Giáo án Lớp 5 - Tuần 3 đến 5

Tiết 2:

TẬP ĐỌC

LÒNG DÂN (Tiết 1)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

 - Biết đọc đúng văn bản kịch: ngắt giọng,thay đổi giọng đọc phù hợp với tính cách của từng nhân vật trong tình huống kịch

- Hiểu nội dung,ý nghĩa: Ca ngợi Dì Năm dũng cảm , mưu trí lừa giặc,cứu cán bộ cách mạng (trả lời câu hỏi 1,2,3)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1.GV:- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

 - Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch.

2.HS: dụng cụ học tập.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc110 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 506 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 - Tuần 3 đến 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng Bảng đơn vị đo diện tích . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Chuẩn bị trước hình biểu diễn hình vuông có cạnh dài 1 dam, 1hm (thu nhỏ) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt dộng của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Kiểm tra bài cũ GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước. - GV nhận xét và cho điểm HS. 2. Dạy học bài mới 2.1.Giới thiệu bài - GV yêu cầu HS nêu các đơn vị đo diện tích đã học. - GV giới thiệu bài : Trong thực tế, để thuận tiện người ta phải sử dụng các đơn vị đo diện tích lớn hơn mét vuông. Bài học hôm nay chúng ta cùng học về hai đơn vị đo diện tích lớn hơn mét vuông là đề-ca-mét vuông và héc-tô-mét vuông. 2.2.Giới thiệu đơn vị đo diện tích đề-ca-mét vuông a) Hình thành biểu tượng về đề-ca-mét vuông - GV treo lên bảng hình biểu diễn của hình vuông có cạnh 1dam như SGK. - GV : Hình vuông có cạnh dài 1 dam, em hãy tính diện tích của hình vuông. - GV giới thiệu : 1 dam x 1 dam = 1 dam2, đề-ca-mét vuông chính là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1 dam. - GV giới thiệu tiếp : đề-ca-mét vuông viết tắt là dam2, đọc là đề-ca-mét vuông. b) Tìm mối quan hệ giữa đề-ca-mét vuông và mét vuông - GV hỏi : 1 dam bằng bao nhiêu mét. - GV yêu cầu : Hãy chia cạnh hình vuông 1 dam thành 10 phần bằng nhau, sau đó nối các điểm để tạo thành các hình vuông nhỏ. - GV hỏi : Mỗi hình vuông nhỏ có cạnh dài bao nhiêu mét ? + Chia cạnh hình vuông lớn có cạnh dài 1 dam thành các hình vuông nhỏ cạnh 1m thì được tất cả bao nhiêu hình vuông nhỏ ? + Mỗi hình vuông nhỏ có diện tích bao nhiêu mét vuông ? + 100 hình vuông nhỏ có diện tích là bao nhiêu mét vuông ? + Vậy 1 dam2 bằng bao nhiêu mét vuông + đề-ca-mét vuông gấp bao nhiêu lần mét vuông ? 2.3.Giới thiệu đơn vị đo diện tích héc-tô-mét vuông ? a) Hình thành biểu tượng về héc-tô-mét vuông. - GV treo lên bảng hình biểu diễn của hình vuông có cạnh dài 1hm như SGK. - GV nêu : Hình vuông có cạnh dài 1hm, em hãy tình diện tích của hình vuông. - GV giới thiệu : 1hm x 1hm = 1hm2. héc-tô-mét vuông chính là diện tích của hình vuồng có cạnh dài 1hm. - GV giới thiệu tiếp : héc-tô-mét vuông viết tắt là hm2, đọc là héc-tô-mét vuông. b) Tìm mối quan hệ giữa héc-tô-mét vuông và đề-ca-mét vuông - GV hỏi : 1hm bằng bao nhiêu đề-ca-mét? - GV yêu cầu : Hãy chia cạnh hình vuông 1hm thành 10 phần bằng nhau, sau đó nối các điểm để tạo thành các hình vuông nhỏ. - GV hỏi : Mỗi hình vuông nhỏ có cạnh dài bao nhiêu đề-ca-mét ? + Chia hình vuông lớn có cạnh dài 1hm thành các hình vuông nhỏ cạnh 1dam thì được tất cả bao nhiêu hình vuông nhỏ ? + Mỗi hình vuông nhỏ có diện tích là bao nhiêu đề-ca-mét vuông ? + 100 hình vuông nhỏ có diện tích là bao nhiêu đề-ca-mét vuông ? + Vậy 1hm2 bằng bao nhiêu đề-ca-mét vuông ? + Héc-tô-mét vuông gấp bao nhiêu lần đề-ca-mét vuông ? - GV yêu câu HS nêu lại mối quan hệ giữa đề-ca-mét vuông và mét vuông, giữa héc-tô-mét vuông và đề-ca-mét vuông. 2.4.Luyện tập – thực hành Bài 1 - GV viết các số đo diện tích lên bảng và yêu cầu HS đọc, có thể viết thêm các số đo khác. Bài 2 - GV đọc các số đo diện tích cho HS viết. Bài 3 - GV viết lên bảng các trường hợp sau : Viết số thích hợp vào chỗ chấm : 2dam2 = ...m2 3dam25m2 = ....m2 3m2 = ... dam2 - GV gọi 3 HS khá làm bài trước lớp, sau đó nêu rõ cách làm. - GV yêu cầu HS tiếp tục làm các phần còn lại của bài. - GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS. - 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét. - HS nêu : cm2 ; dm2; m2. - HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học. - HS quan sát hình. - HS tính : 1dam x 1 dam = 1dam2 - HS nghe GV giảng. - HS viết : dam2. HS đọc : đề-ca-mét vuông. - HS nêu : 1 dam = 10m. - HS thực hiện thao tác chia hình vuông cạnh 1 dam thành 100 hình vuông nhỏ cạnh 1m. - HS : Mỗi hình vuông nhỏ có cạnh dài 1m. + Được tất cả 10 x 10 = 100 (hình) + Mỗi hình vuông nhỏ có dịên tích là 1m2. + 100 hình vuông nhỏ có diện tích là 1 x 100 = 100 (cm2) + Vậy 1dam2 = 100m2 HS viết và đọc 1dam2 = 100m2 + Đề-ca-mét vuông gấp 100 lần mét vuông. - HS quan sát hình. - HS tính : 1hm x 1hm = 1hm2. - HS nghe GV giảng bài. - HS viết : hm2 HS đọc : héc-tô-mét vuông. - HS nêu : 1hm = 10dam - HS thực hiện thao tác chia hình vuông cạnh 1hm thành 100 hình vuông nhỏ cạnh 1dam. - HS : Mỗi hình vuông nhỏ có cạnh dài 1 dam. + Được tất cả 10 x 10 = 100 hình + Mỗi hình vuông nhỏ có diện tích là 1dam2. + 100 hình vuông nhỏ có diện tích là : 1 x 100 = 100 (dam2) + 1 hm2 = 100dam2 HS viết và đọc : 1hm2 = 100dam2 + Héc-tô-mét vuông gấp 100 lần đề-ca-mét vuông. - Một số HS nêu trước lớp. - HS lần lượt đọc các số đo diện tích trước lớp. - 2 HS lên bảng viết, các HS khác viết vào vở bài tập. Yêu cầu viết đúng thứ tự GV đọc. - 3 HS lên bảng làm và nêu cách làm : 2dam2 = ...m2 Ta có 1 dam2 = 100m2 Vậy 2 dam2 = 200m2 3 dam215m2 = ....m2 Ta có 3dam2 = 300m2 Vậy 3dam215m2 = 300m2 + 15m2 = 315m2 3m2 = ...dam2 Ta có 100m2 = 1dam2 1m2 = dam2 Suy ra 3m2 = dm2 - 3 HS lên bảng làm bài, các HS khác làm bài vào vở bài tập. - Theo dõi bài chữa của GV và kiểm tra lại bài của mình. - HS nêu : Bài tập yêu cầu chúng ta viết các số đo có 2 đơn vị dưới dạng số đó có 1 đơn vị là đề-ca-mét vuông. - 1 HS lên bảng làm mẫu : 5dam223m2 = 5 dam2 + dam2 = dam2 - HS cả lớp cùng chữa bài làm mẫu, sau đó tự làm các phần còn lại của bài. - HS theo dõi bài chữa của bạn và kiểm tra lại bài của mình. 3. củng cố ,dặn dò. GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dânc luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm: ....................................................... Tiết 3: LỊCH SỬ PHAN BỘI CHÂU VÀ PHONG TRÀO ĐÔNG DU I. MỤC TIÊU: - Biết Phan Bội Châu là một trong những nhà yêu nước tiêu biểu đầu thế kỉ xx ( giới thiệu đôi nét về cuộc đời , hoạt động của PBC ) + Phan Bội Châu sinh năm 1867 trong một gia đình nhà thơ nghèo thuộc tỉnh Nghệ An. PBC lớn lên khi đất nước bị thực dân Pháp đô hộ , Ông day dứt lo tìm con đường giải phóng dân tộc + Từ năm 1905 đến 1908 ông vận động thanh niên Việt Nam sang Nhât học đẻ trở về đánh Pháp cứu nước . Đây là phong trào Đông Du. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bản đồ thế giới - Tư liệu về Phan Bội Châu và phong trào Đông Du III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt dộng của giáo viên Hoạt động của học sinh A. kiểm tra bài cũ Gọi 2 HS trả lời H: Từ cuối thế kỉ XIX ở VN xuất hiện những ngành kinh tế nào? H: Những thay đổi về KT đã tạo ra những giai cấp, tầng lớp mới nào trong XH VN? - GV nhận xét ghi điểm. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: Phan bội Châu và phong trào Đông Du. 2. Nội dung bài * Hoạt động 1: Tiểu sử Phan Bội Châu - HS làm việc theo nhóm H: Em hãy nêu những nét chính về tiểu sử của Phan Bội châu? * Hoạt động 2: Sơ lược về phong trào Đông Du. - HS thảo luận nhóm, đọc SGK H: Phong trào Đông Du diễn ra khi nào?Ai là người lãnh đạo? mục đích của phong trào là gì? H: Nhân dân đã làm gì để hưởng ứng phong trào ? H: Kết quả phong trào và ý nghĩa của phong trào này là gì? GV KL: Nêu bài học - 2 HS lần lượt trả lời các câu hỏi GV đưa ra - HS nghe và nhắc lại đầu bài - HS thảo luận nhóm 4 + Phan Bội Châu sinh năm 1867. Trong một gia đình nhà nho nghèo, giàu truyền thống yêu nước thuộc huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ngay từ khi còn trẻ ông đã nhiệt tình cứu nước . năm 17 tuổi ông viết hịch " Bình tây thu bắc" . Năm 19 tuổi lập đội " Thí sinh quân" để ứng nghĩa khi kinh thành huế thất thủ nhưng sự việc không thành. Năm 1904 ông bắt đầu HĐ đấu tranh giải phóng dân tộc bằng việc khởi xướng và lập ra Hội Duy Tân, một tổ chức chống Pháp chủ trương theo cái mới, tiến bộ.... Ông mất năm 1940 tại Huế. - HS thảo luận nhóm 2 + Phong trào Đông Du được khởi xướng năm 1905 do Phan Bội Châu lãnh đạo. Mục đích của phong trào này là đào tạo những người yêu nước có kiến thức về khoa học kĩ thuật được học ở nước Nhật tiên tiến, sau đó trở về nước để họ hoạt động cứu nước. + Phong trào vận động được nhiều người sang Nhật học. Để có tiền ăn học, họ phải làm nhiều nghề kể cả việc đánh giày, rửa bát trong các quán ăn. Cuộc sống của họ kham khổ, nhà ở chật chội, thiếu thốn đủ mọi thứ. nhưng họ vẫn hăng say học tập. Nhân dân trong nước cũng nô nức đóng ngóp tiền của cho phong trào. + Phong trào phát triển làm cho TDP hết sức lo ngại , năm 1908 TDP cấu kết với Nhật chống phá phong trào. Chính phủ Nhật ra lệnh trục xuất những người yêu nước VN và Phan Bội Châu ra khỏi Nhật. phong trào Đông Du tan rã. Tuy thất bại nhưng phong trào đã tạo được nhiều nhân tài cho đất nước, đồng thời cổ vũ, khơi dậy lòng yêu nước của nhân dân ta. 3. Củng cố, dặn dò. - Nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà tìm hiểu quê hương của nguyễn Tất Thành. Rút kinh nghiệm: ....................................................... Tiết 4: THỂ DỤC (GV chuyên soạn giảng) Tiết 5: HOẠT ĐỘNG CUỐI TUẦN HOẠT ĐỘNG CUỐI TUẦN I. MỤC TIÊU: -Nhận xét ưu và nhược điểm của lớp trong tuần . -Rèn ý thức phê và tự phê. -Đề ra kế hoạch thực hiện tuần tới. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : *Tiến hành sinh hoạt : -Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt . -Các tổ trưởng nhận xét tổ mình . -Lớp phó học tập nhận xét học tập chung của lớp -Ý kiến cá nhân trong tổ. *Giáo viên nhận xét chung : *Ưu điểm : + Giờ giấc ra vào lớp tốt. + Vệ sinh trong và ngoài lớp khá sạch sẽ. + Sách vở chuẩn bị đầy đủ. *Nhược điểm : + Một số em còn lười học , chưa thuộc bài trước khi đến lớp ; 1 số em chưa chú ý trong học tập : + Chữ viết của các em quá xấu , trình bày bài chưa đẹp + Trong tuần còn tình trạng HS đi mộn *Cách khắc phục : - Thường xuyên kiểm tra vở luyện viết học sinh . Tăng cường kiểm tra bài lẫn nhau,phát hiện sai sót sửa sai kịp thời . - Thành lập đôi bạn học tập ,giúp nhau mọi lúc mọi nơi. *Sinh hoạt tập thể: Cho học sinh hát ,kể chuyện.... III. KẾ HOẠCH TUẦN TỚI : -Duy trì nề nếp ra vào lớp ,nề nếp học tập. -Kiểm tra vở luyện viết. -Thành lập đôi bạn “Học tập”. Rút kinh nghiệm: .......................................................

File đính kèm:

  • docgiao an lop 5(2).doc