện cho mùa gió đông bắc. Tháng 7: đại diện cho mùa gió tây nam hoặc đông nam) Bước 2: - Đại diện các những HS trả lời câu hỏi: - HS khác bổ sung. - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời: - GV gọi một số HS lên bảng chỉ hướng gió tháng 1 và hướng gió tháng 7 trên bản đồ khí hậu Việt Nam hoặc hình 1 (phóng to) Bước 3: (Đối với HS khá, giỏi) Sau khi các nhóm trình bày kết quả, GV cùng HS thuận lợi, điền chữ và mũi tên để được sơ đồ sau trên bảng (có thể chuẩn bị 6 tấm bìa ghi sẵn nội dung để gắn trên bảng): Vị trí Nhiệt đới Nóng - Gần biển - Trong vùng có gió mùa - Mưa nhiều - Gió mưa thay đổi theo mùa Khí hậu nhiệt đới gió mùa Kết luận: Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa: nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa. 2. Khí hậu giữa các miền có sự khác nhau * Hoạt động 2 (làm việc theo cặp) Bước 1: - GV gọi 1 - 2 HS lên bảng chỉ dãy núi Bạch Mã trên Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. - GV giới thiệu dãy nũi Bạch Mã là ranh giới khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam. - GV yêu cầu HS làm việc theo từng cặp với gợi ý sau: Dựa vào bảng số liệu và đọc SGK, hãy tìm sự khác nhau giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam. Cụ thể: + Về sự chênh lệnh nhiệt độ giữa tháng 1 và tháng 7; + Về các mùa khí hậu + Chỉ trên hình 1, miền khí hậu có mùa đông lạnh và miền khí hậu nóng quanh năm. Bước 2: - HS trình bày kết quả làm việc trước lớp. - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời: Kết luận: khí hậu nước ta có sự khác nhau giữa miền Bắc và miền Nam. Miền Bắc có mùa đông lạnh, mưa phùn; miền Nam nóng quanh năm với mùa mưa và mùa khô rõ rệt. 3. Ảnh hưởng của khí hậu. * Hoạt động 3 (làm việc cả lớp) - GV yêu cầu HS nêu ảnh hưởng của khí hậu tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta. - HS nêu: + khí hậu nước ta thuận lợi cho cây cối phát triển, xanh tốt quanh năm. + khí hậu nước ta gây ra một số khó khăn, cụ thể là: có năm mưa lớn gây lũ lụt, có năm ít mưa gây hạn hán, báo có sức tàn phá lớn GV cho HS trưng bày tranh ảnh về một số hậu quả do bão hoặc hạn hạn gây ra ở địa phương (nếu có) ........................................................... Buổi chiều:Tiết 1: Luyện tập làm văn: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH I.Mục tiêu: -Biết quan sát và lựa chọn từ ngữ để viết được một đoạn văn tả cảnh theo yêu cầu cho trước. -Biết yêu thiên nhiên,có ý thức bảo vệ thiên nhiên. II.Chuẩn bị:Bảng phụ ghi đề bài. III.Lên lớp: 1.Kiểm tra bài cũ:HS nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh. 2. Bài mới: a. Giới thiệu đề bài:T đa bảng phụ ghi sẵn đề bài,y/c HS đọc lại:Chọn 1 trong 3 đề bài sau: Đề 1:Hãy viết 1 đoạn văn tả mưa xuân. Đề 2: Sau bao ngày nắng gắt,cây cối khô héo xác xơ.Vạn vật đều thấy lả đi vì nóng nực.Thế rồi cơn mưa củng đến.Cây cối hả hê,vạn vật như được thêm sức sống. Hãy viết 1 đoạn tả cơn mưa đó. Đề 3:Sau những ngày đông giá rét,sáng nay nắng bừng len ấm áp.Các cành cây lấm chấm chồi non.Hãy tả lại cảnh đạp của quê em trong buổi sáng đầu xuân ấy. b.HD HS tìm hiểu đề(đối tượng miêu tả) và làm bài: -T y/c HS tưởng tượng lại những cảnh được nêu ở trong các đề bài,chọn thứ tự miêu tả thích hợp(thời gian hoặc không gian.),chọn chọn những chi tiết nổi bật, chọn từ ngữ miêu tả thích hợp, xây dựng dàn ý rồi viết thành đoạn văn.Chú ý câu đầu đoạn thường nêu ý chính của toàn đoạn. HS làm bài vào vở, sau đó trình bày trước lớp.T cùng cả lớp nhận xét và sữa chữa, chấm điểm 1 số em. 3. Củng cố dặn dò: T nhận xét giờ học.Dặn về nhà hoàn chỉnh đoạn văn,chuẩn bị cho giờ luyện tập tiếp theo. ........................................................... Tiết 2: Luyện toán: LUYỆN GIẢI TOÁN I.Mục tiêu.Giúp HS tiếp tục ôn tập củng cố cách giải toán liên quan đến tỉ số ở lớp 4(tìm 2 số khi biết tổng( hiệu)và tỉ số của 2 số -Rèn kỉ năng giải toán và trình bày bài giải. II. Chuẩn bị:Vở bài tập. III.Lên lớp: Kiểm tra:T kiểm tra vở BT của HS. HD làm bài tập Bài 1:a. Tổng 2 số là 100.Tỉ số của 2 số là .Tìm 2 số đó. HD HSvẽ sơ đồ tóm tắt bài toán và giải. ĐA:Số bé:30;số lớn:70.. b.Hiệu 2 số là 55,tỉ số của 2 số là. Tìm 2 số đó. Làm tương tự. Đáp số: Số bé:44; số lớn:99. Bài 2:Một thúng đựng trứng gà và trứng vịt có tất cả là116 quả.số trứng gà bằng số trứng vịt.Hỏi có bao nhiêu trứng gà, bao nhiêu trứng vịt? HS tự tóm tắt bài toán và giải vào vở.1 em trình bày trên bảng. T cùng cả lớp nhận xét,chữa bài.. Đáp án:29.trứng gà,87 trứng vịt. Bài 3:Vườn hoa của nhà trường là hình chữ nhật có chu vi 160 m và chiều rộng bằng chiều dài. a.Tìm chiều dài,chiều rộng của vườn hoa đó. b.Người ta để diện tích vườn hoa để làm lối đi.Hỏi diện tích lối đi bằng bao nhiêu mét vuông? HS tự làm BT a.GV lưu ý tổng 2 số bằng 1/2 chu vi.ĐA:Rộng:32m,dài:48m GV HD làm BT b.ĐA:69m2. 3.Củng cố dặn dò: Dặn về nhà xem lại cách giải bài toán tìm 2 số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của 2 số ...................................................... Tiết 3: Sinh hoạt: LỚP I.Mục tiêu: -HS biết được những việc làm được và chưa làm được của mình,của bạn trong tuần qua. -Biết được phương hướng của tuần tới. -Có ý thức xây dựng lớp,đoàn kết với bạn bè, II.Chuẩn bị:Ghi chép của cán sự lớp trong tuần. III.Lên lớp: 1.Lớp trưởng đánh giá hoạt động của cả lớp trong tuần(ưu điểm và tồn tại) 2.ý kiến phản hồi của HS trong lớp 3.ý kiến của GV: *Ưu điểm trong tuần: +Đi học chuyên cần,đúng giờ,Làm tốt công tác trực nhật.Phong trào học tập khá sôi nổi. +Vệ sinh cá nhân của một số em rất tốt. +Trong lớp đã biết đoàn kết giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ:Thuỳ Linh,Huyền,Trang.... *Tồn tại: +Thu nộp còn chậm. +Một số em vệ sinh cá nhân chưa tốt:nam còn để tóc dài như:Quân,Nghĩa ,Hiếu -Công tác tuần tới: +Đẩy mạnh công tác thu nộp. +Khắc phục những nhược điểm trong tuần. +Trang trí lớp học. +Tăng cường việc học ở nhà. +Tiếp tục làm tốt công tác vệ sinh trực nhật. 4.Tổng kết:Hát tập thể. .............................................................

File đính kèm:

  • docGiao an 5 Tuan 3 CKT.doc
Giáo án liên quan