1- Đọc lưu loát,thể hiện được tình cảm của bạn nhỏ bộc lộ trong bức thư.
2- Nhận biết được bố cục cơ bản của một bức thư,tác dụng của từng phần trong bức thư.
3- Hiểu ND: Tình cảm của bạn nhỏ trong bức thư: thương bạn,chia sẻ đau buồn cùng bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Tranh minh hoạ SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
116 trang |
Chia sẻ: vjt.coi9x | Lượt xem: 992 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 - Tuần 3 - Phan Huy Nghĩa - Trường tiểu học số 2 Đức Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đổi về những cái hay,cái đáng học tập ở đoạn,ở lá thư đã đọc.
HĐ 5
Củng cố, dặn dò
(2’)
GV nhận xét tiết học.
Biểu dương những HS đạt điểm cao.
Yêu cầu những HS viết thư chưa đạt về nhà viết lại để kết quả tốt hơn.
Thø 6 ngµy 25 th¸ng 9 n¨m 2009
TẬP LÀM VĂN
Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện
I. mơc tiªu
1- Dựa vào 6 tranh minh họa truyện Ba lưỡi rìu và lời dẫn giải dưới tranh. HS nắm được cốt truyện Ba lưỡi rìu, phát triển ý dưới mỗi tranh thành một đoạn văn kể chuyện.
2- Hiểu nội dung, ý nghĩa truyện Ba lưỡi rìu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- 6 tranh minh họa trong SGK phóng to, có lời dưới mỗi tranh.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ + ND
Hoạt động của giáo viên (GV)
Hoạt động của HS
HĐ 1
KTBC
4’-5’
Kiểm tra 2 HS.
HS 1: Em hãy đọc lại nội dung ghi nhớ trong tiết TLV. Đoạn văn trong bài văn kể chuyện (Tuần 5)
HS 2: Viết thêm phần thân đoạn để hoàn chỉnh đoạn 6 (phần luyện tập trong tiết TLV tuần 5).
GV nhận xét + cho điểm.
Phần ghi nhớ:
1-Một câu chuyện có thể gồm nhiều sự việc. Mỗi sự việc được kể thành một đoạn văn.
2-Khi viết hết một đoạn văn cần chấm xuống dòng.
HĐ 2
Giới thiệu
bài
(1’)
Các em đã được biết thế nào là đoạn văn kể chuyện qua tiết TLV ở tuần 5. Trong tiết TLV hôm nay, các em sẽ được luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện dựa trên các tranh và lời dẫn giải dưới tranh.
HĐ 3
Làm BT1
Khoảng
12’-13’
Cho HS đọc yêu cầu của BT1.
GV treo 6 bức tranh lên bảng. Nếu không có tranh phóng to,GV hướng dẫn HS quan sát tranh trong SGK.
GV giao việc: Các em đã quan sát tranh và đọc lời dẫn giải dưới từng tranh. Nhiệm vụ của các em là dựa vào tranh, kể lại cốt truyện Ba lưỡi rìu.
H: Truyện có mấy nhân vật? Đó là nhân vật nào?
H: Nội dung truyện nói về điều gì?
GV chốt lại: Câu chuyện nói về chàng trai tiều phu được ông tiên thử tính thật thà, trung thực.
Cho HS đọc lại lời dẫn giải dưới tranh.
Cho HS thi kể.
GV nhận xét.
-1 HS đọc yêu cầu BT1, lớp lắng nghe.
-HS quan sát tranh + đọc lời dẫn giải dưới tranh.
-Truyện có 2 nhân vật. Đó là tiều phu và cụ già (ông tiên biến thành).
-HS phát biểu tự do.
-6 em đọc nối tiếp.Mỗi em đọc 1 lời dẫn giải dưới mỗi tranh.
-2 HS lên thi kể lại cốt truyện.
-Lớp nhận xét.
HĐ 4
Làm BT2
Cho HS đọc yêu cầu của BT2 + đọc gợi ý.
GV giao việc: Nhiệm vụ của các em là phải dựa vào ý nêu dưới mỗi tranh để phát triển thành một đoạn văn kể chuyện. Muốn vậy các em phải quan sát kĩ từng tranh, hình dung nhân vật trong tranh đang làm gì, nói gì, ngoại hình của nhân vật như thế nào, chiếc rìu trong tranh là rìu sắt, rìu vàng hay rìu bạc.
Cho HS làm bài.
Cho HS làm mẫu ở tranh 1.
GV : Các em hãy quan sát kĩ tranh 1 + đọc lời gợi ý dưới tranh, trả lời các câu hỏi gợi ý a, b.
Cho HS trình bày.
GV nhận xét + chốt lại.
* Nhân vật đang làm gì? Chàng tiều phu đang đốn củi thì lưỡi rìu bị văng xuống sông.
* Nhân vật nói gì? Chàng tiều phu buồn bã nói: “Cả nhà ta chỉ trông vào lưỡi rìu này. Nay mất rìu thì sống thế nào đây!”
* Ngoại hình nhân vật: Chàng tiều phu nghèo, ở trần, quấn khăn mỏ rìu.
* Lưỡi ríu sắt
Cho cả lớp tiến hành làm ở các tranh còn lại.
Cho HS trình bày các tranh 2, 3, 4, 5, 6.
Cho HS thi kể từng đoạn, cả câu chuyện.
GV nhận xét + chốt lại những đoạn đúng, hay + khen những HS kể hay.
-1 HS đọc, lớp đọc thầm theo.
-HS quan sát tranh 1 + đọc gợi ý.
-HS phát biểu ý kiến.
-Lớp nhận xét.
-HS phát triển ý ở mỗi tranh thành một đoạn văn kể chuyện.
-Mỗi em trình bày đoạn văn đã phát triển theo gợi ý ở mỗi tranh.
-HS thi kể.
-Lớp nhận xét.
HĐ 5
Củng cố, dặn dò (2’)
GV nhận xét tiết học.
Khuyến khích HS về nhà viết lại câu chuyện đã kể ở lớp.
To¸n PHÉP TRỪ
I.Mục tiêu Giúp HS:
-Củng cố kĩ năng thực hiện tính trừ có nhớ và không nhớ với các số tự nhiên có bốn, năm, sáu chữ số.
-Củng cố kĩ năng giải toán có lời văn bằng một phép tính trừ.
III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
2.KTBC:
-GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 29, đồng thời kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác.
-GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới :
a.Giới thiệu bài:
-Ghi tựa: Phép trừ.
b.Củng cố kĩ năng làm tính trừ:
-GV viết lên bảng hai phép tính trừ 865279 – 450237 và 647253 – 285749, sau đó yêu cầu HS đặt tính rồi tính.
-GV yêu cầu HS cả lớp nhận xét bài làm của hai bạn trên bảng cả về cách đặt tính và kết quả tính.
-GV hỏi HS vừa lên bảng: Em hãy nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính của mình ?
-GV nhận xét sau đó yêu cầu HS khác trả lời câu hỏi: Vậy khi thực hiện phép trừ các số tự nhiên ta đặt tính như thế nào ? Thực hiện phép tính theo thứ tự nào ?
c.Hướng dẫn luyện tập :
Bài 1
-GV yêu cầu HS tự đặt tính và thực hiện phép tính, sau đó chữa bài. Khi chữa bài; GV yêu cầu HS nêu cách đặt tính và thực hiện tính của một số phép tính trong bài.
987864 969696 839084 628450
- - - -
783251 656565 246937 35813
204613 313131 592147 592637
-GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2(dßng 1)
-GV yêu cầu HS tự làm bài vào VBT, sau đó gọi 1 HS đọc kết quả làm bài trước lớp.
-GV theo dõi, giúp đỡ những HS kém trong lớp
Bài 3
-GV gọi 1 HS đọc đề bài.
-GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ trong SGK và nêu cách tìm quãng đường xe lửa từ Nha Trang đến Thành phố Hồ Chí Minh.
-GV yêu cầu HS làm bài.
4.Củng cố- Dặn dò:
-GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
-3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV.
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào nháp.
-HS kiểm tra bài bạn và nêu nhận xét.
-HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính:
647 253 – 285 749 (như SGK).
-Ta thực hiện đặt tính sao cho các hàng đơn vị thẳng cột với nhau. Thực hiện phép tính theo thứ tự từ phải sang trái.
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính: 987 684 + 783 251 (trừ không nhớ) và phép tính 839 084 – 246 937 (trừ có nhớ)
-Làm bài và kiểm tra bài của bạn.
-HS đọc.
-HS nêu: Quãng đường xe lửa từ Nha Trang đến Thành phố Hồ Chí Minh là hiệu quãng đường xe lửa từ Hà Nội đến Thành Phố Hồ Chí Minh và quãng đường xe lửa từ Hà Nội đến Nha Trang.
-HS đọc.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
KỂ CHUYỆN
Kể chuyện đã nghe,đã đọc
I. mơc tiªu
1- Rèn kỹ năng nói:
- Biết kể tự nhiên,bằng lời của mình một câu chuyện mình đã nghe,đã đọc nói về lòng tự trọng.
- Hiểu truyện,trao đổi được với các bạn về nội dung ý nghĩa của câu chuyện.Có ý thức rèn luyện mình để trở thành người có lòng tự trọng.
2- Rèn kỹ năng nghe: HS chăm chú nghe lời bạn kể,nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Một số truyện viết về lòng tự trọng (GV và HS sưu tầm),truyện cổ tích,ngụ ngôn,truyện danh nhân,truyện cười,truyện thiếu nhi,sách truyện đọc lớp 4.
- Bảng lớp viết đề bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ + ND
Hoạt động của giáo viên (GV)
Hoạt động của HS
HĐ 1
KTBC
Khoảng
3’-4’
Kiểm tra 1 HS: Em hãy kể một câu chuyện mà em đã nghe,đã đọc về tính trung thực.
GV nhận xét + cho điểm.
-1 HS lên bảng kể,cả lớp lắng nghe.
HĐ 2
Giới thiệu
bài
(1’)
Ở tiết kể chuyện trước,cô đã dặn dò các em về nhà chuẩn bị một câu chuyện về lòng tự trọng để hôm nay đến lớp kể cho cô và các bạn trong lớp cung nghe.Vậy ở nhà các em đã đọc truyện như thế nào?Và các em chọn truyện nào để kể.Các em sẽ lần lượt kể cho cô nghe và cả lớp nghe nhé!
HĐ 3
HDHS tìm hiểu đề bài
Khoảng
6’-7’
Phần hướng dẫn HS kể chuyện
Cho HS đọc đề bài.
GV gạch dưới những từ ngữ quan trọng trong đề bài ghi trên bảng lớp.
Đề bài: Kể một câu chuyện về lòng tự trọng mà em đã được nghe,được đọc.
Cho HS đọc các gợi ý.
Cho HS đọc lại gợi ý 2.
Cho HS giới thiệu tên câu chuyện của mình.
GV đưa bảng phụ ghi dàn ý bài kể chuyện,tiêu chí đánh giá kể chuyện lên.
-1 HS đọc đề bài.
-4 HS đọc nối tiếp 4 gợi ý.
-HS đọc lại gợi ý 2.
-HS giới thiệu rõ câu chuyện nói về lòng quyết tâm vươn lên hay câu chuyện nói về người sống bằng lao động của mình
-HS đọc lại dàn ý của bài kể chuyện.
HĐ 4
HS thực hành KC
Khoảng
18’-19’
Cho HS thực hành kể theo cặp.
Cho HS thi kể trước lớp.
GV nhận xét + khen những HS chọn được truyện đúng đề tài + kể hay.
-Từng cặp HS thực hành.
HS 1 kể cho HS 2 nghe và HS 2 kể cho HS 1 nghe câu chuyện của mình.
-Đại diện các nhóm lên thi kể.
-Lớp nhận xét.
HĐ 5
Nêu ý nghĩa của truyện
5’
Cho HS trình bày ý nghĩa câu chuyện của mình.
GV nhận xét.
-Ngoài những HS đã trình bày câu chuyện trước lớp có thể gọi một số HS khác nêu ý nghĩa câu chuyện của mình đã chọn kể.
HĐ 6
Củng cố, dặn dò
2’
GV nhận xét chung về tiết học.
Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Nhắc HS xem trước các tranh minh hoạ ở tiết kể chuyện trong tuần 7.
File đính kèm:
- giao an(7).doc