Giáo án Lớp 5 Tuần 29 Trường Tiểu Học Phú Thọ B

I. MỤC TIÊU:

Có hiểu biết ban đầu, đơn giản về tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này.

Có thái độ tôn trọng các cơ quan Liên Hợp Quốc đang làm việc tại nước ta.

Kể một số việc làm của các cơ quan Liên Hợp Quốc ở Việt Nam hoặc ở địa phương

II. CHUẨN BỊ:

- GV: SGK Đạo đức 5. Mi-crô không dây.

- HS: SGK

 

doc32 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1172 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 29 Trường Tiểu Học Phú Thọ B, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệ bản thân - Học sinh kể tên bài hát mà mình biết , có thể cho học sinh hát lại nếu học sinh thuộc. - Học sinh đọc ================================================================= Thứ sáu, ngày 04 tháng 4 năm 2014 ĐỊA LÍ: CHÂU ĐẠI DƯƠNG VÀ CHÂU NAM CỰC. Tiết : 29 I. MỤC TIÊU: Xác định được vị trí địa lí, giới hạn một số đặc điểm nổi bật của Châu Đại Dương, châu Nam cực: + Châu Đại Dương nằm ở bán cầu Nam gồm lục địa Ô-xtrây-li-a và các đảo, quần đảo ở trung tâm và tây nam Thái BÌnh Dương. +Châu Nam cực nằm ở vùng địa cực. +Đặc điểm ở Ô-xtrây-li-a: khí hậu khô hạn, thựt vật, động vật độc đáo. +Châu Nam Cực là châu lục lạnh nhất thế giới. -Sử dụng quả địa cầu để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ châu Đại Dương, Châu Nam cực. -Nêu được một số đặc điểm về dân cư, hoạt động sản xuất của châu Đại Dương: +Châu lục có số dân ít nhất trong các châu lục. +Nổi tiếng thế giới về xuất khẩu lông cừu, len, thịt bò và sữa; phát triển công nghiệp năng lượng, khai khoáng, luyện kim,… HS khá,giỏi: Nêu được sự khác biệt của tự nhiên giữa phần lục địa Ô-xtrây-li-a với các đảo, quần đảo:lục địa có khí hậu khô hạn, phần lớn diện tích là hoang mạc và xavan; phần lớn các đảo có khí hậu nóng ẩm, có rừng rậm hoặc rừng dừa bao phủ. CHUẨN BỊ: + GV: - Bản đồ tự nhiên châu Đại Dương và châu Nam Cực. Quả địa cầu. Tranh ảnh về thiên nhiên, dân cư của châu Đại Dương và châu Nam Cực. + HS: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG: TT HOẠT ĐỘNG GIAÓ VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH 1. Ổn định: (2’ 2. Bài cũ: (5’) 3.Bài mới: (28’ HĐ 1: (10’) HĐ 2: (10’) HĐ 3: (8’) 4. Củng cố: 4’ 5 - Dặn dò: 2’ “Châu Mĩ” (tt). Nhận xét, đánh giá. - “Châu Đại Dương và châu Nam Cực.”. ***Châu Đại Dương nằm ở đâu? GV giới thiệu vị trí, giới hạn châu Đại Dương trên quả địa cầu. Chú ý vị trí có đường chí tuyến đi qua lục địa Ô-xtrây-li-a, vị trí của các đảo và quần đảo chủ yếu nằm trong vùng các vĩ độ thấp. ***Thiên nhiên châu Đại Dương có gì đặc biệt? ***Dân cư và kinh tế châu Đại Dương có gì đặc biệt? ***Châu Nam Cực ở đâu? Thiên nhiên có gì đặc biệt? Học bài. Chuẩn bị: “Các Đại Dương trên thế giới”. Nhận xét tiết học. + Hát Trả lời các câu hỏi trong SGK. Học sinh dựa vào lược đồ, kênh chữ trong SGK. Trả lời câu hỏi: Châu Đại Dương gồm những phần đất nào? Làm các câu hỏi của mục a trong SGK. Học sinh trình bày kết quả, chỉ bản đồ treo tường về vị trí, giới hạn của châu Đại Dương. Học sinh dựa vào tranh ảnh, SGK, hoàn thành bảng sau: Khí hậu Thực, động vật Lục địa Ô-xtrây-li-a Các đảo và quần đảo Hs trình bày kết quả và chuẩn xác kiến thức, gồm gắn các bức tranh (nếu có) vào vị trí của chúng trên bản đồ. Học sinh dựa vào SGK, trả lời các câu hỏi: Về số dân, châu Đại Dương có gì khác các châu lục đã học? Dân cư ở lục địa Ô-xtrây-li-a và các đảo có gì khác nhau? Trình bày đặc điểm kinh tế của Ô-xtrây-li-a. Học sinh dựa vào lược đồ, SGK, tranh ảnh để trả lời các câu hỏi sau: + Các câu hỏi của mục 2 trong SGK. + Khí hậu và động vật châu Nam Cực có gì khác các châu lục khác? Học sinh trình bày kết quả, chỉ bản đồ về vị trí, giới hạn của châu Nam Cực. Đọc lại ghi nhớ. ------------------------------------------ TOÁN: ÔN TẬP VỀ ĐỘ DÀI VÀ ĐO KHỐI LƯỢNG (tt). Tiết : 145 I. MỤC TIÊU: Biết: Viết số đo độ dài và số đo khối lượng dưới dạng số thập phân. Biết mối quan hệ giữa một số đo dộ dài và đo khối lượng htông dụng. Làm Bt1,2,3(a). II. CHUẨN BỊ: + GV: Bảng đơn vị đo độ dài, thẻ từ, bảng đơn vị đo khối lượng. + HS: Bảng con, Vở bài tập toán. III. CÁC HOẠT ĐỘNG: TT HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN H. ĐỘNG HỌC SINH 1. Ổn định:(2’ 2. Bài cũ: (5’) 3.Bài mới: 28’ HĐ 1: (10’) HĐ 2: (10’) HĐ 3: (8’) 4. Củng cố: 4’ 5 - Dặn dò: 2’ - Ôn tập về số thập phân. Sửa bài. Nhận xét. - “Ôn tập về đo độ dài và khối lượng”. Ghi tựa. ***Học sinh luyện tập ôn tập. Bài 1: Nêu tên các đơn vị đo: + Độ dài. + Khối lượng. Treo bảng đơn vị đo độ dài, khối lượng. Hai đơn vị liền nhau hơn kém nhau bao nhiêu lần? Yêu cầu học sinh đọc xuôi đọc ngược thứ tự bảng đơn vị đo độ dài, khối lượng. Bài 2: Nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, khối lượng. Bài 3: Tương tự bài 2. Cho học sinh chơi trò chơi tiếp sức. Nhận xét. - *** Xếp kết quả với số. - Xem lại nội dung ôn tập. Chuẩn bị: Ôn tập về đo diện tích. Nhận xét tiết học. + Hát. - 2 học sinh sửa bài. Nhận xét. Đọc đề bài. Học sinh nêu. Nhận xét. 10 lần. Đọc đề bài. Làm bài. Nhận xét. a/ 0,5 m = 50 cm. b/. 0,075 km = 75 m c/. 0,064 kg = 64 g d/. 0,08 tấn = 80 kg ---------------------------- KHOA HỌC: SỰ SINH SẢN VÀ NUÔI CON CỦA CHIM. Tiết : 58 I. MỤC TIÊU: Biết chim là động vật đẻ trứng. II. CHUẨN BỊ: GV: - Hình vẽ trong SGK trang 110, 111. HS: - SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG: TT HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH 1.Ổn định: (2’ 2. Bài cũ: (5’) 3.Bài mới: 28’ HĐ 1: (10’) HĐ 2: (18’) 4. Củng cố: 4’ 5 - Dặn dò: 2’ - Sự sinh sản của ếch. - Giáo viên nhận xét. - Sự sinh sản và nuôi con của chim. ***Quan sát. + So sánh quả trứng hình 2a và hình 2c, quả nào có thời gian ấp lâu hơn? Gọi đại diện đặt câu hỏi. Chỉ định các bạn cặp khác trả lời. Học sinh khác có thể bổ sung. ® Giáo viên kết luận: Trứng gà đã được thự tinh tạo thành hợp tử. Được ấp, hợp tử sẽ phát triển thành phôi và bào thai. Trứng gà cần ấp trong khoảng 21 ngày sẽ nở thành gà con. ***Thảo luận. - Giáo viên kết luận: Chim non mới nở đều yếu ớt, chưa thể tự kiếm mồi được ngay. Chim bố và chim mẹ thay nhau đi kiếm mồi, cho đến khi mọc đủ lông, cánh mới có thể tự đi kiếm ăn. *** kể thêm các loài chim Xem lại bài. Chuẩn bị: “Sự sinh sản của thú”. Nhận xét tiết học. Hát Học sinh tự đặt câu hỏi, mời bạn khác trả lời. Hai bạn dựa vào câu hỏi trang 110 và 111 SGK . + So sánh tìm ra sự khác nhau giữa các quả trứng ở hình 2. + Bạn nhìn thấy bộ phận nào của con gà trong hình 2b và 2c. Hình 2a: Quả trứng chưa ấp có lòng trắng, lòng đỏ riêng biệt. Hình 2b: Quả trứng đã được ấp 10 ngày, có thể nhìn thấy mắt và chân. Hình 2 c: Quả trứng đã được 15 ngày, có thể nhín thấy phần đầu, mỏ, chân, lông gà Nhóm trưởng điều khiển quan sát hình trang 111. Bạn có nhận xét gì về những con chim non mới nở, chúng đã tự kiếm mồi được chưa? Ai nuôi chúng? Đại diện trình bày, các nhóm khác bổ sung. ------------------------------------ TẬP LÀM VĂN: TRẢ BÀI VĂN TẢ CÂY CỐI. Tiết : 58 I. MỤC TIÊU: Biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả cây cối; nhận bết và sửa được lỗi trong bài; viết lại được một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn . III. CÁC HOẠT ĐỘNG: TT HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN H. ĐỘNG HỌC SINH 1. Ổn định: 2’ 2. Bài cũ: (5’) 3.Bài mới: 28’ HĐ 1: (10’) HĐ 2: (10’) 4. Củng cố: 4’ 5 - Dặn dò: 2’ - Trong tiết trả bài Tập làm văn hôm nay, các em sẽ đọc lại bài làm của mình, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi, rút kinh nghiệm về cách làm một bài văn miêu tả cây cối. ***Nhận xét kết quả bài viết của học sinh. Giáo viên dán giấy đã viết sẵn 5 đề văn của tiết Viết bài văn tả cây cối, hướng dẫn học sinh xác định rõ yêu cầu của đề bài (nội dung + thể loại). Giáo viên nhận xét về kết quả làm bài của học sinh: * Ưu điểm chính về các mặt: + Xác định yêu cầu của đề bài (nội dung + thể loại). + Bố cục bài văn, diễn đạt, chữ viết, cách trình bày … ® Giáo viên trích đọc một số đoạn văn, bài văn hay của học sinh. * Thiếu sót, hạn chế về các mặt nói trên – nêu một vài ví dụ trong bài làm của học sinh để rút kinh nghiệm chung. * Thông báo kết quả điểm số cụ thể – theo phân loại. ***Hướng dẫn học sinh chửa bài. Giáo viên dành thời gian thích hợp cho học sinh đọc lại bài làm của mình, tự phát hiện lỗi về các mặt đã nói ở trên. Giáo viên hướng dẫn học sinh chữ lỗi trên bảng phụ (hoặc trong phiếu học). Chú ý khi viết các đoạn văn tả bộ phận của cây, nên sử dụng biện pháp so sánh hoặc nhân hoá – tránh lối so sánh, nhân hoá vô căn cứ, sáo rỗng, không bắt nguồn từ sự quan sát đối tượng trong thực tế). ***Giáo viên chọn 4, 5 đoạn văn viết lại đạt kết quả tốt, các đoạn văn trong đó có sử dụng biện pháp so sánh hoặc nhân hoá để đọc trước lớp, chấm điểm, khen ngợi sự cố gắng của học sinh. Giáo viên đọc bài đạt điểm tốt. Giáo viên nhận xét chung. Nhận xét tiết học. Yêu cầu hs về nhà đọc kĩ lại bài làm của mình, phát hiện thêm lỗi (nếu có) và tìm cách sửa, hoàn chỉnh đoạn văn đã tập viết ở lớp. Những học sinh viết bài chưa đạt yêu cầu cần viết lại cả bài để nhận đánh giá tốt hơn. Chuẩn bị: “Ôn tập về văn tả con vật”. Chú ý BT1 (Liệt kê những bài văn tả con vật đã đọc hoặc đã viết …) Hát 1 học sinh đọc yêu cầu 1 trong SGK (Chữa bài). Cả lớp đọc thầm theo. 1 học sinh đọc yêu cầu 2 (Chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn). Mỗi em tự xác định đoạn văn sẽ viết lại cho hay hơn là đoạn nào. Học sinh viết lại đoạn văn vào vở. Học sinh phát hiện cái hay. --------------------------------------- SINH HOẠT LỚP I. Mục Tiêu : Nhằm đánh giá lại kết quả hoạt động và học tập của học sinh tuần qua. Đề ra phương hướng hoạt động tuần tới. Giáo dục học sinh ý thức vệ sinh trường lớp, cá nhân sạch sẽ. Tôn trọng thầy cô và bạn bè. Rèn tính mạnh dạn trong phát biểu. II/. Chuẩn bị : III/. Nội dung: Hoạt động 1: - Giáo viên nhận xét chung tình hình của lớp trong tuần qua: (Tuyên dương học sinh thực hiện tốt và nhắc nhỡ những em thực hiện chưa tốt về: Học tập, đạo đức, phong trào, …)VD + Xếp hàng ra vào lớp; hát đầu giờ: + Việc giữ trật tự khi giáo viên chưa đến lớp: + Ăn mặc đồng phục, khăn quàng, bỏ áo vào quần: + Giữ vệ sinh, trực nhật: + Chuẩn bị bài: + Tham gia giao thông trên đường: + Tham gia phong trào: Tưới cây, vệ sinh + Việc giữ gìn sách vở: + Cách tham gia phát biểu ý kiến: + Nhắc sắp xếp để xe có thứ tự: Hoạt động 2: Phổ biến nội dung chỉ đạo nhà trường: Hướng dẫn học sinh thảo luận cách tiến hành có hiệu quả: Phân công cá nhân, tập thể phụ trách thực hiện. Hoạt động 3: Giáo dục tư tưởng, thái độ cho học sinh tham gia các phong trào. Nêu gương tốt việc tốt. IV/. Kết luận Nhắc lại công việc chính đã phân công. Văn nghệ, trò chơi,…..

File đính kèm:

  • docTUAN 29.doc
Giáo án liên quan