Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, hỏi, cảm, khiến; biết đọc ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp tính cách nhân vật và tình huống trong đoạn kịch.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa vở kịch: Ca ngợi mẹ con dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu
cán bộ (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
- HS khá, giỏi đọc phân vai, diễn cảm vở kịch, thể hiện được tính cách nhân vật
- HS trả lời được câu hỏi 3 theo gợi ý của GV
2 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1779 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 Tuần 3 môn Tập đọc: Lòng dân (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ngày tháng năm 2011
TẬP ĐỌC
LÒNG DÂN
(tiếp theo)
I.MỤC TIÊU:
- Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, hỏi, cảm, khiến; biết đọc ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp tính cách nhân vật và tình huống trong đoạn kịch.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa vở kịch: Ca ngợi mẹ con dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu
cán bộ (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3)..
- HS khá, giỏi đọc phân vai, diễn cảm vở kịch, thể hiện được tính cách nhân vật
- HS trả lời được câu hỏi 3 theo gợi ý của GV
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bảng phụ hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm.
III. CÁC HOẠT D0ỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định:
- Hát
2. Bài cũ: Lòng dân
- Yêu cầu học sinh lần lượt đọc theo kịch bản.
- 6 em đọc phân vai
- Học sinh tự đặt câu hỏi
- Học sinh trả lời
Giáo viên cho điểm, nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới:
- Trong tiết học hôm nay, các em sẽ tìm hiểu phần tiếp của trích đoạn vở kịch “Lòng dân”.
- Học sinh lắng nghe
4. Bài mới:
* Hoạt động 1: Luyện đọc
- Học sinh đọc đúng văn bản kịch
-Sách giáo khoa
- Hoạt động lớp, cá nhân
-Mời HS khá đọc toàn bài
-Cả lớp theo dõi
- Yêu cầu học sinh nêu tính cách nhân vật, thể hiện giọng đọc.
- Học sinh đọc thầm
- Giọng cai và lính: dịu giọng khi mua chuộc, dụ dỗ, lúc hống hách, lúc ngọt ngào xin ăn.
- Giọng An: thật thà, hồn nhiên
- Lần lượt từng nhóm đọc theo cách phân vai.
- Giọng dì Năm, chú cán bộ: tự nhiên, bình tĩnh.
-GV chia đoạn cho học sinh đọc
- Học sinh chia đoạn (3 đoạn) :
Đoạn 1: Từ đầu... để tôi đi lấy
Đoạn 2: Từ “Để chị...chưa thấy”
Đoạn 3: Còn lại
- 1 học sinh đọc toàn vở kịch
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
-Hiểu được nội dung câu chuyện
-Sách giáo khoa
- Hoạt động nhóm, lớp
- Tổ chức cho học sinh thảo luận
- Tổ chức cho học sinh trao đổi nội dung vở kịch theo 3 câu hỏi trong SGK
- Nhóm trưởng nhận câu hỏi
- Giao việc cho nhóm
- Các nhóm bàn bạc, thảo luận
- Thư kí ghi phần trả lời
- Đại diện nhóm trình bày kết hợp tranh
+ An đã làm cho bọn giặc mừng hụt như thế nào?
- Khi bọn giặc hỏi An: chú cán bộ có phải tía em không, An trả lời không phải tía làm chúng hí hửng sau đó, chúng tẽn tò khi nghe em giải thích: kêu bằng ba, không kêu bằng tía.
Giáo viên chốt lại ý đúng.
+ Nêu nội dung chính của vở kịch phần 2.
- Học sinh lần lượt nêu
- Lần lượt 4 học sinh đứng lên và nêu (thi đua ® tìm ý đúng).
Giáo viên chốt: Vở kịch nói lên tấm lòng sắc son của người dân với cách mạng.
- Cả lớp nhận xét và chọn ý đúng.
* Hoạt động 3: Đọc diễn cảm
- Biết đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai
-Sách giáo khoa
- Hoạt động cá nhân, lớp
- Giáo viên đọc màn kịch.
- Học sinh ngắt nhịp, nhấn giọng
-Cho HS phân vai đọc theo nhóm
- Học sinh lần lượt đọc theo từng nhân vật và nhận xét
* Hoạt động 4: Củng cố
- Thi đua phân vai (có kèm động tác, cử chỉ, điệu bộ)
- 6 học sinh diễn kịch + điệu bộ, động tác của từng nhân vật (2 dãy)
Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
5. Nhận xét - dặn dò:
- Rèn đọc đúng nhân vật
- Chuẩn bị: “Những con sếu bằng giấy”
-Nhận xét tiết học
Rút kinh nghiệm:...................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- TẬP ĐỌC1.doc