Tìm được những dấu hiệu báo cơn mưa sắp đến, những từ ngữ tả tiếng mưa và hạt mưa,
tả cây cối, con vật, bầu trời trong bài Mưa rào; từ đó nắm được cách quan sát và chọn lọc
chi tiết trong bài văn miêu tả.
- Lập được dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Thầy: Giấy khổ to
- Trò: Những ghi chép của học sinh khi quan sát cơn mưa.
3 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 943 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 Tuần 3 môn Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ngày tháng năm
Tiết: TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
IMỤC TIÊU:
- Tìm được những dấu hiệu báo cơn mưa sắp đến, những từ ngữ tả tiếng mưa và hạt mưa,
tả cây cối, con vật, bầu trời trong bài Mưa rào; từ đó nắm được cách quan sát và chọn lọc
chi tiết trong bài văn miêu tả.
- Lập được dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Thầy: Giấy khổ to
- Trò: Những ghi chép của học sinh khi quan sát cơn mưa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn đ ịnh:
- Hát
2. Bài cũ: Kiểm tra bài chuẩn bị của học sinh
- Kiểm tra bài về nhà bài 2
- Lần lượt cho học sinh đọc
Giáo viên nhận xét cho điểm
- Lớp nhận xét
3. Giới thiệu bài mới: Luyện tập tả cảnh .
4.Bài mới:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát và chọn lọc chi tiết tả cảnh về một hiện tượng thiên nhiên
- Hiểu thế nào là quan sát và chọn lọc chi tiết trong bài văn tả cảnh mưa.
-Sách giáo khoa
-Hoạt động nhóm
Bài 1:
Giáo viên nhấn mạnh
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài 1, bài "Mưa rào"
+ Những dấu hiệu nào báo hiệu cơn sắp đến ?
+ Mây: bay về, mây lớn, nặng, đặc xịt, lổm ngổm đầy trời, mây tản ra rồi sàn đều trên nền đen.
+ Gió: thổi giật, đổi mát lạnh, nhuốm hơi nước, rồi điên đảo trên cành cây.
+ Tìm những từ ngữ tả tiếng mưa và hạt mưa từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc cơn mưa ?
_Học sinh trao đổi theo nhóm đôi, viết ý vào nháp
+ Tiếng mưa: lẹt đẹt, ù lách tách, rào rào, sầm sập, đồm độp, bùng bùng, ồ ồ, xối ...
+ Hạt mưa: những giọt lăn tăn, mấy giọt tuôn rào rào, xiên xuống, lao xuống, lao vào bụi cây, giọt ngã, giọt bay.
- Tìm những từ ngữ tả cây cối, con vật và bầu trời trong và sau trận mưa ?
_ Học sinh trình bày từng phần
Trong mưa:
+ Lá đào, lá na, lá sói vẫy tay run rẫy.
+ Con gà trống ứơt lướt thướt ngật ngưỡng tìm chỗ trú. Trong nhà tối sầm, tỏa một mùi nồng ngai ngái...
Sau cơn mưa:
+ Trời rạng dần
+ Chim chào mào hót râm ran
+ Phía đông một mảng trời trong vắt
+ Mặt trời ló ra, chói lọi trên những vòm lá bưởi lấp lánh.
+ Tác giả quan sát cơn mưa bằng những giác quan nào?
Giáo viên :kết quả quan sát , bài văn rất tinh tế, cách dùng từ ngữ miêu tả chính xác, độc đáo, một cơn mưa đầu mùa rất chân thực.
+ Mắt: ® mây biến đổi, mưa rơi, đổi thay của cây cối, con vật, bầu trời, cảnh xung quanh.
+ Tai: ® tiếng gió, tiếng mưa, tiếng sấm, tiếng chim hót.
+ Cảm giác: ® sự mát lạnh của làn gió, mát lạnh nhuốm hơi nước
_ Sau mỗi phần học sinh nhận xét
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh lập dàn ý
-Biết chuyển những điều mình quan sát được về một cơn mưa thành dàn ý
- Những ghi chép của học sinh khi quan sát cơn mưa
- Hoạt động nhóm đôi
Bài 2:
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài 2 ® lớp đọc thầm
- Giáo viên kiểm tra
- Học sinh làm việc cá nhân
- Học sinh lần lượt nêu dàn ý (dán giấy lên bảng)
Giáo viên nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm
- Cả lớp theo dõi hoàn chỉnh dàn ý
5. Nhận xét - dặn dò:
- Về nhà hoàn chỉnh dàn ý tả cơn mưa
- Chuyển thành đoạn văn hoàn chỉnh trong tiết học tới
- Chuẩn bị: Luyện tập tả cảnh (tt)
Nhận xét tiết học
Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- TẬP LÀM VĂN 1.doc