- Tường thuật được sơ lược cuộc phản công ở kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết và một số quan
lại yêu nước tổ chức:
+ Trong nội bộ triều đình Huế có hai phái: chủ hoà và chủ chiến (đại diện là Tôn Thất Thuyết).
+ Đêm mồng 4 rạng sáng mồng 5/7/2885, phái chhủ chiến dưới sự chỉ huy của Tôn Thất Thuyết chủ
động tấn công quân Pháp ở kinh thành Huế.
+ Trước thế mạnh của giặc, nghĩa quân phải rút lui lên vùng rừng núi Quảng Trị.
+ Tại vùng căn cứ, vua Hàm Nghi ra Chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân đứng lên đánh Pháp.
- Biết tên một số người lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương: Phạm Bành-Đinh
Công Tráng (khởi nghĩa Ba Đình), Nguyễn Thiện Thuật (Bãi Sậy), Phan Đình Phùng (Hương Khê).
- Nêu tên một số đường phố, trường học, liên đội thiếu niên tiến phong,. ở địa phương mang tên những nhân vật nói trên.
2 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 856 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 Tuần 3 môn Lịch sử: Cuộc phản công ở kinh thành Huế (Tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: LỊCH SỬ
CUỘC PHẢN CÔNG Ở KINH THÀNH HUẾ
I. MỤC TIÊU:
- Tường thuật được sơ lược cuộc phản công ở kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết và một số quan
lại yêu nước tổ chức:
+ Trong nội bộ triều đình Huế có hai phái: chủ hoà và chủ chiến (đại diện là Tôn Thất Thuyết).
+ Đêm mồng 4 rạng sáng mồng 5/7/2885, phái chhủ chiến dưới sự chỉ huy của Tôn Thất Thuyết chủ
động tấn công quân Pháp ở kinh thành Huế.
+ Trước thế mạnh của giặc, nghĩa quân phải rút lui lên vùng rừng núi Quảng Trị.
+ Tại vùng căn cứ, vua Hàm Nghi ra Chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân đứng lên đánh Pháp.
- Biết tên một số người lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương: Phạm Bành-Đinh
Công Tráng (khởi nghĩa Ba Đình), Nguyễn Thiện Thuật (Bãi Sậy), Phan Đình Phùng (Hương Khê).
- Nêu tên một số đường phố, trường học, liên đội thiếu niên tiến phong,... ở địa phương mang tên những nhân vật nói trên..
HS khá, giỏi:
Phân biệt điểm khác nhau giữa phái chủ chiến và phái chủ hoà: phái chủ hoà chủ trương thương thuyết với Pháp; phái chủ chiến chủ trương cùng nhân dân tiếp tục đánh Pháp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV : - Bản đồ Hành chính Việt Nam
- Phiếu học tập .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động:
- Hát
2. Bài cũ: Nguyễn Trường Tộ mong muốn đổi mới đất nước
- Đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ là gì?
- Học sinh trả lời
- Nêu suy nghĩ của em về Nguyễn Trường Tộ?
- Học sinh trả lời
Giáo viên nhận xét bài cũ
3. Giới thiệu bài mới:
“Cuộc phản công ở kinh thành Huế”
4.Bài mới:
* Hoạt động 1: Nắm được cuộc phản công
-Cuộc phản công ở kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết
- Bản đồ Hành chính Việt Nam
- Hoạt động lớp, nhóm, cá nhân
- GV giới thiệu bối cảnh lịch sử nước ta sau khi triều Nguyễn kí với Pháp hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884) Trong quan lại, trí thức nhà Nguyễn đã phân hoá thành hai phái: phái chủ chiến và phái chủ hoà.
-Chú ý lắng nghe
+ Phân biệt điểm khác nhau về chủ trương của phái chủ chiến và phái chủ hòa trong triều đình nhà Nguyễn ?
-+Tôn Thất Thuyết đã làm gì để chuẩn bị chống Pháp?
- Phái chủ hòa chủ trương hòa với Pháp ; phái chủ chiến chủ trương chống Pháp
- Tôn Thất Thuyết cho lập căn cứ kháng chiến
- Giáo viên gọi 1, 2 nhóm báo cáo ® các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung
- Đại diện nhóm báo cáo ® Học sinh nhận xét và bổ sung
Giáo viên nhận xét + chốt lại
Tôn Thất Thuyết lập căn cứ ở miền rừng núi
* Hoạt động 2: Hiểu về phong trào cần vương
- Nắm được phong trào Cần Vương (1885 - 1896)
- Hoạt động lớp, cá nhân
- Giáo viên cho HS tường thuật lại cuộc phản công ở kinh thành Huế
- Học sinh trình bày lại cuộc phản công theo trí nhớ
- Giáo viên tổ chức học sinh trả lời các câu hỏi:
+ Cuộc phản công ở kinh thành Huế diễn ra khi nào?
- Đêm ngày 5/7/1885
+ Do ai chỉ huy?
- Tôn Thất Thuyết
+ Cuộc phản công diễn ra như thế nào?
- Học sinh trả lời
+ Vì sao cuộc phản công bị thất bại?
- Vì trang bị vũ khí của ta quá lạc hậu
Giáo viên nhận xét + chốt: Cuộc phản công ở kinh thành Huế đã diễn ra với tinh thần chiến đấu rất dũng cảm nhưng cuối cùng bị thất bại.
* Hoạt động 3: Hiểu sự thất bại của Tôn Thất Thuyết
- Giáo viên nêu câu hỏi:
+ Sau khi phản công thất bại, Tôn Thất Thuyết đã có quyết định gì?
- quyết định đưa vua hàm Nghi và đoàn tùy tùng lên vùng rừng núi Quảng Trị ( Đây là sự kiện hết sức quan trọng trong xã hội phong kiến )
- Học sinh trả lời , nhận xét , bổ sung
Giáo viên nhận xét + chốt
+ Tại căn cứ kháng chiến , Tôn Thất Thuyết đã làm gì ?
- Học sinh cần nêu được các ý sau:
+ Tại căn cứ kháng chiến, Tôn Thất Thuyết đã nhân danh vua Hàm Nghi thảo chiếu "Cần Vương", kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên giúp vua đánh Pháp.
+ Trình bày những phong trào tiêu biểu
® Rút ra ghi nhớ
® Học sinh ghi nhớ SGK
* Hoạt động 4: Củng cố
- Em nghĩ sao về những suy nghĩ và hành động của Tôn Thất Thuyết ?
- Học sinh trả lời
® Nêu ý nghĩa giáo dục
5. Nhận xét - dặn dò:
-Chuẩn bị: XH-VN cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
-Nhận xét tiết học
Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- LỊCH SỬ.doc