I/ Mục tiêu:
- Viết tiếp được lời đối thoại để hoàn chỉnh một đoạn kịch theo gợi ý của SGK và hướng dẫn của GV;trình bày lời đối thoại của nhân từng vật phù hợp với diễn biến câu chuyện.
- GDKNS:+Thể hiện sự tự tin(đối thoại thoạt bát,tự nhiên,đúng mục đích,đúng đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp).
II/ Đồ dùng dạy học:
- Một số dụng cụ để HS đóng vai.
- Bảng phụ.
39 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1407 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 29 Trường Tiểu học Sơn Lễ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vì 0,11 = 0,110; 0,12 = 0,120 hay 0,110 < .....< 0,120 các số thỏa mãn là: 0,111; 0,112; 0,113.....
3/ Củng cố- nhận xét.(2p)
GV chốt lại bài, nhận xét tiết học.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
____________________________________________
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Thể dục
Bài 58: MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN
TRÒ CHƠI "NHẢY Ô TIẾP SỨC"
I/ Mục tiêu:
- Ôn tâng và phát cầu bằng mu bàn chân. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.
- Chơi trò chơi: "Nhảy ô tiếp sức" (Lớp 1). Yêu cầu tham gia vào trò chơi tương đối chủ động.
II/ Địa điểm, phương tiện:
1/ Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện.
2/ Phương tiện: Còi, 2 HS 1 quả cầu, kẻ sân để tổ chức trò chơi, sân lưới để đá cầu.
III/ Nôi dung và phương pháp lên lớp:
1/ Phần mở đầu: 6 - 10 phút.
- Cán sự điều khiển lớp tập trung, GV nhận lớp, phổ biến nhanh nhiệm vụ, yêu cầu bài học: 1 phút.
- Xoay các khớp cổ chân, gối, hông: 1 phút.
* Ôn các động tác tay, chân, vặn mình, toàn thân, thăng bằng và nhảy của bài thể dục phát triển chung.
* Trò chơi khởi động 1 - 2 phút.
2/ Phần cơ bản: 18 - 22 phút.
a) Môn thể thao tự chọn: 14 - 16 phút.
* Đá cầu:
- Ôn tâng cầu bằng mu bàn chân: 2 - 3 phút. Đội hình tập theo sân.
- Ôn phát cầu bằng mu bàn chân: 8 - 9 phút.
- Nêu tên động tác, làm mẫu, giải thích động tác.
- Chia tổ tập luyện.
- GV kiểm tra, sửa sai.
* Thi phát cầu bằng mu bàn chân: 3 - 4 phút.
b) Trò chơi "Nhảy ô tiếp sức": 5 - 6 phút. (Lớp 1)
- GV nêu tên trò chơi, thống nhất hình thức thưởng, phạt.
- GV cho chơi thử.
- HS chơi thật và thi đấu. Đội nào thua bị phạt.
3/ Phần kết thúc: 4 - 6 phút.
- Đứng vỗ tay và hát một bài 2. GV nhắc HS hít thở sâu.
- GV cùng HS hệ thống lại bài học. 1 - 2 phút.
- Một số động tác hồi tĩnh: 1 phút.
- GV nhận xét đánh giá và giao bài về nhà: Tập đá cầu.
____________________________________________
Tuần 29
Thứ hai, ngày 28 tháng 03 năm 2011.
Chào cờ
___________________________________________________
Tập đọc
MỘT VỤ ĐẮM TÀU
I/ Mục tiêu:
-Biết đọc diễn cảm bài văn.
-Hiểu ý nghĩa:Tình bạn đẹp của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta;đức hi sinh cao thượng của ma-ri-ô.(Trả lời được các câu hỏi ở SGK).
-GDKNS:+Giao tiếp ,ứng xử phù hợp.(Trao đổi thảo luận).
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ chủ điểm và bài đọc trong SGK.
III/ Hoạt động dạy học:
1/ GV giới thiệu chủ điểm và bài đọc:(2p)
- HS quan sát tranh minh hoạ chủ điểm và tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
2/ HDHS luyện đọc và tìm hiểu bài:(35p)
a) Luyện đọc:
- HS khá đọc bài văn.
- GV viết lên bảng các từ: Li-vơ-pun, Ma-ri-ô, Giu-li-ét-ta. GV đọc mẫu, HDHS cả lớp đọc đồng thanh.
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài.
+ Đoạn 1: Từ đầu đến về quê sống với họ hàng.
+ Đoạn 2: Từ đêm xuống đến băng cho bạn.
+ Đoạn 3: Từ cơn bão dữ dội đến quang cảnh thật hỗn loạn.
+ Đoạn 4: Từ Ma-ri-ô đến đôi mắt thẫn thờ, tuyệt vọng.
+ Đoạn 5: Phần còn lại.
- GV đọc diễn cảm bài văn.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một HS đọc lại toàn bộ bài đọc.
- Giúp HS giải nghĩa một số từ khó trong bài.
b) Tìm hiểu bài:
- HS đọc thầm theo nhóm và thảo luận câu hỏi.
- Nêu hoàn cảnh và mục đích chuyến đi của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta?(Ma-ri-ô bố mới mất, về quê sống với họ hàng. Giu-li-ét-ta: đang trên đường về nhà, gặp lại bố mẹ).
- GV: Đây là hai bạn nhỏ người I-ta-li-a, rời cảng Li-vơ-pun ở nước Anh về I-ta-li-a.
- Giu-li-ét-ta chăm sóc Ma-ri-ô như thế nào khi bạn bị thương? (Thấy Ma-ri-ô bị sóng lớn ập tới, xô cậu ngã dụi, Giu-li-ét-ta hoảng hốt chạy lại, quỳ xuống bên bạn, lau máu trên trán bạn, dịu dàng gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc băng vết thương cho bạn).
- Tai nạn bất ngờ xảy ra như thế nào? (Cơn bão dữ dội ập tới, sóng lớn phá thủng thân tàu, nước phun vào khoang, con tàu chìm dần giữa biển khơi. Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta hai tay ôm chặt cột buồm, khiếp sợ nhìn mặt biển).
- Ma-ri-ô phản ứng thế nào khi những người trên xuồng muốn nhận đứa bé nhỏ hơn là cậu? (Một ý nghĩ vụt đến - Ma-ri-ô quyết định nhường chỗ cho bạn - cậu hét to: Giu-li-ét-ta, xuống đi ! Bạn còn bố mẹ ..., nói rồi ôm ngang lưng bạn thả xuống nước).
- Quyết định nhường bạn xuống xuồng cứu nạn của Ma-i-ô nói lên điều gì về cậu? (Ma-ri-ô có tâm hồn cao thượng, nhường sự sống cho bạn, hi sinh bản thân vì bạn).
- Hãy nêu cảm nghĩ của em về hai nhân vật chính trong truyện? (Ma-ri-ô là một bạn trai rất kín đáo, giấu nỗi bất hạnh của mình không kể với bạn, cao thượng đã nhường sự sống của mình cho bạn/ Giu-li-ét-ta là một bạn gái tốt bụng, giàu tình cảm: hoảng hốt, lo lắng khi thấy bạn bị thương; ân cần, dịu dàng chăm sóc bạn; khóc nức nở khi nhìn thấy Ma-ri-ô và con tàu đang chìm dần).
- GV: Ma-ri-ô mang những nét tính cách điển hình của nam giới, Giu-li-ét-ta có những nét điển hình của phụ nữ. Là học sinh ngay từ nhỏ, các em cần có ý thức rèn luyện, để là nam - phải trở thành một nam giới mạnh mẽ, cao thượng; là nữ - phải trở thành một phụ nữ dịu dàng, nhân hậu, sẵn lòng giúp đỡ mọi người.
c) Đọc diễn cảm:
- HS luyện đọc lại 5 đoạn của bài.
- HS thi đọc diễn cảm đoạn: "Từ Chiếc xuồng cuối cùng được thả xuống đến hết" theo cách phân vai.
- GV đọc mẫu.
- HS các nhóm lần lượt đọc diễn cảm.
- GV nhận xét.
3/ Cũng cố, dặn dò:(2p)
- Một vài HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện.
- GV nhận xét tiết học.
___________________________________________________
Toán
141. ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ. (Tiếp theo)
I/ Mục tiêu:
-Biết xác định phân số;biết so sánh,sắp xếp các phân số theo thứ tự.
-HS làm được BT1;2;3;4;5a.
II/ Hoạt động dạy học:
1/ Luyện tập:(37p)
Bài tập 1: GV cho HS làm bài rồi chữa bài. Khoanh vào câu (D).
Bài tập 2: GV cho HS tự làm rồi chữa bài.
Khoanh vào câu (B) Vì số viên bi là (viên bi), đó chính là 5 viên bi đỏ.
Bài tập 3: GV cho HS tự làm rồi chữa bài. Nên cho HS giải thích.
Bài tập 4: HS tự làm bài rồi chữa bài:
- Bài c có 2 cách làm: Quy đồng hoặc so sánh từng phân số với đơn vị.
Bài tập 5: HS làm bài rồi chữa bài:
- Kết quả:
a) .
b)(Dành cho HS khá,giỏi)
(vì )
3/ Cũng cố, dặn dò.(2p)
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn luyện tập ở nhà.
Đạo đức
EM TÌM HIỂU VỀ LIÊN HỢP QUỐC (Tiết 2)
I/ Mục tiêu:
- Có hiểu biết ban đầu,đơn giản về tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này.
- Có thái độ tôn trọng các cơ quan Liên Hợp Quốc đang làm việc tại nước ta.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh, ảnh, băng hình, bài báo về hoạt động của Liên Hợp Quốc và các cơ quan Liên Hợp Quốc ở địa phương và ở Việt Nam.
- Thông tin tham khảo ở phần Phụ lục (Trang 71)
- Mi-crô không dây để chơi trò chơi Phóng viên.
III/ Hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1:(15p) Chơi trò chơi Phóng viên (Bài tập 2, SGK).
- HS đóng vai phóng viên báo Thiếu niên Tiền phong, phóng viên đài truyền hình... phỏng vấn các bạn về các vấn đề có liên quan đến tổ chức Liên Hợp Quốc. VD:
+ Liên Hợp Quốc được thành lập khi nào?
+ Trụ sở Liên Hợp Quốc đóng ở đâu?
+ Việt Nam đã trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc từ khi nào?
+ Bạn hãy kể tên một cơ quan của Liên Hợp Quốc ở Việt Nam mà bạn biết?
+ Bạn hãy kể một việc làm của Liên Hợp Quốc mang lại lợi ích cho trẻ em? + Bạn hãy kể một hoạt động của cơ quan Liên Hợp Quốc ở Việt Nam hoặc ở địa phương mà bạn biết? ...
- HS tham gia trò chơi.
- GV nhận xét.
* Hoạt động 2:(15p) Triễn lãm nhỏ.
- HD các nhóm trưng bày tranh, ảnh, bài báo, ... về Liên Hợp Quốc đã sưu tầm được.
- HS đi xem và nghe trao đổi, giới thiệu. - GV khen các nhóm sưu tầm được nhiều.
IV/ Cũng cố, dặn dò:(3p)
- Dặn ghi nhớ nội dung bài và chuẩn bị bài sau.
Luyện lịch sử
ÔN BÀI:TIẾN VÀO DINH ĐỘC LẬP
I/Mục đích,yêu cầu.
-Nhằm củng cố cho HS kiến thức của bài đã được học trong tuần 28.
II/Hoạt động dạy -học.
1/GV nêu mục đích,yêu cầu tiết học.(1p)
2/Hướng dẫn ôn tập.(33p)
-GV ra 1 số câu hỏi.
Câu 1:Em hãy cho biết chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử được bắt đầu và kết thúc vào thời gian nào?Tại sao ngày 30-4 trở thành ngàu kỉ niệm miền nam giải phóng?
Câu 2:Dựa vào nội dung đã học của bài em hãy viết một đoạn văn ngắn miêu tả hình ảnh xe tăng của quân ta tiến vào Dinh Đọc lập.
Câu 3:Khoanh vào ý trả lời đúng nhất:
Chiến thắng 30-4-1975 có ý nghĩa lịch sử:
A.Như chiến thắng Bạch Đằng,Chi Lăng,Đống Đa,Điện Biên Phủ.
B.Đập tan chính quyền Sài Gòn.
C.Giải phóng hoàn toàn miền Nam,thống nhất đất nước.
D.Tất cả các ý trên.
-HS thảo luận -Làm bài vào vở,sau đó trình bày-Cả lớp và GV nhận xét.
3/Củng cố-Dặn dò.(2p)
-GV nhận xét tiết học.
_______________________________________________________
Buổi chiều:
Luyện tiếng Việt
Luyện đọc: BÀI TUẦN 29
I/Mục đích,yêu cầu:
-Nhằm giúp HS luyện đọc tốt các bài tập đọc trong tuần29.Hiểu nội dung của các bài.
II/Hoạt động dạy-học.
1/GV nêu yêu cầu tiết luyện đọc.(3p)
2/Hướng dẫn HS luyện đọc.(30p)
-Một HS nêu tên 2 bài tập đọc trong tuần 29.
-GV tổ chức hướng dẫn HS luyện đọc từng bài.
-HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của từng bài.GV theo dõi sửa sai cho HS.
-Luyện đọc theo cặp.Một số HS thi đọc diễn cảm-Trả lời nội dung của bài.
-Cả lớp và GV nhận xét bình chọn bạn đọc diễn cảm và hiểu bài nhất.
3/Củng cố-Dặn dò.(2p)
-GV nhận xét tiết học.
___________________________________________________
Luyện toán
ÔN TẬP VỀ SỐ THẬP PHÂN
I/Mục đích,yêu cầu:
-Nhằm giúp HS biết chuyển 1 phân số về số thập phân và chuyển số thập phân về phân số thập phân.
-So sánh giá trị só thập phân.
II/Hoạt động dạy-học.
1/GV nêu mục đích,yêu cầu tiết học.(1p)
2/Hướng dẫn HS luyện tập.(33p)
-GV ra bài tập-HS làm bài tập vào vở.
Bài 1:a)Viết các số sau dưới dạng số thập phân.
= (0,3) = (2,3) = ( 3,52) = (237,51)
b)Viết các số sau dưới dạng phân số thập phân:
0,35 =() 12,54 =() = () =()
Bài 2:Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm.
7,54……5,74 16,23…..16,2300 0,26…..0,32 28,189…..28,21
-HS lên bảng chữa bài-GV thu 1 số bài chấm-Nêu nhận xét.
3/Củng cố-Dặn dò.(2p)
-GV nhận xét tiết học.
___________________________________________________
___________________________________________________
File đính kèm:
- giao an lop 5 tuan 29(1).doc